I- Mục tiêu:
- Phân biệt động vật với thực vật, thấy chúng có những đặc điểm chung của sinh vật, nhưng chúng cũng khác nhau về một số đặc điểm cơ bản.
- Nêu được các đặc điểm của động vật để nhận biết chúng trong thiên nhiên.
- Phân biệt được ĐVKXS với ĐVCXS và vai trò của chúng trong thiên nhiên và đời sống con người.
II- Chuẩn bị:
- Tranh vẽ H 2.1; 2.2 sgk
- Bảng phụ
III- Tiến trình tiết học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Câu hỏi: Giới động vật đa dạng phong phú thể hiện như thế nào?
GV nhận xét và giới thiệu bài mới - HS trả lời:
+ Giới động vật vô cùng đa dạng, phong phú với khoảng 1,5 triệu loài đã được phát hiện.
+ Động vật phân bố ở khắp các môi trường như: nước mặn, nước ngọt, nước lợ, trên cạn, trên khôngvà ngay cả vùng cực băng giá quanh năm.
Hoạt động 2: Phân biệt động vật với thực vật
GV cho HS quan sát H 2.1 và giáo viên phân tích tranh vẽ
GV treo bảng phụ - yêu cầu HS thảo luận và điền vào bảng - HS quan sát H 2.1
- HS thảo luận và điền vào bảng
97 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/07/2022 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 1-46 (Bản hay), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm
Tiết 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú
I- Mục tiêu:
- HS hiểu được thế giới động vật đa dạng phong phú (về loài, kích thước, về số lượng cá thể và môi trường sống )
- Xác định được nước ta đã được thiên nhiên ưu đãi nên có một thế giới động vật đa dạng phong phú như thế nào?
- Kĩ năng nhận biết các động vật qua các hình vẽ và liên hệ đến thực tế.
II- Chuẩn bị: Tranh vẽ H 1.1; 1.2; 1.3; 1.4 sgk
III- Tiến trình tiết học:
Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung chương trình sinh học 7 và bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ỉ GV giới thiệu nội dung chương trình sinh học 7: Nghiên cứu về giới động vật.
ỉ GV giới thiệu nội dung bài 1
Hoạt động 2: Đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể.
ỉ GV cho HS đọc thông tin sgk, quan sát hình vẽ 1.1; 1.2 sgk, trả lời câu hỏi
? Hãu nêu một vài ví dụ tương tự ở địa phương em để chứng minh sự đa dạng phong phú của thế giới động vật như:
Hãy kể tên các loài động vật thu thập được khi:
Kéo một mẻ lưới trên biển.
Tát một ao cá
Đơm đó qua một đêm ở đầm, hồ...
Hãy kể tên các động vật tham gia vào “bản giao hưởng” thường cất lên suốt đêm hè trên cánh đồng quê nước ta.
? Qua đó em có nhận xét gì về giới động vật xung quanh chúng ta?
ỉ GV cho HS đọc tiếp thông tin sgk
- HS đọc thông tin sgk, quan sát hình vẽ
- HS trả lời câu hỏi
+ Thành phần loài trong một mẻ lưới hay ao cá gồm rất nhiều loài ĐV khác nhau như: cá, tôm, cua, ốc, mực, giun,...
+ Âm thanh của các động vật tham gia vào bản giao hưởng như: ếch, nhái, dế, châu chấu, ve sầu,...Riêng vẹt đã có tới 316 loài
* Giới động vật vô cùng đa dạng, phong phú với khoảng 1,5 triệu loài đã được phát hiện.
* Bên cạnh những động vật có kích thước hiển vi (ĐVNS ) còn có các động vật có kích thước rất lớn như cá voi xanh...
- HS đọc thông tin sgk phần tiếp theo
Hoạt động 3: Đa dạng về môi trường sống
ỉ GV cho HS quan sát H 1.3; 1.4 sgk - yêu cầu HS ghi tên động vật vào phần chú thích ở H 1.4
ỉ GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi sgk:
? Đặc điểm nào giúp chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực?
