I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
+ Trình bày được đặc điểm đời sống, cấu tạo ngoài của chim bồ câu
+ Giải thích được các đ.điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn
+ Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn
2. Kĩ năng: quan sát tranh, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm
3. Thái độ: giáo dục ý thức yêu thích môn học
II. Phương pháp : trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp
III. Chuẩn bị :
1. Giáo viên: + Tranh cấu tạo ngoài của chim bồ câu
+ Bảng phụ ghi nội dung bảng 1 và 2 SGK tr. 135, 136
2. Học sinh: kẻ bảng 1 và 2 vào vở bài tập
IV. Lên lớp:
1, Ổn định tổ chức (1ph)
2, Kiểm tra bài cũ: (4ph)
- Trình bày quá trình ra đời , hưng thịnh & diệt vong của bò sát cổ.
- Nêu đặc điểm chung của bò sát.
3- Bài mới: ( 35ph)
* Hoạt động I: Tìm hiểu đời sống chim bồ câu.(10)
8 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/07/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Lớp chim - Nguyễn Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 43 Ngày soạn: 05 -02 - 2009
LỚP CHIM
Bài 41: CHIM BỒ CÂU
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
+ Trình bày được đặc điểm đời sống, cấu tạo ngoài của chim bồ câu
+ Giải thích được các đ.điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn
+ Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn
2. Kĩ năng: quan sát tranh, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm
3. Thái độ: giáo dục ý thức yêu thích môn học
II. Phương pháp : trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp
III. Chuẩn bị :
1. Giáo viên: + Tranh cấu tạo ngoài của chim bồ câu
+ Bảng phụ ghi nội dung bảng 1 và 2 SGK tr. 135, 136
2. Học sinh: kẻ bảng 1 và 2 vào vở bài tập
IV. Lên lớp:
1, Ổn định tổ chức (1ph)
2, Kiểm tra bài cũ: (4ph)
- Trình bày quá trình ra đời , hưng thịnh & diệt vong của bò sát cổ.
- Nêu đặc điểm chung của bò sát.
3- Bài mới: ( 35ph)
* Hoạt động I: Tìm hiểu đời sống chim bồ câu.(10)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Yêu cầu 1 HS đọc □ SGK.
- Yêu cầu HS trao đổi trả lời các câu hỏi sau:
+ Tổ tiên chim bồ câu nhà là đâu?
+ Chim bồ câu có tập tính sống như thế nào ? ( cách làm tổ, kiếm bạn tình, đẻ trứng, ấp trứng , nuôi con...)
- 1 HS dọc, lớp theo dỏi.
- HS cử đại diện nhóm trả lời trả lời:
+ Chim nhà bắt đầu là chim núi hoang dã.
+ Làm tổ trong hốc, sống theo đôi, gù mái, đẻ 2 trứng/ lứa, nuôi con bằg sửa diều.
==> GV Nhận xét, kết luận:
I/ Đời sống: Bồ câu là ĐV có xướng sống có đời sống bay lượn.
- Bồ câu nhà có tổ tiên là bồ câu núi, sống hoang dã.Chim bồ câu sống theo đàn .
- Con trống có động tác gù mái, con mái đẻ mỗi lứa 2 trứng, nuôi con bằng sửa diều.
- Chim bồ câu là động vật hằng nhiệt.
* Hoạt động II: Tìm hiểu về cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.(20ph)
+ Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK
+ Treo tranh cấu tạo ngoài chim bồ câu, yêu cầu học sinh quan sát thảo luận nhóm, hoàn thành bảng 1 SGK
+ Gọi học sinh lên điền vào bảng phụ
+ Sửa chữa, chốt lại kiến thức
+ Hỏi: hãy nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với sự bay?
+ Đọc thông tin
+ Quan sát tranh
+ Thảo luận, hoàn thành bảng
+ 1 học sinh lên điền vào bảng phụ ® lớp theo dõi, bổ sung
+ Rút ra kết luận
==> GV Nhận xét, kết luận:
II/ Cấu tạo ngoài và di chuyển:
1) Cấu tạo ngoài của chim bồ câu:
- Thân hình thoi,chi trước biến thành cánh; da khô, toàn thân có lông vũ bao phủ. Lông vũ có 2 lớp:
+ Lông tơ mọc sát thân có vai trò giữ ấm cơ thể.
