I/ Mục tiêu: Học sinh nhận biết được:
- Đặc điểm cấu tạo , lối sống của một số đại diện thân mềm thường gặp ở thiên nhiên nước ta như ốc sên, mực , bạch tuột. nhất là thân mềm di chuyển tích cực như mực.
- Riêng với ốc sên và mực còn cần phải hiểu biết thêm một số tập tính trong sinh sản , săn mồi và tự vệ của chúng.
II/ Chuẩn bị : Ốc sen sống, vỏ sò, tranh vẽ con mực, ốc sên đẻ trứng.
III/ Lên lớp:
1) Ổn định (1ph)
2) kiểm tra bài cũ ( 4ph):
- Trình bày hình dạng, cấu tạo và di chuyển của trai.
- Cách sinh sản và dinh dưỡng của trai như thế nào ?
3) Bài mới (35ph):
* Hoạt động I : Nhận biết đặc điểm của một số đại diện.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
* GV cho HS lần lượt nghiên cứu đặc điểm của 5 đại diện trên hình vẽ và các chú thích kèm theo. theo các gợi ý:
- Nơi sống ?
- Em hãy cho biết đặc diểm cấu tạo ?
- Em hãy cho biết các đại diện nầy di chuyển như thế nào?
* GV nhấn mạnh đặc diểm di chuyển bằng chân bụng, chân rìu, bằng chân đầu và các đặc điểm thích nghi.
- Em hãy tìm các đại diện thân mềm tương tự ở địa phương .
* Yêu cầu HS phát biểu - HS quan sát tranh kết hợp với vốn thực tiển để trả lời.
- Như ốc sên còn có : ốc sên lớn, bé hại cây ở trên cạn.
- Như trai sò có: hến trai cánh điệp, vem, hàu .
- Như ốc vặn : ốc nhồi, ốc bưu, ốc tù và.
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/07/2022 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chương 4: Ngành thân mềm - Nguyễn Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soaïn :. . . ./. . . . /...........
tiết 19. Chương 4 NGÀNH THÂN MỀM
Bài 18 TRAI SÔNG
I) Mục tiêu : Học sinh tìm hiểu:
- đặc điểm cấu tạo, cách di chuyển của trai sông- một đại diện của thân mềm.
- Hiểu được cách dinh dưỡng , cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động ít di chuyển
II) Chuẩn bị: HS chuẩn bị tìm mỗi nhóm 2 con trai sông, hình vẽ như hình 18.3 SGK
III) Lên lớp:
1) Ổn định (1ph):
2) Kiểm tra bài cũ: (4ph)
- Nêu đặc điểm chung của ngành giun đốt.
3) Bài mới (35ph);
* Hoạt động I: Tìm hiểu về hình dáng , cấu tạo của trai sông.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Yêu cầu HS đọc thông tin về ngành thân mềm, trai sông và vỏ trai.
* GV giới thiệu con trai
- Những động vật nào thuộc ngành thân mềm?
-Trai sông sống ở đâu ?
* Yêu cầu HS quan sát con trai sông , Mô tả hình dáng, cấu tạo vỏ bằng chất gì ?
* Giới thiệu hình vẽ 18.3; Gv hướng dẫn HS cách mở vỏ trai sông, Yêu cầu các em quan sát mẫu vật kết hợp hình vẽ như hình 18.3 - mô tả Cấu tạo của vỏ trai , cơ thể trai gồm những phần nào ?( Từ ngoài vào trong)
- HS đọc , Lớp theo dỏi.
- HS quan sát , trao đổi nhóm để trả lời:
+ Trai, sò ,ốc, hến ,ngao, mực...là ĐV thân mềm.
+ HS lần lượt quan sát , mô tả cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của trai sông
- HS phát biểu nhận xét của mình, HS khác bổ sung.
==> GV Nhận xét kết luận:
Trai , sò ,ốc, hến, ngao, mực... là những động vật thân mềm. Trai sông sống đáy ao hồ sông ngòi.
I/ Hình dạng và cấu tạo:
1) Vỏ trai:
- Vỏ trai: Có 2 mảnh gắn nhau ở phía lưng, có 2 cơ khép vỏ. moät đầu hơi tròn , moät ñaàu hơi nhọn
- Vỏ cấu tạo gồm 3 lớp là lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xà cừ trong cùng.
2) Cơ thể trai:
- Dưới lớp vỏ là áo, mặt trong áo tạo thành khoang áo, tiếp đến là 2 tấm mang ở mỗi bên. ở giữa là thân và chân.Đầu trai tiêu giảm.
* Hoạt động II: Tìm hiểu về cách di chuyển và dinh dưỡng của trai sông.
* Yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
* Trả lời Mục II SGK
* GV giới thiệu lại cách di chuyển của trai.