? Nguyên nhân nào khến động vật vùng nhiệt đới đa dạng phong phú hơn ĐV vùng ôn đới và Nam cực?
? Động vật nước ta có đa dạng, phong phú không? Vì sao?
? Qua đó em rút ra nhận xét gì?
- HS quan sát H 1.3; 1.4 , ghi tên động vật vào phần chú thích ở H 1.4
+ Dưới nước có: các loài cá, mực, bạch tuộc, trai, sò, rắn...
+ Trên cạn có: Các loài thú như báo, hổ, mèo, sư tử, chuột, cóc, ...
+ Trên không có: Các loài chim, chuồn chuồn, ong, muỗi, bướm,...
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
* Động vật phân bố ở khắp các môi trường như: nước mặn, nước ngọt, nước lợ, trên cạn, trên khôngvà ngay cả vùng cực băng giá quanh năm.
Hoạt động 4: Tóm tắt bài, kiểm tra- đánh giá và dặn dò.
* GV cho HS đọc ghi nhớ SGK
* HS trả lời câu hỏi: Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú?
Dặn dò: Học bài và trả lời câu hỏi vào vở. Chuẩn bị trước bài 2
- HS đọc ghi nhớ SGK
- HS trả lời câu hỏi: Chúng ta phải bảo vệ môi trường sống của ĐV. trước hết là học tốt phần động vật trong chương trình sinh học 7
Ngày tháng năm
Tiết 2: : Phân biệt động vật với thực vật.Đặc điểm chung của động vật
I- Mục tiêu:
- Phân biệt động vật với thực vật, thấy chúng có những đặc điểm chung của sinh vật, nhưng chúng cũng khác nhau về một số đặc điểm cơ bản.
- Nêu được các đặc điểm của động vật để nhận biết chúng trong thiên nhiên.
- Phân biệt được ĐVKXS với ĐVCXS và vai trò của chúng trong thiên nhiên và đời sống con người.
II- Chuẩn bị:
- Tranh vẽ H 2.1; 2.2 sgk
- Bảng phụ
III- Tiến trình tiết học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Câu hỏi: Giới động vật đa dạng phong phú thể hiện như thế nào?
ỉ GV nhận xét và giới thiệu bài mới
- HS trả lời:
+ Giới động vật vô cùng đa dạng, phong phú với khoảng 1,5 triệu loài đã được phát hiện.
+ Động vật phân bố ở khắp các môi trường như: nước mặn, nước ngọt, nước lợ, trên cạn, trên khôngvà ngay cả vùng cực băng giá quanh năm.
Hoạt động 2: Phân biệt động vật với thực vật
ỉ GV cho HS quan sát H 2.1 và giáo viên phân tích tranh vẽ
ỉ GV treo bảng phụ - yêu cầu HS thảo luận và điền vào bảng
- HS quan sát H 2.1
- HS thảo luận và điền vào bảng
Đặc điểm cơ thể
Cấu tạo từ TB
Thành xenlulozơ
Lớn lên và sinh sản
Chất hữu cơ nuôi cơ thể
Khả năng di
chuyển và hệ TK
Không
Có
Không
Có
Không
Có
Tự tổng hợp được
Sử dụng chất hữu cơ có sẵn
Không
Có
Thực vật
P
P
P
P
P
Động vật
P
P
P
P
P
? Qua bảng hãy rút ra đặc điểm giống nhau giữa động vật và thực vật?
? Động vật khác thực vật ở các đặc điểm nào?
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi
* Động vật giống thực vật: Cùng cấu tạo từ tế bào, cùng lớn lên và sinh sản
* Động vật khác thực vật: Cấu tạo TB không có thành xenlulozơ, sử dụng chất hữu cơ có sẵn, có hệ thần kinh và giác quan.
Hoạt động 3: Đặc điểm chung của động vật
ỉ GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk, thảo luận và tìm ra đặc điểm chung của động vật.
