Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chương trình cả năm - Trần Công Vinh

A) Mục tiêu:

- Biết được các đặc điểm của động vật, phân biệt được sự khác nhau giữa động vật và thực vật.

- Biết được vai trò của động vật đối với con người.

- Có ý thức bảo vệ động vật có lợi và diệt trừ động vật có hại.

B) Phương pháp: Nhóm

C) Chuẩn bị : Trang 2.1

D) Tiến hành bài dạy:

 1) Tổ chức :

2) Bài cũ: - Hãy nêu một ví dụ để chứng tỏ động vật đa dạng, phong phú

 - Vì sao nước Việt Nam có động vật đa dạng và phong phú

3) Bài mới:

 a) Hoạt động 1: Phân biệt động vật với thực vật

- Mỗi học sinh quan sát hình 2.1

ã Hình vẽ mô tả những đặc điểm gì của động vật và thực vật

ã Hoàn thành nhưng nội dung đã quan sát được vào bảng 1

ã Lập bảng so sánh động vật và thực vật

- Giáo viê cho một học sinh lên bảng điền nội dung vào bảng so sánh I) Phân biệt động vật với thực vật

Động vật

- Thành tế bào không có xelulô

- Sữ dụng chất hữu cơ có sẵn

- Di chuyển được

- Có thần kinh và giác quan

Thực vật

- Thành tếbào có xelulô

- Tự tổng hợp được chất hữu cơ

- Không di chuyển được

- Không có thần kinh và giác quan

 