- HS đọc thông tin
- HS mô tả cách di chuyển của trai.
==> GV Nhận xét, kết luận.
II/ Cách di chuyển:
Nhờ chân hình rìu thò ra thụt vào keát hôïp vôùi ñoäng taùc sự khép mở vỏ giuùp Trai di chuyển chậm chạp trong buøn
* Yêu cầu HS đọc thông tin mục III SGK;
- Yêu cầu HS mô tả cách hút và thoát nước của trai.
- Dòng nước qua cơ thể trai mang theo những gì vào miệng và mang trai ?
-Trai lấy mồi và oxy nhờ cơ chế lọc từ nước hút vào vậy đó là kiểu dinh dưỡng chủ động hay thụ động?
- HS đọc thông tin.
- HS nghiên cứu mô tả và nêu nhận xét của mình về cách dinh dưỡng của trai.
==> GV nhận xét, kết luận:
III) Dinh dưỡng:
Trai hút nước qua ống hút vào khoang áo rồi thải ra ngoài qua ống thoát; Nhờ 2 đôi tấm miệng phủ đầy lông luôn luôn rung động giúp trai lấy được thức ăn và mang cũng lấy được oxi.
* Hoạt động III: Tìm hiểu cách sinh sản của trai.
* Yêu cầu HS đọc thông tin SGK. Trả lời câu hỏi:
- Trai thụ tinh và đẻ trứng như thế nào ?
- Trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ có ý nghĩa gì ?
- Ấu trùng trai bám vào mang và da cá có ý nghĩa gì ?
- HS đọc thông tin SGK.
- HS trả lờ các câu hỏi., Hs khác nhận xét bổ sung.
==> GV kết luận:
IV/ Sinh sản :
Trai phân tính, trừng thụ tinh và được giữ trong mang trai cái , ấu trùng bám vào mang mẹ một htời gian rồi bám vào da, mang cá để được phát tán đi xa.
4) Củng cố ( 4ph):
- Trai tự vệ bằng cách nào ?cấu tạo nào của trai bảo đảm cách tự vệ đó có hiệu quả ?
- Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa gì với môi trường nước ?
- Nhiều ao đào thả cá , trai không thả nhưng tự nhiên có ,Tại sao ?
5) Tổng kết (1ph) : - Nhận xét tiết học.
- Dặn dò : quan sát cách bò của ốc sên ;hôm sau tìm và mang theo con ốc sên.
---------------------------------------------------
Ngày soaïn: ........./........./.........
Tiết 20 Bài 19. MỘT SỐ THÂN MỀM KHÁC.
I/ Mục tiêu: Học sinh nhận biết được:
- Đặc điểm cấu tạo , lối sống của một số đại diện thân mềm thường gặp ở thiên nhiên nước ta như ốc sên, mực , bạch tuột.. nhất là thân mềm di chuyển tích cực như mực.
- Riêng với ốc sên và mực còn cần phải hiểu biết thêm một số tập tính trong sinh sản , săn mồi và tự vệ của chúng.
II/ Chuẩn bị : Ốc sen sống, vỏ sò, tranh vẽ con mực, ốc sên đẻ trứng.
III/ Lên lớp:
1) Ổn định (1ph)
2) kiểm tra bài cũ ( 4ph):
- Trình bày hình dạng, cấu tạo và di chuyển của trai.
- Cách sinh sản và dinh dưỡng của trai như thế nào ?
3) Bài mới (35ph):
* Hoạt động I : Nhận biết đặc điểm của một số đại diện.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* GV cho HS lần lượt nghiên cứu đặc điểm của 5 đại diện trên hình vẽ và các chú thích kèm theo. theo các gợi ý:
- Nơi sống ?
- Em hãy cho biết đặc diểm cấu tạo ?
- Em hãy cho biết các đại diện nầy di chuyển như thế nào?
* GV nhấn mạnh đặc diểm di chuyển bằng chân bụng, chân rìu, bằng chân đầu và các đặc điểm thích nghi.
- Em hãy tìm các đại diện thân mềm tương tự ở địa phương .
* Yêu cầu HS phát biểu
- HS quan sát tranh kết hợp với vốn thực tiển để trả lời.
- Như ốc sên còn có : ốc sên lớn, bé hại cây ở trên cạn.
- Như trai sò có: hến trai cánh điệp, vem, hàu ...
- Như ốc vặn : ốc nhồi, ốc bưu, ốc tù và...
==> GV Nhận xét, kết luận:
I/ Một số đại diện khác:
- Ốc sên: Sống trên cạn, có vỏ bảo vệ , khi bò - thò đầu và chân ra ngoài ( Bọn chân bụng),
- Mực: Sống ở biển, vỏ tiêu giảm, di chuyển tích cực nhờ tua và khoang áo ( Bọn chân đầu )
- Trai , sò : di chuyển chậm, chân hình rìu , cơ thể có 2 mảnh vỏ ( bọn chân rìu.)