+ Lông ống : Bao phủ cơ thể có vai trò bảo vệ và lông ống ở cánh và đuôi chim có vai trò giúp chim bay . Lông ống có ống lông ở giữa, 2 bên là phiến lông có móc móc vào nhau.
- Chi sau có 4 ngón gồm 3 ngón trước và 1 ngón sau đều có vuốt .
- Cổ dài giúp đầu linh hoạt; đầu chim nhẹ nhờ hàm không có răng mà có mỏ sừng kéo dài thành mỏ
- Cuối thân có tuyến phao câu tiết chất nhờn để chim rỉa lên lông làm lông trơn mượt, không thấm nưóc
* Hoạt động III: Tìm hiểu về cách di chuyển của chim bồ câu.(5ph)
- Yêu cầu HS đọc □ & quan sát hình 41.3 . thực hiện điển bảng 2: So sánh kiểu bay vổ cánh và bay lượn.
- Gọi HS lên điền vào bảng phụ.
- Em hãy tìm trong thực tế những loài chim có kiểu bay vổ cánh, loài chim có kiểu bay lượn.
- HS dọc cá nhân, trao đổi hoàn thành bảng 2. Lên bảng điền vào bảng phụ.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- 1 vài HS phát biểu hiểu biết thực tế của mình, HS khác nhận xét.
==> GV Nhận xét, kết luận:
2) Di chuyển của chim:
Chim có 2 kiểu bay là bay vổ cánh và bay lượn.
4) Củng cố (4ph)
- Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với sự bay lượn.
- So sánh cấu tạo ngoài của chim và bò sát giống và khác nhau như thế nào ?
* Mỗi sáng thức dậy em cĩ nghe thấy tiếng chim khơng? Em đã làm gì để ngày càng được nghe nhiều tiếng chim kêu ?
5 ) Tổng kết (1ph):
- Nhận xét tiết học.
+ Dặn dò : Chuẩn bị cho bài thực hành.
--------------------------------------------
Tiết 44 Ngày soạn :11 - 2 - 2009
Bài 43: CẤU TẠO TRONG CỦA CHIM BỒ CÂU
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
+ Trình bày được cấu tạo, hoạt động các hệ cơ quan: tiêu hoá, bài tiết, hô hấp, tuần hoàn, sinh sản, thần kinh và giác quan
+ Phân tích được những đặc điểm cấu tạo trong của chim thích nghi với đời sống bay
2. Kĩ năng: quan sát tranh, so sánh, hoạt động nhóm
3. Thái độ: giáo dục ý thức bảo vệ tự nhiên
II. Phương pháp dạy học: trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp
III. Chuẩn bị :
+ Tranh cấu tạo trong của chim bồ câu
+ Mô hình chim bồ câu
+ HS kẻ bảng tr. 143 vào vở bài tập
IV. Lên lớp:
1) Ổn định tổ chưc ( 1ph):
2) Kiểm tra bài cũ (4ph):
- Cho biết thành phần cấu tạo các hệ cơ quan của chim bồ câu .
3) Bài mới (35ph)
* Hoạt động I: Tìm hiểu hệ tiêu hoá ( 5 ph)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
+ Yêu cầu học sinh nhắc lại các bộ phận của hệ tiêu hoá
+ Hỏi: - HTH của chim hoàn chỉnh hơn bò sát ở điểm nào?
- Vì sao chim có tốc độ tiêu hoá cao hơn bò sát?