doc98 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Chương trình cả năm - Trần Công Vinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân phối chương trình sinh 7 Tiết Bài dạy 1 Thế giới động vật đa dạng phong phú 2 Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật Chương I: Ngành động vật nguyên sinh 3 Quan sát một số động vật nguyên sinh 4 Trùng roi 5 Trùng biến hình và trùng giày 6 Trùng kiết lỵ và trùng sốt rét 7 Đặc điểm chung và vai trò thực tiển của động vật nguyên sinh Chương II: Ngành ruột khoang 8 Thuỷ tức 9 Đa dạng của ruột khoang 10 Đặc điểm chung và vai trò của ruột khoang ChươngIII: Các nghàng giun 11 Sán lá gan 12 Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của giun dẹp 13 Giun đũa 14 Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của giun tròn 15 Giun đất 16 Thực hành mỗ và quan sát giun đất 17 Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của giun đốt 18 Kiểm tra Chương IV: Ngành thân mềm 19 Trai sông 20 Một số thân mềm khác 21 Thực hành : Quan sát một số thân mềm 22 Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm Chương V: Ngành chân khớp 23 Tôm sông 24 Thực hành: Mỗ và quan sát tôm sông 25 Đa dạng và vai trò của giáp xác 26 Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện 27 Châu chấu 28 Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ 29 Thực hành: Xem băng hình tập tính của sâu bọ 30 Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp Chương VI: Ngành động vật có xương sống 31 Cá chép 32 Cấu tạo trong của cá chép 33 Đa dạng và đặc điểm chung của lớp cá 34 Thực hành: mỗ cá 35 Ôn tâp học kì I: Dạy theo nôi dung động vật không xương sống 36 Kiểm tra học kì I Học kì II 37 Lớp lưỡng cư : ếch đồng 38 Thực hành : Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mỗ 39 Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư 40 Lớp bò sát: Thằn lằn bóng đuôi dài 41 Cấu tạo trong của thằn lằn 42 Đa dạng và đặc điểmchung của bò sát 43 Lớp chim: Chim bồ câu 44 Cấu tạo trong của chim bồ câu 45 Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim 46 Thực hành: Quan sát xương và mẩu mỗ của cim bồ câu 47 Thực hành : Xem băng hình về tập tính và đời sống của chim 48 Lớp thú : Thỏ 49 Cấu tạo trong của thỏ 50 Đa dạng của lớp thú: Bộ thú huyệt, bộ thú túi, Bộ dơi, bộ cá voi 51 Bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt 52 Các bộ móng guốc và bộ linh trưởng 53 Bài tập 54 Thực hành : Xem băng hình về đời sống tập tính của thú 55 Kiểm tra 1 tiêt Chương VII: Sự tiến hoá của động vật 56 Môi trường sống và sự vận động di chuyển 57 Tiến hoá về tổ chức cơ thể 58 Tiến hoá của sinh sản 59 Cây phát sinh giới động vật Chương VIII: Động vật và đời sống con người 60 Đa dạng sinh học Tiết Bài dạy 61 Đa dạng sinh học 62 Biện pháp đấu tranh sinh học 63 Động vật quý hiếm 64 Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng với kinh tế địa phương 65 Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng với kinh tế địa phương 66 Ôn tập học kì II 67 Kiểm tra học kì II 68 Tham quan thiên nhiên 69 Tham quan thiên nhiên 70 Tham quan thiên nhiên _________________________________________________ Cả năm: 35 tuần * 2 tiết = 70 tiết Học kì I: 18 tuần * 2tiết = 36 tiết Học kì II : 17 tuần * 2 tiết= 34 tiết Ngày soạn: 15/08/2009 Ngày giảng: 18/08/2009 Tuần I Tiết 1: thế giới động vật đa dạng và phong phú A.Mục tiêu: Hiểu được thế giơi động vật rất đa dạng và phong phú về loài, số lượng, kích thước và môi trường sống. Biết được tài nguyên động vật phong phú của Việt Nam ta Có kĩ năng phân biệt các động vật quen thuộc Có