* Hoạt động II: Tìm hiểu một số tập tính ở thân mềm.
* Tìm hiểu tập tính của thân mềm:
* Yêu cầu HS đọc □
- GV yêu cầu HS đọc □ và quan sát tranh 19.6,19.7 trả lời:
-Tập tính để trứng của ốc sên như thế naò ? Điêù đó có ích lợi gì ?Ốc sên tự vệ như thế nào ?
- Trả lời bài tập ở phần tập tính của mực .
* Tìm hiểu về cấu trúc hệ thần kinh của thân mềm:
* Yêu cầu HS trao đổi nhóm nội dung:
- Từ các tập tính của một số thân mềm trên, em có nhận xét gì về Hệ thần kinh của thân mềm và HTK của thân mềm có cấu tạo như thế nào ?
* GV nhấn mạnh: Thân mềm có hệ thần kinh phát triển là cơ sở cho các giác quan và tập tính phát triển . HTK của thân mềm Kiểu bậc thang hay hạch phân tán)
- HS đọc □, lớp theo dỏi.
- HS quan sát tranh , trao đổi để trả lời.
- HS Nêu được :
-Tập tính phát triển nhờ có HTK phát triển.
- HTK thân nmềm dạng bậc thang hay chuổi hạch phân tán.
==> GV Kết luận:
2) Một số tập tính của thân mềm: Thaân meàm coù HTK baäc thang hay haïch phaân taùn, coù hoäp soï.
Nhờ có hệ thần kinh phát triển nên ốc sên ,mực và các thân mềm khác có giác quan phát triển và có nhiều tập tính thích nghi với lối sống bảo đảm sự tồn tại của loài.
4) Củng cố ( 4ph):
- Em thường gặp ốc sên ở đâu ? Khi bò ốc sên để lại trên lá những dấu vết như thế nào ?
- Nêu một số tập tính ở mực.
( Săm mồi bằng cách rình bắt , phun hoả mù để trốn chạy, mực còn có tập tính chăm sóc trứng : Mực đẻ trứng thành chùm như chùm nho, đẻ xong mực ở lại canh trứng, thỉnh thoảng mực lại phun nước vào trứng để làm giàu oxy cho trứng phát triển )
5) Tổng kết (1ph) : - Nhận xét tiết học.
- Dặn dò : Mang theo ốc sên, trai sông để thực hành.
------------------------------------------------------------------------
Ngày soaïn:......../.........../............
Tiết 21 Bài 20 Thực hành: QUAN SÁT MỘT SỐ THÂN MỀM.
I) Mục tiêu:
- HS quan sát mẫu ngâm , mẫu mổ sẳn, tranh vẽ để phân biệt được các cấu tạo chính của than mềm.
- Củng cố kỷ năng sử dụng kính lúp và kỷ năng so sánh , đối chiếu tài liệu tranh vẽ với mẫu vật quan sát.
II) Chuẩn bị : - Tranh vẽ các ĐV Thân mềm như SGK ( Chưa có chú thích)
- Mẫu vật : Ốc sên, Trai sông, Mực.
III) Lên lớp:
1) Ổn định lớp(1ph)
2) Kiểm tra bài cũ ( 4ph):
- Trình bày cấu tạo của trai sông.
- Thân mềm có những đại diện thường gặp nào ? Nêu một số tập tính của chúng.
3) Bài mới (35ph):
* Hoạt động I : Tìm hiểu cấu tạo võ và cấu tạo ngoài của thân mềm .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* GV Nêu yêu cầu cho HS: Hãy quan sát võ của ốc sên, trai, mực, nêu các nhận xét về:
- Cấu tạo
- Sự sai khác về hình dạng và vị trí võ có ảnh hưởng gì đến đời sống của mỗi loài?
* GV yêu cầu HS lên điền ghi chú về cấu tạo võ trên tranh vẽ.
* Yêu cầu HS đọc thông tin,kết hợp với kiến thức đã được học. dùng kính lúp quan sát cấu tạo ngoài của thân mềm theo gợi ý :
- Cách mở vỏ trai.
- Xác định các bộ phận của cơ thể trai.
- Lên bảng điền chú thích vào tranh vẽ.
- HS dùng kính lúp quan sát , đối chiếu với tranh vẽ, trao đổi theo nội dung gợi ý của thầy.
- HS phát biểu, HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS mở vỏ và quan sát cấu tạo ngoài của trai. Xác định các bộ phận: Mang, thân, chân, khoang áo, tấm miệng, ống hút, ống thoát, lỗ miệng.
* Hoạt động II : Tìm hiểu cấu tạo trong của thân mềm.