- HS nghiên cứu sgk, thảo luận và trình bày
* Đặc điểm chung của động vật
+ Có khả năng di chuyển
+ Có hệ thần kinh và giác quan
+ Dị dưỡng tức khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn
Hoạt động 4: Sơ lược phân chia giới động vật và vai trò của động vật
ỉ GV giới thiệu sơ lược phân chia giới động vật gồm 2 nhóm: ĐVKXS và ĐVCXS
ỉ GV treo bảng phụ (bảng 2 ) - yêu cầu HS điền tên động vật đại diện vào cột 3
- HS điền tên động vật vào bảng
Hoạt động 5: Tóm tắt bài, kiểm tra- đánh giá và dặn dò.
* GV cho HS đọc ghi nhớ SGK
* HS trả lời câu hỏi: Nêu đặc điểm chung của ĐV.
Dặn dò: Học bài và trả lời câu hỏi vào vở.
Chuẩn bị trước bài 3: Mỗi nhóm lấy 3 mẫu nước (váng ) ở cống rãnh, ao, hồ cho vào 3 lọ.
Nuôi cấy ĐVNS: Cắt rơm khô cho nhỏ cho vào bình thủy tinh, dùng nan tre giữ rơm chìm dưới đáy bình rồi đổ ngập nước tới 3/4 bình, nước lấy từ ao, hồ. Sau đó chụp giấy nilon trong suốt lên trên có đục lỗ thông khí và đặt cạnh cửa sổ
* HS đọc ghi nhớ SGK
* HS trả lời: Đặc điểm chung của ĐV.
+ Có khả năng di chuyển
+ Có hệ thần kinh và giác quan
+ Dị dưỡng tức khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn
Ngày tháng năm
Chương I: ngành động vật nguyên sinh
Tiết 3 : thực hành : Quan sát một số động vật nguyên sinh
I- Mục tiêu:
- HS nhận biết được nơi sống của ĐVNS (cụ thể là trùng roi, trùng giày ) cùng cách thu thập và nuôi cấy chúng.
- Quan sát và nhận biết trùng roi, trùng giày trên tiêu bản hiển vi, thấy được cấu tạo và cách di chuyển của chúng.
- Củng cố kĩ năng quan sát và sử dụng kính hiển vi.
II- Chuẩn bị:
- Tranh vẽ trùng roi, trùng giày và mô hình nếu có.
- Kính hiển vi, lam kính, lá kính
- Mẫu vật nuôi cấy, váng nước.
III- Tiến trình tiết học:
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị trước khi thực hành.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ỉ GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (mẫu nước nuôi cấy va váng nước )
ỉ GV phát dụng cụ (kính hiển vi, lam kính ) theo nhóm.
ỉ GV giới thiệu nội dung của bài thực hành
- HS kiểm tra mẫu nước của nhóm
- HS nhận dụng cụ thực hành của nhóm mình.
Hoạt động 2: Quan sát trùng giày
ỉ GV làm sẵn tiêu bản lấy từ giọt nước được nuôi cấy trong bình nuôi cấy.
ỉ GV quan sát và gọi đại diện nhóm HS lên quan sát.
ỉ GV hướng dẫn các nhóm làm tiêu bản và tiến hành quan sát theo nhóm
ỉ GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi
? Trùng giày có hình dạng như thế nào?
? Trùng giày di chuyển như thế nào?
ỉ GV treo hình vẽ trùng giày - yêu cầu HS quan sát và nhận xét
- HS quan sát GV tiến hành
- Đại diện HS lên quan sát theo chỉ định của GV
- Nhóm HS làm tiêu bản theo hướng dẫn
và tiến hành quan sát
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi
- HS quan sát và nhận xét
Hoạt động 3: Quan sát trùng roi
ỉ GV làm sẵn tiêu bản lấy từ giọt nước váng xanh ở ao hồ.
ỉ GV quan sát và gọi đại diện nhóm HS lên quan sát.