thái độ yêu thích và bảo vệ tài nguyên động vật nhất là động vật quý hiếm và chăm sóc vật nuôi B. Chuẩn bị : Tranh vẽ về một số động vật C. Tiến hành bài dạy: 1. Tổ chức lớp :- Hướng dẫn một số điều về bộ môn - Phân nhóm học tập 2. Bài cũ: Không 3. Bài mới: HD 1: Tìm hiểu sự đa dạng về loài và số lượng của động vật - Thời gian 10 phút - Tất cả học sinh đọc thông tin phần I Những thông tin nào cho biết thế giới độngvật đa dạng về loài và phong phú về số lượng Thế giới động vật đa dạng về kích thước ở điểm nào ? ví dụ? Minh hoạ bằng tranh vẽ 1.1 và 1.2 Học sinh thực hiện lệnh SGK Động vật đa dạng như vậy có ý nghĩa gì đối với đời sống con người ? Ví dụ? I) Đa dạng loài và phong phú về số lượng: - Thế giới độg vật có khoảng 1.5 triệu loài đã được phát hiện - Đa dạng về kích thước - Đa dạng về số lượng ý nghĩa: Một số động vật được phân hoá thành vật nuôi làm cho động vật càng thêm đa dạng HĐ 2: Sự đa dạng về môi trường sống của động vật. - Thời gian 10 phút - Các nhóm quan sát 1.3 và 1.4 SGK Động vật sống ở những môi trường nào ? Trong mỗi môi trường sống thì động vật có đặc điểm gì thích nghi ? ví dụ? Thực hiện lệnh trang 8 SGK Theo em động vật ở nơi nào phong phú nhất ? Việt Nam có thuộc diện đó không? vì sao? II) Đa dạng về môi trường sống: - Động vật sống ở nhiều nơi khác nhau như : + Xư nóng,xứ lạnh + Dưới nước + Trên cạn + Trên không . - Tại mỗi điều kiện sống thì động vật có nhiều đặc điểm để thích nghi và tồn tại (ví dụ) 4) Củng cố bài: Câu hỏi SGK 5) Dặn dò : - Quan sát và tìm hiểu sự đa dạng của động vật ở quê em - ý thức bảo vệ động vật và chăm sóc vật nuôi - Quan sát một sốđộng vật và thực vật tìm ra điểm chung và riêng của hai giới đó: Tìm hiểu động vật có vai trò gì? -Ngày soạn: Tuần I - Tiết 2: phân biệt động vật với thực vật Mục tiêu: Biết được các đặc điểm của động vật, phân biệt được sự khác nhau giữa động vật và thực vật. Biết được vai trò của động vật đối với con người. Có ý thức bảo vệ động vật có lợi và diệt trừ động vật có hại. B) Phương pháp: Nhóm C) Chuẩn bị : Trang 2.1 D) Tiến hành bài dạy: 1) Tổ chức : 2) Bài cũ: - Hãy nêu một ví dụ để chứng tỏ động vật đa dạng, phong phú - Vì sao nước Việt Nam có động vật đa dạng và phong phú 3) Bài mới: a) Hoạt động 1: Phân biệt động vật với thực vật - Mỗi học sinh quan sát hình 2.1 Hình vẽ mô tả những đặc điểm gì của động vật và thực vật Hoàn thành nhưng nội dung đã quan sát được vào bảng 1 Lập bảng so sánh động vật và thực vật - Giáo viê cho một học sinh lên bảng điền nội dung vào bảng so sánh I) Phân biệt động vật với thực vật Động vật - Thành tế bào không có xelulô - Sữ dụng chất hữu cơ có sẵn - Di chuyển được - Có thần kinh và giác quan Thực vật - Thành tếbào có xelulô - Tự tổng hợp được chất hữu cơ - Không di chuyển được - Không có thần kinh và giác quan b) Hoạt động 2: Nêu đặc điểm chung của động vật Mỗi học sinh thực hiện lệnh SGK (phần II) Gọi một em lên bảng trình bày kết quả Lớp bổ sung Kết luận: Động vật có đặc điểm chung nào ? II) Đặc điểm chung của động vật Có khả năng di chuyển Có hệ thần kinh và giác quan Có khả năng dị dưỡng c) Hoạt động 3: Tìm hiểu cách phân chia thế giới động vật Giáo viên cung cấp thông tin Học sinh tham khoả SGK III) Sơ lược phân chia giới động vật d) Hoạt động 4: Nêu vaỉ trò của động vật đối với con người và tự nhiên. - Các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng 2 SGK Động vật có vai trò gì đối với con người ? ví dụ? Em phảI làm gì để bảo vệ động vật có lợi và hạn chế động vật có hại IV) Vai trò cùa động vật: - Cung cấp : thịt, da, lông, trứng . - Dùng làm thí nghiệm - Hỗ trợ con người trong lao động, giả trí, thể thao, bảo vệ an ninh. - Động vật truyền bệnh cho con người và vật nuôi. 4) Củng cố: - Đọc kết luận SGK - Em hãy kể tên một số động vật có lợi và động vật có hại mà em biết - Nêuđặc điểm chug của động vật. 5) Dặn dò: Học sinh ngâm cỏ khô để lấy mẫu vật động vật nguyên sinh cho tiết thực hành _________________________________ Chương I: ngành động vật nguyên sinh -Ngày soạn: Tuần II - Tiết 3: thực hành quan sát một số động vật nguyên sinh Mục tiêu: - Quan sát được và nhận biết được một số động vật nguyên sinh như trùng giày và trùng roi. - Củng cố và rèn luyện kỹ năng sử dụng kính hiển vi cho học sinh B) Phương pháp: Thực hành C) Chuẩn bị : -Tranh vẽ về trùng giày và trùng roi - Kính hiển vi, lam kính, la men.. - Mộu vật nuôi cấy trùng roi, trùng giày. D) Tiến hành bài dạy: 1) Tổ chức: - Bố trí nơi làm thí nghiệm -Kiểm tra lại chuẩn bị của học sinh. 2) Bài cũ : Không 3) Bài mới : a) Hoạt động 1: Quan sát trùng giày - Giáo viên làm một tiêu bản cho học sinh quan sát, đồng thời học sinh quan sát cách làm để biết và tự làm tiêu bản để quan sát - Học sinh quan sát hình dạng của trùng giày và cách di chuyển - Thực hiện lệnh SGK sau đó rút ra kết luận Hình dạng: Hình khối giống chiếc giày Di chuyển : Vừa tiến vừa xoay - Quan sát tranh vẽ trùng giày xác định các bào quan Các bào quan: * Nhân : nhân lớn và nhân bé * Miệng : Bào khẩu * Không bào tiêu hoá * Không bào co bóp b) Hoạt động 2: Quan sát trùng roi - Quan sát trùng roi ở tiêu bản một giọt nước có váng màu xanh để phát hiện trùng roi - Quan sát hình dạng và cách di chuyển của trùng roi - Trả lời lệnh SGK Hình dạng : - Giống cái lá, có màu xanh, có roi phía trước - Di chuyển bằng cách xoay roi (vừa tiến vưa xoay) - Quan sát tranh vẽ : mô tả các bào quan của trùng roi Roi Mắt Không bào co bóp Không bào tiêu háo Một nhân Các hạt diệp lục So sánh đặc điểm của trùng roi và trùng giày ? Cơ thể trùng roi có diệp lục vaỵy nó có khả năng dị dưỡng như thế nào ? 4) Củng cố : - Giáo viên đánh giá giờ học - Học sinh vẽ hình trùng giày và trùng roi vào vỡ 5) Dặn dò: - Đọc nội dung baig học SGK - Xem lại cấu tạo tế bào đã học ở lớp 6. _____________________________________ -Ngày soạn: Tuần II - Tiết 4: Tiết 4: trùng roi Ngày soạn: Mục tiêu: Học sinh biết được cấu tạo: cách di chuyển; sự dinh dưỡng và bài tiết của trùng roi: Qua trùng roi xanh để hiểu được nguồn gốc chung của động vật và thực vật Nhận biết được tập đoàn trùng rốic nhiều cá thể độc lập liên kết với nhau đó là mối quan hệ giữa động vật đơn bào với động vật đa bào Rèn luyện kỹ năng phân tích; suy luận cho học sinh B) Phương pháp : Trực quan C) Chuẩn bị: Tranh vẽ về trùng roi và tập đoàn trùng roi D) Tiến hành bài dạy: 1) Tổ chức: 2) Bài cũ: Mô tả lại đặc điểm về hình dạng và cách di chuyển của trùng roi 3) Bài mới : a) Hoạt động 1: Quan sát và nêu các hoạt động sống của trùng roi xanh - Học sinh quan sát hình 4.1 SGK kết hợp với thông tin để nêu: Trùng roi thường sống ở những nơi nào Cấu tạo cơ thể gồm mấy phần? Theo em trùng roi có cách dinh dưỡng nào? vì sao lại hư vậy? Qua sự dinh dưỡng của trùng roi em có suy nghỉ gì về động vật và thực vật - Cho một học sinh nêu lại các bộ phận trên hình vễ cho cả lớp theo dõi. - Học sinh quan sát hình 4.2 Trùng roi có cách sinh sản như thế nào? diển tả lại quá trình đó? Trùng roinhận biết ánh sáng nhờ bộ phận nào? làm thế nào để biết điều đó ? Ngày thời tiết như thế nào thì ao hồ có nhiều váng màu xanh hơn? I) Trùng roi xanh: - Nơi sống : ao, hồ, ruộng 1) Cấu tạo và dinh dưỡng : - Cấu tạo: cấu tạo