+ GV giải thích: diều chứa và tiết dịch làm mềm thức ăn, dạ dày tuyến tiết dịch, dạ dày cơ nghiền thức ăn dễ dàng
+ Yêu cầu học sinh rút ra kết luận
==> GV Nhận xét , kết luận
+ Nhắc lại các bộ phận cấu tạo của hệ tiêu hoá
+ HS thảo luận ® trả lời câu hỏi:
- Có diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ
- Do hoàn chỉnh hơn nên TH nhanh hơn
- Đại diện nhómn phát biểu, nhóm khác bổ sung ==> Rút ra kết luận
1) Hệ tiêu hoá:
Hệ tiêu hoá của chim hoàn chỉnh hơn ở bò sát nên tốc độ tiêu hoá nhanh hơn, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
* Hoạt động II: Tìm hiểu về hệ tuần hoàn.(8ph)
+ Yêu cầu học sinh đọc thông tin
+ Hỏi: Cấu tạo Tim chim có gì khác so với chim thằn lằn? Giải thích sự sai khác đó có lợi gì cho chim ?
+ Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo
+ Treo tranh câm hệ tuần hoàn, yêu cầu học sinh lên trình bày sự tuần hoàn máu ở 2 vòng tuần hoàn
==> GV Nhận xét kết luận.
+ Học sinh đọc thông tin SGK, quan sát hình 43.
+ Thảo luận nhóm ® Trả lời câu hỏi: điểm khác nhau: tim 4 ngăn, nửa trái chứa máu đỏ tươi, nửa phải máu đỏ thẫm ® máu nuôi cơ thể giàu ôxi, sự trao đổi chất mạnh
+ Đại diện nhóm báo cáo
+ Trình bày sự tuần hoàn máu của 2 vòng tuần hoàn trên tranh câm
- Vẽ sơ đồ HTH chim
2) Hệ tuần hoàn : timchim có 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn kín, máu nuôi cơ thể giàu ôxi (màu đỏ tươi). Các van tim bảo đảm cho máu chảy theo 1 chiều
* Hoạt động III: Tìm hiểu Hệ hô hấp của chim.( 8ph)
+ Yêu cầu học sinh đọc thông tin, quan sát hình 43.2 SGK ® Thảo luận:
- So sánh hệ tiêu hóa của chim bồ câu với thằn lằn?
- Bề mặt trao đổi khí rộng có ý nghĩa gì đối với đời sống bay lượn của chim?
- Nêu vai trò của túi kh
+ Gọi đại diện nhóm trình bày
+ GV Giảng nhấn mạnh cách thở của chim khi đậu và khi bay. ==> Rút ra kết luận
+ Đọc thông tin, quan sát hình 43.2 SGK ® Thảo luận nhóm ® trả lời câu hỏi:
- Phổi có nhiều ống khí thông với hệ thống túi khí
- Bề mặt tiếp xúc khí lớn.nhạn đủ oxy cho máu
- Khi bay sự co dãn túi khí ® sự thông khí ở phổi
- Túi khí: giảm khối lượng riêng, giảm ma sát giữa các nội quan khi bay
+ Đại diện nhóm trình bày ® nhóm khác bổ sung
+ Tự rút ra kết luận
3) Hệ hô hấp :
+ Phổi có mạng ống khí dày đặc, nên bề mặt trao đổi khí rộng .Ống khí thông với túi khí
+ Cử động hô hấp được thực hiện:
- Khi bay: do co dản các túi khí, làm thành các bơm hút khí giúp không khí ra vào phổi.
- Khi chim đậu: Chim hô hấp theo kiểu thay đổi thể tích lồng ngực
* Hoạt động III: Tìm hiểu hệ bài tiết & sinh dục.(7ph)
+ Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin, quan sát hình 43.3 SGK . Thảo luận nội dung sau:
- Nêu đặc điểm hệ bài tiết và hệ sinh dục của chim?
- Những đặc điểm nào thể hiện sự thích nghi
của chim đối với sự bay
- So sánh với thằn lằn?
+ GV giảng , nhấn mạnh các kiến thức cần nhớ ==> Kết luận.