ỉ GV hướng dẫn các nhóm làm tiêu bản và tiến hành quan sát theo nhóm
ỉGV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi
? Trùng roi có hình dạng như thế nào?
? Trùng roi di chuyển như thế nào?
ỉ GV treo hình vẽ trùng roi - yêu cầu HS quan sát và nhận xét
- HS quan sát GV tiến hành
- Đại diện HS lên quan sát theo chỉ định của GV
- Nhóm HS làm tiêu bản theo hướng dẫn
và tiến hành quan sát
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi
- HS quan sát và nhận xét
Hoạt động 4: Kết thúc tiết thực hành
- GV nhận xét về sự chuẩn bị mẫu của từng nhóm.
- GV hướng dẫn HS thu dọn dụng cụ rửa và trả. Vệ sinh phòng thực hành
- GV nhận xét về ý thức của HS trong tiết thực hành và kết quả thực hành của nhóm (kĩ năng quan sát, sử dụng kính hiển vi )
- GV hướng dẫn HS thu hoạchvào vở (HS vẽ hình dạng trùng giày và trùng roi đã quan sát được vào vở và chú thích )
Ngày tháng năm
Tiết 4: Trùng roi
I- Mục tiêu:
- Mô tả được cấu tạo trong, cấu tạo ngoài của trùng roi.
- Trên cơ sở cấu tạo, nắm được cách dinh dưỡng và sinh sản cuả chúng.
- Tìm hiểu cấu tạo của tập đoàn trùng roi và quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào với động vật đa bào.
II- Chuẩn bị:
- Tranh vẽ H 4.1; 4.2; 4.3 sgk
- Bảng phụ
III- Tiến trình tiết học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ỉ GV kiểm tra phần thu hoạch của HS
Câu hỏi: Nêu hình dạng của trùng roi và cách lấy mẫu trùng roi.
ỉ GV nhận xét và giới thiệu bài mới
- HS trả lời: Trùng roi có hình thoi đầu tù, đuôi nhọn, lấy mẫu trùng roi ở các váng nước ao hồ.
Hoạt động 2: Trùng roi xanh
? Trùng roi xanh sống ở đâu?
ỉ GV treo H 4.1 sgk
? Cơ thể trùng roi xanh có đặc điểm gì?
? Trùng roi xanh có hình dạng như thế nào?
? Trùng roi xanh có cấu tạo như thế nào?
? Trùng roi xanh di chuyển bằng cách nào?
ỉ GV cho HS đọc thông tin 3 sgk
? Hãy cho biết hình thức dinh dưỡng của trùng roi xanh?
? Vì sao trùng roi xanh có thể dinh dưỡng như thực vật? Điều đó nói lên điều gì?
ỉ GV yêu cầu HS đọc thông tin 4 sgk
ỉ GV treo H 4.2 sgk
? Hãy diễn đạt bằng lời 6 bước sinh sản phân đôi của trùng roi xanh?
ỉ GV bổ sung và chốt lại
ỉ GV cho HS đọc thí nghiệm sgk - yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi sgk
1. Cấu tạo và di chuyển
- HS trả lời câu hỏi
- HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi
* Nơi sống: Trùng roi xanh sống trong nước ao, hồ, đầm, ruộng...kể cả vũng nước mưa.
* Cấu tạo
+ Cơ thể trùng roi xanh là 1 tế bào, có kích thước hiển vi
+ Hình thoi, đầu nhọn đuôi tù, có 1 roi dài.
+Cấu tạo cơ thể gồm nhân, chất nguyên sinh chứa các hạt diệp lục, các hạt dự trữ, không bào co bóp và điểm mắt.
* Di chuyển: Bằng roi
- HS đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi
2. Dinh dưỡng: gồm 2 hình thức:
+ Tự dưỡng: Nhờ các hạt diệp lục
+ Dị dưỡng: Thấm qua màng tế bào
3. Sinh sản:
- HS đọc thông tin sgk, quan sát hình vẽ
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi
* Cá thể phân đôi theo chiều dọc, nhân phân đôi trước tiếp theo là chất nguyên sinh và các bào quan.