- Gv giới thiệu hình vẽ cấu tạo trong của mực.
- Giới thiệu mẫu ngâm mẫu mực mổ sẳn
- Yêu cầu HS quan sát, diền ghi chú vào tranh vẽ.
* Hoạt động III: Thu hoạch.
Yêu cầu HS hoàn chỉnh bảng sau:
TT
ĐV có các đặc điểm tương ứng
đặc điểm cần quan sát
Ốc
Trai
Mực
1
Số lớp cấu tạo của võ
Đủ 3 lớp
Đủ 3 lớp
1 lớp đá vôi
2
Số chân (hay tua)
1
1
2 + 8
3
Số mắt
2
0
2
4
Có giác bám
0
0
nhiều
5
Có lông trên tua miệng
0
nhiều
0
6
Dạ dày, ruột, gan, túi mực
Ruột, mang, túi mực, dạ dày
* Đánh giá kết quả thu hoạch.
----------------------------------------------------
Ngày soaïn:....../....../......
Tiết 22 Bài 21 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH THÂN MỀM.
I) Mục tiêu:
- HS nhận biết được dù các loài thân mềm rất đa dạng nhưng chúng cũng có những đặc điểm chung nhất định.
- Thấy được vai trò của thân mềm đối với tự nhiên & với đời sống con người .
II) Chuẩn bị : - Tranh vẽ như hình 21 SGK
- Bảng phụ
III) Lên lớp :
1/ Ổn định ( 1ph):
2) Kiểm tra bài cũ ( 7ph)
- So sánh cấu tạo ngoài của Ốc sên, Trai và mực.
- Nêu cấu tạo trong của trai sông.
3) Bài mới ( 35ph):
* Hoạt động I : Tìm hiểu đặc điểm chung của thân mềm ( 20ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
* Giới thiệu hình vẽ : Hãy thảo luận rồi đánh dấu vào bảng đặc điểm chung của ngành thân mềm:
TT
Các Đ Đ
Đại diện
Nới sống
lối sống
kiểu vỏ đá vôi
đặc điểm cơ thể
Khoang áo phát triển
Thân mềm
Kh.Phân đốt
Phân đốt
1
Trai sông
nước ngọt
vùi lấp
2 mảnh vỏ
X
X
X
2
Sò
ở biển
Vùi lấp
2 mảnh vỏ
X
X
X
3
Ốc Sên
Ở cạn
Bò chậm chạp
1 vỏ xoắn
X
X
X
4
Ốc Vặn
Nước ngọt
Bò chậm chạp
1vỏ xoắn
X
X
X
5
Mực
ở biển
Bơi nhanh
Vỏ tiêu giảm
X
X
X
*Yêu cầu HS rút ra kết luận về đặc diểm chung của thân mềm.
- Hs thực hiện điền bảng.
- HS rút ra kế luận.
==> GV Kết luận:
1) Đặc điểm chung của thân mềm :Trai, sò, ốc sên, ngao, hến , mực... là đại diện thường gặp của thân mềm, chúng có các đặc điểm chung là:
- Thân mềm, không phân đốt.
- Có vỏ đá vôi , có khoang áo.
- Hệ tiêu hoá phân hoá, cơ quan di chuyển thường đơn giản. Riêng mực ,Bạch tuột thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.
* Hoạt động II : Tìm hieåu vai trò của thân mềm ( 10 ph):
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK. Hoàn thành bảng 2
TT
Ý NGHĨA THỰC TIỂN
TÊN THÂN MỀM CÓ Ở ĐỊA PHƯƠNG
1
Làm thực phẩm cho người
Mực, Sò, Ngao, Hến, Trai, Ốc...
2
Làm thức ăn cho ĐV khác
Sò, Hến, Ốc...Ấu trùng của chúng
3
Làm đò trang sức
Ngọc trai
4
Làm vật trang trí
Xà cừ, vỏ ốc, vỏ trai, vỏ sò...
5
Làm sạch môi trường nước
Trai, sò , hầu, vẹm...
6
Có hại cho cây trồng
Các loài ốc Sên
7
Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán
Ốc tai, ốc mút,...
8
Có giá trị xuất khẩu
Mực, bào ngư, sò huyết...
9
Có giá trị về mặt địa chất.
Hoá thạch một số vỏ ốc,vỏ sò...
4) Củng cố ( 6ph):
- Vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc Sên bò chậm chạp?
- Neu đặc điểm chung của thân mềm.
- Ý nghĩa thực tiển của thân mềm là gì ?
- Làm thế nào để bảo vệ nguồn lợi thân mềm?
5) Tổng kết (2ph): - Nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị quan sát con tôm sông .
--------------------------------------------------
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_chuong_4_nganh_than_mem_nguyen_dung.doc