+ Nghiên cứu thông tin, quan sát hình 43.3 SGK. Thảo luận ® trả lời câu hỏi:
- Hệ bài tiết: không có bóng đái ® nước tiểu thải cùng phân
- Hệ sinh dục: chim mái chỉ có một buồng
trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển, con đực không có cơ quan giao phối
+ Đại diện nhóm trình bày ® nhóm khác nhận xét, bổ sung
4) Hệ bài tiết và sinh dục:
+ Hệ bài tiết: thận sau, không có bóng đái, nước tiểu thải ra ngoài cùng phân
+ Hệ sinh dục: Chim trống có một đôi tinh hoàn, chim mái chỉ có một buồng trứng trái phát triển; thụ tinh trong
* Hoạt động V: Tìm hiểu hệ thần kinh và giác quan ( 8ph)
+ Yêu cầu học sinh đọc □, quan sát hình 43.4
+ Yêu cầu học sinh so sánh bộ não chim với thằn lằn
+ Hỏi: Hãy cho biết chức năng các bộ phận của não?
GV nhận xét , kết luận.
+ Đọc thông tin, quan sát hình 43.4® so sánh bộ não chim với thằn lằn
+ 1 vài học sinh trình bày ® lớp nhận xét, bổ sung
+ HS trả lời
II/ Thần kinh và giác quan:
+ Chim có bộ não phát triển: não trước lớn, tiểu não có nhiều nếp nhăn, não giữa có 2 thuỳ thị giác
+ Giác quan: Mắt tinh, có mi thứ 3 mỏng; tai có ống tai ngoài
4) Củng cố (4ph)
- Trình bày các đặc điểm của hệ hô hấp và tuần hoàn của chim thích nghi với đời sống bay lượn?
5) Tổng kết ( 1ph) - Nhận xét tiết học.
- Dặn dò chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.
----------------------------------------------------
Tiết 45 Ngày soạn 14 - 2 - 09
Bài 42: THỰC HÀNH: QUAN SÁT BỘ XƯƠNG - MẪU MỔ CHIM BỒ CÂU
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
+ Nhận biết một số đặc điểm của bộ xương chim thích nghi với đời sống bay
+ X. định được các hệ cơ quan: T.hoàn, H. hấp, T. hoá, bài tiết, S. sản của chim bồ câu trên mẫu mổ
2. Kĩ năng: quan sát tranh, nhận biết các bộ phận trên mẫu mổ, hoạt động nhóm
3. Thái độ: giáo dục ý thức nghiêm túc, tỉ mỉ
II. Phương pháp dạy học: trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp
III. Chuẩn bị :
1. Giáo viên: + Tranh cấu tạo trong, bộ xương của chim bồ câu
+ Mô hình chim bồ câu, Mẫu mổ trình bày nội quan
2. Học sinh: kẻ bảng tr. 139 vào vở bài tập
IV. Tiến trình bài học:
Ổn định tổ chức ( 1ph)
Kiểm tra bài cũ ( 4ph):
- Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với sự bay lượn.
- So sánh cấu tạo ngoài của chim và bò sát giống và khác nhau như thế nào ?
Bài mới ( 35ph):
Hoạt động 1: quan sát bộ xương chim bồ câu ( 12ph)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Yêu cầu học sinh quan sát bộ xương, đối chiếu hình 42.1 SGK Thảo luận các nội dung sau:
- Bộ xương chim có mấy phần , là những phần nào ?
- Mô tả mỗi phần của bộ xương chim.
- Những đặc điểm nào của bộ xương giúp chim thích nghi với sự bay lượn .
+ Chốt lại kiến thức- Yêu cầu đại diện các nhóm phát biểu ý kiến .
+ Quan sát bộ xương, hình SGK® nhận biết các phần bộ xương
(Yêu cầu nêu được: xương đầu, xương cột sống, xương lồng ngực, xương đai, xương chi)
+ Trình bày các thành phần trên mẫu bộ xương
+ Thảo luận, thống nhất ý kiến trả lời
+ Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung
==> GV nhận xét, kết luận:
I ) Bộ xương chim:có đặc điểm nhẹ, xốp , mỏng, vững chắc thích nghi với sự bay.
-Xương đầu : Có hộp sọ rộng mỏng, hốc mắt lớn , nhẹ.
- Cột sống :phần cổ và đuôi cử động được, phần lưng và hông gắn liền nhau làm chổ tựacho dai vai và đai hông.