một tế bào; hình thoi dài khoảng 0.05mm có một roi - Cơ thể có: * Màng * Nhân * Chất nguyên sinh - Trong chất nguyên sinh có: * Hạt diệp lục: quang hợp * Hạt dự trữ: * Không bào co bóp: bài tiết * Hô hấp qua màng cơ thể 2) Sinh sản: Bằng cách phân đôi theo chiều dọc 3) Tính hướng sáng : - Nhở điểm mắt có khả năng cảm nhận ánh sáng b) Hoạt động 2: Quan sát và tìm hiểu về tập đoàn trùng roi - Học sinh quan sát hình 4.3 kết hợp thông tin và hoàn thành lệnh SGK Tập đoàn trùng roi có thể xem là một động vật đơn bào không? vì sao? II) Tập đoàn trùng roi : (tập đoàn volvóc) Tập đoàn gồm hàng nghìn cá thể độc lập liên kết lại Mỗi cá thể là một trùng roi Tập đoàn thể mối quan hệ về nguồn gốc của động vật đơn bào và động vật đa bào 4) Củng cố: - Học sinh đọc kết luận SGK - Học sinh trả lời câu hỏi 2, 3 SGK - Đọc phần “em có biết” 5) Dặn dò: - Vẽ hình 4.1 SGk - Giải thích vì sao trong các vũng nước mưa vẫn có trùng roi - Xem bài 5 SGK ____________________________________ Tiết 5: trùng biến hình và trùng giày Ngày soạn: Mục tiêu: Biết được trùng biến hình là động vật nguyên sinh có cấu tạo đơn giản, còn trùng giày là động vật nguyên sinh có cấu tạo phức tạp hơn rất nhiều, cơ thể có nhiều bộ phận đảm nhận chức năng riêng. Rèn luyện cho học sinh cách quan sát, so sánh để rút ra nét tiến hoá của trùng giày B) Phương pháp : Trực quan và nhóm. C) Chuẩn bị : Tranh 5.1 và 5.3 D) Tiến hành bài dạy: 1) Tổ chức: 2) Bài cũ: a: Nêu cấu tạo, cách dinh dưỡng của trùng roi? Qua đó có kết luận gì về sự liên quan về nguồn gốc của động vật và thực vật? b: Mô tả cách dinh dưỡng của trùng roi 3) Bài mới: a) Hoạt động 1: Quan sát và nêu cấu tạo của trùng biến hì - Học sinh đọc thông tin ở phần I - Học sinh quan sát hình 5.1? Mô tả cấu tạo trùng biến hình So sánh đặc điểm với trùng roi Quan sát hình 5.2 SGK mô tả trình tự bắt mồi và tiêu hoá của trùng biến hình? (nhóm) - Các nhóm thảo luận và báo cáo kết luận của mình - Giáo viên cho lớp bổ sung và nhắc lại Trùng biến hình dinh dưỡng bằng cách nào? - Học sinh quan sát tranh để mô tả I) Trùng biến hình (trùng chân giã) 1) Cấu tạo và di chuyển: - Cấu tạo là một chất nguyên sinh lỏng và nhân - Trong chất sinh nguyên có không bào co bóp và không bào tiêu hoá được hình thành khi có thức ăn. - Di chuyển bằng chân giã 2) Dinh dưỡng: - Khi có mồi: - Chân giã được hình thành vây lấy mồi - Không bào tiêu hoá được tạo thành và tiêu hoá thức ăn ( tiêu hoá nội bào) - Hô hâp qua bề mặt cơ thể,chất thải tập trung vào không bào co bóp rồi ra ngoài 3) Sinh sản : Phân đôi cơ thể theo chiều ngang b) Hoạt động 2: Quan sát cấu tạo trùng giày. - Quan sát tranh vẽ trùng giày Mô tả cấu tạo ? Cấu tạo trùng giày có gì khác so với trùng roi và trùng biến hình. - Học sinh đọc thông tin 2 SGK Mô tả cách dinh dưỡng của trùng giày - Lưu ý ở hình vẽ đường đi của không bào tiêu hoá từ đó chứng tỏ cách dinh dưỡng tiến hoá hơn Em hãy cho biết trùng giày tiến hoá hơn trùng biến hình như thế nào - Giáo viên cung cấp thông tin về sự tiến hoá của trùng giày - Giải thích vì sao nuôi trùng giày cần lấy cỏ khô ngâm vào nước II) Trùng giày: 1) Cấu tạo : - Màng cơ thể có nhiều lông bơi - 2 nhân : - Nhân lớn: dinh dưỡng - Nhân nhỏ: sinh sản - Không bào co bóp có các rãnh - Rãnh miệng ( miệng và hầu) 2) Dinh dưỡng: - Thức ăn " Lỗ miệng"Hầu " Không bào tiêu hoá " Tạo thành dịch lỏng thấm vào chất nguyên sinh, chất bã thoát ra ngoài qua thành cơ thẻ 3) Sinh sản: - Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể - Hữu tính bằng cách tiếp hợp Nếu điều kiện không thuận lợi thì các động vật nguyên sinh kết bào xác 4) Củng cố: - Học sinh đọc kết luận SGK - Vì sao nói trùng biến hình là động vật nguyên sinh đơn giản nhất - Trùng giày dinh dưỡng bằng cách nào ? 