4. Tính hướng sáng
- HS đọc thí nghiệm, thảo luận và trả lời câu hỏi.
* Trùng roi xanh luôn luôn hướng về phía ánh sáng để dinh dưỡng
Hoạt động 3: Tập đoàn trùng roi
ỉ GV treo H 4.3 sgk và giới thiệu khái quát về tập đoàn trùng roi.
? Hình vẽ 4.3 nói lên điều gì?
? Tập đoàn trùng roi nói lên điều gì về nguồn gốc của động vật đa bào?
ỉ GV yêu cầu HS thảo luận và làm bài tập sgk
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
* Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào có roi liên kết với nhau tạo thành -> chúng gợi ra mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào
Hoạt động 4: Tóm tắt bài, kiểm tra- đánh giá và dặn dò.
* GV cho HS đọc ghi nhớ SGK
* HS trả lời câu hỏi: Trùng roi giống và khác thực vật ở những điểm nào?
Dặn dò: Học bài và trả lời câu hỏi vào vở. Chuẩn bị trước bài 6
- HS đọc ghi nhớ SGK
- HS trả lời:
Trùng roi giống thực vật: có cấu tạo từ tế bào, cũng gồm nhân chất nguyên sinh, khả năng dị dưỡng...
Trùng roi khác thực vật: Có khả năng di chuyển, dị dưỡng và các đặc điểm khác như động vật
Ngày tháng năm
Tiết 5: Trùng biến hình và trùng giày
I- Mục tiêu:
- HS phân biệt được đặc điểm cấu tạo và lối sống của trùng biến hình và trùng giày.
- Với 2 đại diện này nắm được đặc điểm khái quát như: cách di chuyển, dinh dưỡng, cách sinh sản. Từ đó so sánh với nhau.
II- Chuẩn bị:
- Tranh vẽ cấu tạo trùng biến hình và trùng giày
- Mô hình trùng biến hình và trùng giày.
III- Tiến trình tiết học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản của trùng roi xanh.
Câu 2: Trùng roi giống và khác thực vật như thế nào?
ỉ GV nhận xét và giới thiệu bài mới
HS 1 trả lời: Cấu tạo hiển vi chỉ gồm 1 tế bào, có nhân hạt diệp lục, không bào...
Dinh dưỡng: có 2 hình thức tự dưỡng và dị dưỡng
Sinh sản: Phân đôi theo chiều dọc
HS 2 trả lời:
Giống
Khác:
Hoạt động 2: Trùng biến hình
ỉ GV cho HS đọc thông tin SGK
? Trùng biến hình thường sống ở đâu?
ỉ GV cho HS đọc thông tin sgk và quan sát hình vẽ trùng biến hình.
? Hãy cho biết cấu tạo của trùng biến hình?
? Trùng biến hình di chuyển như thế nào?
? Tại sao động vật nguyên sinh này lại được gọi là trùng biến hình?
ỉ GV treo tranh vẽ 5.2 yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời bài tập
? Hãy trình bày hoạt động bắt mồi, tiêu hóa mồi của trùng biến hình?
? Sự trao đổi khí, chât thải được thực
hiện như thế nào?
- HS đọc thông tin và trả lời
* Nơi sống: Trùng biến hình thường sống ở mặt bùn trong các ao tù hay hồ nước lặng.
1. Cấu tạo và di chuyển.
- HS đọc thông tinh sgk, quan sát hình vẽ trả lời câu hỏi
* Cấu tạo: Trùng biến hình là cơ thể đơn bào đơn giản nhất gồm một khối chất nguyên sinh lỏng và nhân.
* Di chuyển: nhờ chân giả
2. Dinh dưỡng.
HS đọc thông tin sgk và làm bài tập
(2, 1, 3, 4 )
HS trả lời
* Chân giả bắt mồi, không bào tiêu hóa tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa mồi nhờ
dịch tiêu hóa à tiêu hóa nội bào
? Hãy cho biết hình thức sinh sản của trùng biến hình?