- Xương chi có chi trước biến thành cánh
* Hoạt động 2: Quan sát các nội quan trên mẫu mổ ( 23 ph)
Hoạt động theo nhóm:
+ Yêu cầu các nhóm quan sát tranh 42.2 SGK ® Xác định vị trí các hệ cơ quan
+ các nhóm quan sát mẫu mổ đối chiếu với tranh ® Nhận biết hệ cơ quan, thành phần cấu tạo của từng hệ ® hoàn thành bảng tr 139
+ Gọi học sinh lên điền vào bảng phụ.
+ Chốt lại kiến thức
+ Treo tranh cấu tạo trong, yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày cấu tạo các hệ cơ quan của chim.
+ Hỏi: hệ tiêu hóa của chim bồ câu có gì khác so với các lớp khác đã học?
+ Quan sát tranh SGK® Xác định vị trí các hệ cơ quan
+ Quan sát mẫu mổ đối chiếu với tranh ®Nhận biết hệ cơ quan, thành phần cấu tạo của từng hệ ® hoàn thành bảng tr 139
+ Đại diện nhóm lên điền vào bảng ® các nhóm nhận xét, bổ sung
+ Lên trình bày trên tranh cho cả lớp quan sát
+ Trả lời: thực quản có diều; dạ dày gồm dạ dày cơ và dạ dày tuyến
==> GV nhận xét, Kết luận chung:
II/ Các hệ cơ quan:
* Hệ tiêu hoá gồm : T.quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột, lổ huyệt, gan , tuỵ.
* Hệ Hô hấp gồm : khí quản, phổi.
* Hệ Tuần hoàn gồm: Tim, các động mạch, tì (hay lá lách: tạo bạch cầu, phá huỷ hồng cầu già )
* Hệ Bài tiết gồm : thận
4) Củng cố (4ph) - Tìm những đặc điểm cấu tạo trong của chim thích nghi với sự bay ?
5) Tổng kết ( 1ph): - Nhận xét tiết học.
- Dặn dò chuẩn bị cho bài học tiếp theo.
Tiết 46 Ngày soạn : 16 - 2 - 2009
ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CHIM
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
+ Trình bày được các đặc điểm đặc trưng của các nhóm chim thích nghi với đời sống từ đó thấy được sự đa dạng của lớp chim
+ Nêu được đặc điểm chung và vai trò của lớp chim
2. Kĩ năng: quan sát tranh, so sánh, hoạt động nhóm
3. Thái độ: giáo dục ý thức bảo vệ các loài chim có lợi- Lồng ghép GDMT
II. Phương pháp dạy học: trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp
III. Chuẩn bị của Gv và Hs:
1. Giáo viên + Tranh về các loại chim
+ Bảng phụ ghi nội dung bảng tr. 145
+ Phiếu học tập: ( Mẫu vàĐáp án)
Nhóm chim
Đại diện
Môi trường sống
Đặc điểm cấu tạo
Cánh
Cơ ngực
Chân
Ngón
Chạy
Đà điểu
thảo nguyên, sa mạc
Ngắn, yếu
Không phát triển
Cao, to khoẻ
2-3 ngón
Bơi
Chim cánh cụt
Biển
Dài, khoẻ
Rất phát triển
Cao, to, khoẻ
4 ngón có màng bơi
Bay
Chim ưng
Núi đá
Dài, khoẻ
Phát triển
To, có vuốt cong
4 ngón
2. Học sinh: kẻ bảng tr. 145 vào vở bài tập
IV- Lên lớp:
1) Ổn định tổ chức ( 1ph):
2) Kiểm tra bài cũ ( 4ph):
-Mô tả cấu tạo và hoạt động của hệ tiêu hoá và hệ hô hấp của chim bồ câu.
- Mô tả cấu tạo và hoạt động của hệ tuần hoàn và hệ bài tiết của chim bồ câu.
3 Bài mới: ( 35phút)
* Hoạt động I: Tìm hiểu các nhóm chim.