5) Dặn dò : Tìm hiểu hiện tượng bệnh kiết lị và sốt rét ___________________________________ Tiết 6: trùng kiết lỵ và trùng sốt rét Ngày soạn: Mục tiêu: Biết được cấu tạo thích nghi với đời sống ký sinhcủa trùng sốt rét và trùng kiết lỵ Biết được tác hại của các động vật nguyên sinh ký sinhtừ đó có ý thức vệ sinh ăn uống; vệ sinh môi trường để phòng chống bệnh tật. B) Phương pháp: Trực quan và hỏi đáp C) Chuẩn bị : Tranh vẽ 6.1 và 6.2 SGK D) Tiến hành bài dạy: 1) Tổ chức: 2) Bài cũ: a> Nêu đặc điểm chứng tỏ trùng giày có cấu tạo tiến hoá hơn trùng roi và trùng biến hình b> Trùng roi; trùng giày; trùng biến hình có đặc điểm gì giống nhua không ? ví dụ? 3) Bài mới : a) Hoạt động 1: Tìm hiểu đời sống, cấu tạo, tác hại của trùng kiết lỵ. - Cung cấp thông tin SGK Nêu cấu tạo trùng chân giã Vì sao lại mắc bệnh kiết lỵ ? Triệu chứng như thế nào ? giải thích ? Muốn phòng và chống phải làm gì ? Học sinh thực hiện lệnh SGK I) Trùng kiết lỵ: - Cấu tạo giống trùng chân giã - Bào xác theo thức ăn " Ruột " Chui ra làm loét ruột rồi nuốt hồng cầu ruột " sinh sản rất nhanh "Người bệnh đau bụng đi ngoài ra máu b) Hoạt động 2: Tìm hiểu về trùng sốt rét và bệnh sốt rét - Trùng sốt rét sống ở nơi nào ? có gì đặc biệt ? vì sao ? - Giáo viên cung cấp dựa vào tranh trực quan 6.3 và 6.4 - Học sinh hoàn thành bảng tranh 24 II) Trùng sốt rét: 1) Cấu tạo và dinh dưỡng : - Cấu tạo thích nghi với đời sống ký sinhtrong máu và nước bọt muỗi Anophen {không có bộ phận di chuyển và không bào: kích thước rất nhỏ} 2) Vòng đời: - Muỗi Anophen truyền vào máu người " trùng sốt rét chui vào hồng cầu " sinh sản nhanh phá vỡ hồng cầu chui ra " vào các hồng cầu khác"gây sốt (48 h/1lần) c) Hoạt động 3: Tìm hiểu bệnh sốt rét ở nước ta. - Giáo viên cung cấp như SGK - Tình hình bệnh sốt rét hiện nay. Muốn phòng chống bệnh sốt rét cần phải là gì ? 3) Bệnh sốt rét ở nước ta: - SGK - Cách phòng chống : vệ sinh môi trường, diệt muỗi, ngủ màn, dùng thuốc thấm màn,., bị bệnh phải chữa trị kịp thời. 4) Củng cố: - Đọc kết luận SGK - Câu hỏi SGK 5) Dăn dò: - Vệ sinh, phòng bệnh, bảo vệ sức khoẻ - Đọc phần em có biết - Học bài rút ra đăch điểm chung của các động vật nguyên sinh đã được học. __________________________________ Tiết 7: đặc điểm chung và vai trò của động vật nguyên sinh Ngày soạn: A) Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm chung của động vật nguyên sinh - Biết được vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh đối với con người. - Giáo dục ý thức vệ sinh phòng bệnh cho học sinh. B) Phương pháp: Nhóm C) Chuẩn bị: Tranh vẽ 7.1 SGK D) Tiến hành bài dạy: 1) Tổ chức : 2) Bài cũ: - Nêu đặc điểm của trùng kiết lỵ và trùng sốt rét thích nghi với đời sống kí sinh - Muốn phòng chống các bệnh đó phải làm gì? 3) Bài mới: a) Hoạt động 1: Nêu đặc điểm chung của động vật nguyên sinh - Các nhóm thảo luận và hoàn thành nội dung bảng 1 - Trả lời các câu hỏi: Sự khác nhau giữa động vật nguyên sinh sống tự do và sống kí sinh Nêu đặc điểm chung của động vật nguyên sinh I) Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh: - Cơ thể chỉ có 1 tế bào - Dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng (trừ trùng roi) - Có bộ phận di chuyển là roi, lông bơi, chân giã (trừ trùng sốt rét) - Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể b) Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của động vật nguyên sinh Quan sát hình 7.1 và 7.2 Nhận xét gì về