* Sự trao đổi khí được thực hiện qua bề mặt cơ thể, nước thừa tập trung về không bào co bóp thải ra ngoài. Chất thải qua bề mặt cơ thể.
3. Sinh sản: Phân đôi
Hoạt động 3: Trùng giày
ỉ GV cho HS quan sát hình vẽ 5.3
? Hãy nêu cấu tạo của trùng giày? So sánh với trùng biến hình.
? Trùng giày di chuyển như thế nào?
? Hãy cho biết cách dinh dưỡng của trùng giày?
ỉ GV yêu cầu HS thảo luận, làm bài tập
? Tiêu hóa của trùng giày so với trùng biến hình em có nhận xét gì?
? Kể các hình thức sinh sản của trùng giày?
? Qua các đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản của trùng giày và trùng biến hình, em rút ra nhận xét gì?
- HS quan sát hình vẽ, thảo luận và trả lời câu hỏi
1. Cấu tạo:
* Cơ thể gồm 2 nhân (nhân lớn, nhân nhỏ), 2 không bào co bóp hình hoa thị.
* Chỗ lõm của cơ thể là rãnh miệng, cuối rãnh miệng có lỗ miệng và hầu.
- HS trả lời câu hỏi
* Di chuyển: Nhờ lông bơi
- HS trả lời câu hỏi
2. Dinh dưỡng:
* Thức ăn vào lỗ miệng (nhờ lông bơi) - > hầu -> không bào tiêu hóa. Chất thải ra ngoài qua lỗ thoát.
- HS thảo luận và làm bài tập
( Nhân trùng giày nhiều hơn, hình dạng khác nhau, không bào co bóp ở vị trí cố định và có cấu tạo phức tạp hơn )
- HS trả lời ( Bộ phận tiêu hóa của trùng giày được chuyên hóa và cấu tạo phức tạp hơn )
3. Sinh sản:
- HS trả lời câu hỏi
* Sinh sản vô tính: Phân đôi
* Sinh sản hữu tính: Tiếp hợp
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi
Hoạt động 4: Tóm tắt bài, kiểm tra- đánh giá và dặn dò.
* GV cho HS đọc ghi nhớ SGK
* HS trả lời câu hỏi: Câu 1: Trùng biến hình di chuyển, bắt mồi, tiêu hóa mồi như thế nào?
Câu 2: Trùng giày di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hóa và thải bã như thế nào?
Dặn dò: Học bài và trả lời câu hỏi vào vở. Chuẩn bị trước bài 6
HS đọc ghi nhớ SGK
HS 1: Di chuyển nhờ hình thành chân giả, dùng chân giả để bắt mồi và tiêu hóa mồi nhờ hình thành không bào tiêu hóa.
HS 2: Di chuyển lấy thức ăn nhờ lông bơi, tiêu hóa nhờ không bào tiêu hóa và thải bã qua lỗ thoát.
Ngày tháng năm
Tiết 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét
I- Mục tiêu:
- HS hiểu được trong số các loài động vật nguyên sinh, có nhiều loài gây bệnh nguy hiểm, trong đó có trùng kiết lị và trùng sốt rét.
- HS nhận biết được nơi kí sinh, cách gây hại, từ đó rút ra các biện pháp phòng chống trùng kiết lị và trùng sốt rét.
- HS hiểu được rằng riêng trùng sốt rét gây ra bệnh nguy hiểm đến nay vẫn còn tái phát do muỗi Anôphen truyền bệnh, nên cần phân biệt được muỗi Anophen và muỗi thường. Các biện pháp phòng chống bệnh đó ở nước ta.
II- Chuẩn bị:
- Tranh vẽ cấu tạo và vòng đời cuả trùng kiết lị và trùng sốt rét
- Bảng phụ
III- Tiến trình tiết học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Câu 1: Trùng biến hình sống ở đâu? Di chuyển, bắt mồi, tiêu hóa mồi như thế nào?