Hoạt động của thầy
hoạt động của trò
+ Gọi học sinh đọc thông tin 1,2,3 SGK, quan sát hình các nhóm chim, điền vào phiếu học tập
+ Gọi đại diện nhóm trình bày ® chốt lại kiến thức
+ Hỏi: Nêu đặc điểm cấu tạo của các nhóm chim thích nghi với đời sống: chạy nhanh trên thảo nguyên, bơi giỏi, bay
+ Yêu cầu học sinh đọc bảng tr. 145 ® điền vào chỗ trống nội dung thích hợp
+ đáp án đúng: bộ ngỗng, bộ gà, bộ cắt, bộ cú lợn
+ Yêu cầu HS nêu thêm ví dụ về các nhóm chim
+ Yêu cầu học sinh thảo luận: Vì sao nói lớp chim rất đa dạng?
+ GV Chốt lại kiến thức ==>Kết luận
+ Đọc thông tin, quan sát hình ® điền vào phiếu học tập
+ Đại diện các nhóm trình bày ® nhóm khác theo dõi, bổ sung
+ Nêu đặc điểm cấu tạo của các nhóm chim thích nghi với đời sống
+ Đọc nội dung bảng ® điền vào chỗ trống
+ Nêu tên một số đại diện thuộc các nhóm chim chạy, chim bơi, chim bay
+ Thảo luận nhóm ® rút ra nhận xét về sự đa dạng của lớp chim: đa dạng về loài, về cấu tạo, về môi trường sống
1) Sự da dạng của chim:
Lớp chim rất đa dạng, số loài nhiều, chia làm 3 nhóm: nhóm chim chạy, nhóm chim bay, nhóm chim bơi. Chúng có lối sống và môi trường sống phong phú.Mỗi bộ chim có những đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống của chúng.
* Hoạt động II: Tìm hiểu Đặc điểm chung của lớp chim:
+ Yêu cầu học sinh nêu đặc điểm chung của lớp chim về:
- Môi trường sống
- Đặc điểm cơ thể
- Đặc điểm chi
- Đặc điểm hệ hô hấp, tuần hoàn, sinh sản, nhiệt độ cơ thể
+ GV Chốt lại kiến thức ==> Kết luận:
+ Thảo luận, rút ra đặc điểm chung của lớp chim:
- Sống trên cạn, dưới nước, trên không
- Thân có lông vũ bao phủ, mỏ sừng
- Chi trước biến thành cánh
- Phổi có mạng ống khí thông với hệ thống túi khí
- Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đỏ tươi đặc điểm nuôi cơ thể
- Trứng có vỏ đá vôi, có hiện tượng ấp trứng, nuôi con non bằng sữa diều
- Là động vật hằng nhiệt
2) Đặc điểm chung của lớp chim:
- Thân có lông vũ bao phủ, hàm không có răng có mỏ sừng
- Chi trước biến thành cánh
- Phổi có mạng ống khí thông với hệ thống túi khí
- Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
- Trứng có vỏ đá vôi, có tập tính ấp trứng, nuôi con non bằng sữa diều
- Là động vật hằng nhiệt
* Hoạt động III: Tìm hiểu về vai trò của chim
+ Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK
+ Hỏi:
- Chim có lợi ích gì đối với đời sống?
- Nêu tác hại của chim?
+ Gọi học sinh trả lời® chốt lại kiến thức
+ Nghiên cứu thông tin
+ Nêu những mặt lợi và hại của chim, cho ví dụ
+ Học sinh trả lời, lớp bổ sung
III- Vai trò của chim:
+ Lợi ích:
- Bắt sâu bọ có hại, gặm nhấm
- Làm thực phẩm, làm cảnh, làm vật trang trí
- Giúp cho sự phát tán của thực vật
- Được huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch
+ Tác hại: ăn hạt, quả, cá
4) Củng cố (4ph):
- Nêu một số đặc điểm thích nghi với lới sống của nhóm chim chạy, chim bơi & chim bay.
- Nêu đặc điểm chung của chim.
5) Tổng kết (1ph):
- Nhận xét tiết học.
- Dặn đọc bài Em có biết và chuẩn bị cho bài tiếp theo.
-------------------------------------------
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_lop_chim_nguyen_dung.doc