số lượng của động vật nguyên sinh. Sự đa dạng đó có ý nghĩa gì ? trong tự nhiên. Động vật nguyên sinh có hại như thế nào ? ví dụ ? Thực hiện bảng 2 SGK II) Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh: - Động vật nguyên sinh rất đa dạng có khoảng 40 nghìn loài dẫn đến vai trò quan trọng trong tự nhiên và đời sống. - Vai trò : + Thức ăn cho động vật + Vật chỉ thị hoá thạch + Gây bệnh cho người và động vật 4) Củng cố: - Đọc kết luận SGK -Đọc phần em có biết 5) Dặn dò: Quan sát thuỷ tức vào ngày nắng ấm và chỗ có nước yên lặng. ___________________________________ Chương II : ngành ruột khoang Tiết 8: Thuỷ tức Ngày soạn: A) Mục tiêu: - Biết được cấu tạo và các hoạt động sống của thủy tức và đặc điểm tiến hoá so với động vật nguyên sinh. - Rèn luyện cho học sinh cách so sánh nhận xét và có thói quen quan sát mẫu vật để nắm bài tốt hơn. B) Phương pháp: Nhóm C) Chuẩn bị: Tranh vẽ 8.1, 8.2 và bảng trang 30 D) Tiến hành bài dạy: 1) Tổ chức: 2) Bài cũ: Nêu đặc điểm chung và vai trò của động vật nguyện sinh. 3) Bài mới: a) Hoạt động 1: Quan sát hình dạng và di chuyển của thuỷ tức. - Giáo viên cho học sinh đọc thông tin SGK về ngành ruột khoang và thuỷ tức Quan sát thực tế và hình 8.1 để mô tả hình dáng thuỷ tức Thuỷ tức di chuyển mấy cách ? -Giáo viên trực quan bằng tranh vẽ I) Hình dạng và di chuyển: - Cơ thể hình trụ dài khoảng 1cm, có đế bám , tua miệng - Cơ thể dối xứng toả tròn - Di chuyển bằng hai cách. b) Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo trong của thuỷ tức - Các nhóm quan sát hình 8.3 và hoàn thành bảng SGK - Giáo viên cho học sinh quan sát bằng mô hình để phân biệt các lớp tế bào. Thuỷ tức co cấu tạo như thế nào ? Thuỷ tức là động vật đơn bào hay đa bào ? Nhận xét gì về sự khác biệt của thuỷ tức với động vật nguyên sinh II) Cấu tạo trong của thuỷ tức: - Cơ thể có 2 lớp tế bào giữa là tầng keo. - Lớp ngoài có nhiều loại tế bào. Tế bào biểu mô cơ: che chỡ vận động Tế bào gai: tự vệ Tế bào thần kinh: Cảm giác Tế bào sinh dục: sinh sản. - Lớp trong chủ yếu là tế bào làm nhiệm vụ tiêu hoá - Cơ thể là một túi rỗng (ruột khoang) - Tế bào thần kinh làm thành hệ thần kinh mạng lưới c) Hoạt động 3 : Nêu cách dinh dưỡng của thuỷ tức: - Học sinh đọc thông tin và thực hiện lệnh SGK III) Dinh dưỡng: - Thủy tức bắt một bằng tua miệng " đưa vào ruột hình túi và tiêu hoá mồi nhờ tế bào tiêu hoá trong cơ thể, chất thải ra ở miệng. - Hô hấp qua thành cơ thể. d) Hoạt động 4: Các hình thức sinh sản của thuỷ tức . - Dựa vào thông tin cho biết thuỷ tức sinh sản như thế nào ? IV) Sinh sản: Sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi Sinh sản hữu tính Thuỷ tức có khả năng tái sinh 4) Củng cố: - Nêu cấu tạo của thuỷ tức - Thuỷ tức có những đặc điểm nào tiến hoá và chưa tiến hoá 5) Dặn dò: - Đọc bài 9 - Xem truyền hình quan sát cách di chuyển của sứa biển - Vẽ và ghi chú hình vẽ cấu tạo trong của thuỷ tức _______________________________________ Tiết 9: đa dạng của ruột khoang Ngày soạn: A) Mục tiêu: - Biết được sự đa dạng của ngành ruột khoang. - Giải thích được đặc điểm khác nhau của số ruột khoang. - Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh B) Phương pháp: Trực quan C) Chuẩn bị: Tranh vẽ của sứa và hải quì. D) Tiến hành bài dạy: 1) Tổ chức: 2) Bài cũ: - Nêu đặc điểm hình dạng và cấu tạo của thuỷ tức ? - Thuỷ tức có đặc điểm cấu tạo nào thể hiện sự tiến hoá ? 