Câu 2: Trùng giày có cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản phức tạp thể hiện như thế nào?
ỉ GV nhận xét và giới thiệu bài mới
HS 1: Trùng biến hình sống ở lớp váng ao hồ ngoài tự nhiên hay ở trong bình nuôi cấy. Chúng di chuyển nhờ hình thành chân giả, dùng chân giả để bắt mồi và tiêu hóa mồi nhờ hình thành không bào tiêu hóa.
HS 2: Trùng giày tuy cơ thể cũng là một tế bào nhưng có cấu tạo phức tạp hơn như có nhiều nhân trùng giày nhiều hơn, hình dạng khác nhau, không bào co bóp ở vị trí cố định và có cấu tạo phức tạp hơn, bộ phận tiêu hóa của trùng giày được chuyên hóa và cấu tạo phức tạp hơn, hình thức sinh sản của trùng giày có thêm hình thức sinh sản hữu tính
Hoạt động 2: Trùng kiết lị
ỉ GV cho HS quan sát hình vẽ 6.1, kết hợp đọc thông tin sgk
? Trùng kiết lị sống ở đâu?
ỉ GV treo bảng phụ yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi sgk bằng cách đánh dấu vào ý trả lời đúng.
? Trùng kiết lị có cấu tạo như thế nào?
- HS quan sát hình vẽ, đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi
* Nơi sống: Ký sinh ở ruột
- HS thảo luận và đánh dấu vào bảng
- HS trả lời
? Trùng kiết lị dinh dưỡng bằng cách nào?
ỉ GV treo hình vẽ 6.2 và phân tích thêm
* Cấu tạo:
Trùng kiết lị giống trùng biến hình nhưng chân giả rất ngắn
* Dinh dưỡng: ăn hồng cầu
Hoạt động 3: Trùng sốt rét
? Hãy cho biết nơi sống của trùng sốt rét?
ỉ GV cho HS đọc thông tin sgk và hỏi
? Dựa vào thông tin sgk, hãy nêu cấu tạo của trùng sốt rét?
? Cách dinh dưỡng của trùng sốt rét như thế nào?
ỉ GV treo hình vẽ 6.3 và 6.4
? Dựa vào hình vẽ, hãy phân biệt sự khác nhau giữa muỗi thường và muỗi Anophen?
? Hãy nêu vòng đời của trùng sốt rét?
? Khi người bệnh có trùng sốt rét kí sinh đưa đến hậu quả như thế nào?
ỉ GV yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành bảng.
? Qua đặc điểm của trùng kiết lị và trùng sốt rét, em thấy đặc điểm cấu tạo của chúng thích nghi với lối sống kí sinh như thế nào?
ỉ GV thông báo về tình hình bệnh sốt rét ở nước ta và cách phòng tránh.
- HS trả lời câu hỏi
* Nơi sống: Ký sinh trong máu người, trong thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anophen.
- HS đọc thông tin sgk và trả lời câu hỏi
1. Cấu tạo và dinh dưỡng:
* Kích thước nhỏ, không có bộ phận di chuyển và các không bào.
* Dinh dưỡng: Thực hiện qua màng tế bào.
2. Vòng đời:
* Trùng sốt rét vào hồng cầu sử dụng hết chất nguyên sinh, sinh sản vô tính rất nhanh cho nhiều cá thể mới, phá vỡ hồng cầu ra ngoài tiếp tục vòng đời mới.
- HS thảo luận và hoàn thành bảng.
3. Bệnh sốt rét ở nước ta
Hoạt động 4: Tóm tắt bài, kiểm tra- đánh giá và dặn dò.
* GV cho HS đọc “ ghi nhớ ”sgk
* HS trả lời câu hỏi: Dinh dưỡng ở trùng kiết lị và trùng sốt rét giống và khác nhau như thế nào?