3) Bài mới: a) Hoạt động 1: Tìm hiểu đời sống và cấu tạo của sứa. - Học sinh đọc thông tin SGK Ngành ruột khoang đa dạng ở đặc điểm nào? ví dụ? Các nhóm dựa vào thôg tin và hình vẽ 9.1 để hoàn thành bảng 1. Sứa có đặc điểm nào thích nghi với đời sống bơi lội - Trực quan bằng tranh vẽ của sứa. Sứa giống và khác thuỷ tức như thế nào ? - Nhắc học sinh xem chương trình Ti Vi - Ruột khoang có khoảng 10 nghìn loài sống ở nước I) Sứa: Đời sống: bơi lội ở biển Đặc điểm: - Hình dạng giống cái dù có tua và miệng ở phía dưới; đối xứng toả tròn. - Di chuyển bằng cách co bóp dù. - Cơ thể có tầng keo dày " nhẹ nổi trong nước - Bắt mồi bằng tua miệng b) Hoạt động 2: Quan sát và nêu cấu tạo của hải quì và san hô Hải quì có lối sống như thế nào? Có đặc điểm nào giống sứa và thuỷ tức San hô khác hải quì như thế nào? So sánh sanhô và sứa ? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó? Liên hệ thực tế đến các đảo san hô ở nước ta Nguyên nhân nào làm cho các đại diện sứa, san hô và hải quì có cấu tạo khác nhau Người ta thường gọi cây san hô đúng hay sai ? II) Hải quì: - Sống ở biển dài khoảng 2 cm hình trụ đối xứng toả tròn III) San hô: Đời sống cố định ở đáy biển Cơ thể hình trụ và sống thành tập đoàn Có khung xương đa vôi thích nghi với lối sống cố định ở đáy biển 4) Củng cố: - Đọc tổng kết - Tìm điểm chung nhất của sứa, hải quì và san hô 5) Dặn dò: - Đọc phần “em có biế”t -Tìm hiểu đời sống và tập tính của sứa, san hô ở chương trình trên truyền hình. ____________________________________ Tiết 10: đặc điểm chung và vai trò của ruột khoang Ngày soạn: A) Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm chung của thuỷ tức, sứa và san hô. - Biết được vai trò quan trọng của ngành ruột khoang. - Rèn luyện kỹ năng quan sát và tư duy cho học sinh - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và quí trọng tài nguyên thiên nhiên. B) Phương pháp: Nhóm và trực quan C) Chuẩn bị: Sơ đồ 10.1 SGK D) Tiến hành bài dạy: 1) Tổ chức: 2) Bài cũ: - Nêu sự đa dạng của ruột khoang ? ví dụ - Vì sao sứa coa tầng keo phát triển hơn thuỷ tức ? 3) Bài mới: a) Hoạt động 1: Nêu đặc điểm chung của ruột khoang. - Các nhóm thực hiện lệnh SGK khi quan sát sơ đồ cấu tạo cuả ruột khoang hình 10.1 - Trực quan. Thảo luận nêu ra đặc điểm chung ? - Giáo viên tóm tắt và nêu ra kết luận chung nhất. I) Đặc điểm chung của ruột khoang. - Cơ thể đối xứng toả tròn. - Di chuyển bằng dù (sứa) và bằng tua ( thuỷ tức) - Dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng - Có tế bào gai làm nhiệm vụ tự vệ và bắt mồi. - Ruột hình trụ. - Thành cơ thể có 2 lớp tế bào. b) Hoạt động 2: Nêu vai trò của ruột khoang. - Dựa vào thông tin và quan sát được chương trình liên quan ở Ti Vi . Học sinh nêu vai trò cuả ruột khoang ? - Liên hệ thực tế về tài nguyên biển và môi trường. Ngoài mặt lợi thì còn có mặt nào có hại ? ví dụ. II) Vai trò: - Đảo san hô là nơi cư trú của động vật biển, tạo cách đẹp. - San hô: đồ trang trí, trang sức, làm vôi, hoá thạch là vật chỉ thị nghiên cứu địa chất - Sứa làm thức ăn. - Có hại : + Gây ngứa (sứa) + Làm cản trở giao thông biển ( shô) 4) Củng cố: - Câu hỏi SGK - Đọc phần tổnh kết 5) Dặn dò: - Đọc phần “ em có biết” - Sưu tầm xương san hô; quan sát cấu tạo của sứa nếu có điều kiện. __________________________________ Chương III: các ngành giun TUầN : 6 (A) :Ngành giun dẹp Tiết 11: sán lá gan Ngày soạn:.............. A) Mục tiêu: - Biết được sán lông sống tự do mang đầy đủ các đặc điểm của ngành giun dẹp. - Hiểu được sán lá gan cố nhiều đặc điểm thích nghi với đới sống ký sinhvà sự phát triển của sán lá gan. - Biết cách phòng chống giun sán kí sinh bằng cách vệ sinh ăn uống và môi trường. B) Phương pháp

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_chuong_trinh_ca_nam_tran_cong_vinh.doc