* HS đọc “ Em có biết ”
HS đọc ghi nhớ sgk
HS trả lời câu hỏi: Cùng ăn hồng cầu nhưng trùng kiết lị nuốt hồng cầu còn trùng sốt rét chiu vào hồng cầu kí sinh ăn hết chất nguyên sinh rồi phá vỡ ra ngoài sau đó chui vào hồng cầu khác
HS đọc sgk
Ngày tháng năm
Tiết 7: Đặc điểm chung - Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh
I- Mục tiêu:
- Qua các loài động vật nguyên sinh vừa học, nêu được đặc điểm chung của chúng.
- Nhận biết được vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh.
II- Chuẩn bị:
- Tranh vẽ ĐVNS H 7.1, 7.2 sgk - Bảng phụ
III- Tiến trình tiết học:
Hoạt động 1: Kiểm tra 15phút
Đề ra:
CâuI: Khoanh tròn vào đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất:
1.Môi trường sống của giới động vật là:
A. Nước ngọt, nước lợ, nước mặn
B. Trên cạn, vùng cực băng giá quanh năm
C. Trên không
D. Cả 3 môi trường trên
2. Điểm giống nhau giữa động vật và thực vật:
A. Có cơ quan di chuyển B. Được cấu tạo từ tế bào
C. Có lớn lên và sinh sản D. Cả B và C đều đúng
3. Hình thức dinh dưỡng của trùng roi xanh là:
A.Tự dưỡng B. Dị dưỡng C. Tự dưỡng và dị dưỡng D. Kí sinh
4. Động vật nguyên sinh di chuyển bằng chân giả là:
A. Trùng biến hình B. Trùng roi C. Trùng giày D. Trùng kiết lị
5. Bộ phận di chuyển của trùng sốt rét là:
A. Bằng roi bơi B. Bằng chân giả
C. Bằng lông bơi D. Không có bộ phận di chuyển
6. Nơi kí sinh của trùng kiết lị là:
A. Bạch cầu B. Hồng cầu C. Ruột ngời D. Máu
Câu II: Cơ thể trùng giày có cấu tạo phức tạp hơn trùng biến hình nh thế nào?
Đáp án- Biểu điểm:
CâuI: (4,5đ): 1-D; 2- D; 3-C; 4-A; 5-D; 6-C
CâuII: (5,5đ):
-HS nêu được: HS có thể chọn lọc một số hoạt động chính như: Di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản để thấy tuy cùng chỉ là một tế bàonhưng trùng giày có quá trình sinh lý và cấu tạo các bộ phận thực hiện chức năng ấyphức tạp hơn trùng biến hình.
Hoạt động 2: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh
? Hãy nêu tên các ĐVNS đã học và môi trường sống của chúng?
ỉ GV treo bảng phụ 1 (bảng 1 sgk )
ỉ GV yêu cầu HS thảo luận và điền nội dung thích hợp vào ô trống
ỉ GV gọi đại diện nhóm lên trình bày
HS trả lời câu hỏi
HS thảo luận và điền vào bảng
STT
Đại diện
Kích thước
Cấu tạo từ
Thức ăn
Bộ phận di chuyển
Hình thức sinh sản
Hiển vi
Lớn
1 TB
Nhiều TB
1
Trùng roi
P
P
Tự dưỡng hoặc vụn hữu cơ...
Roi
Phân đôi
2
Trùng biến hình
P
P
Vi khuẩn, vụn hữu cơ...
Chân giả
Phân đôi
3
Trùng giày
P
P
Vi khuẩn
Lông bơi
Phân dôi và tiếp hợp
4
Trùng kiết lị
P
P
Hồng cầu
Chân giả
Phân đôi
5
Trùng sốt rét
P
P
Hồng cầu
Tiêu giảm
Phân đôi và phân nhiều
ỉ GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi
? ĐVNS sống tự do có những đặc điểm chung gì?
? ĐVNS sống kí sinh có những đặc điểm chung gì?
? ĐVNS có đặc điểm chung là gì?
ỉ GV chốt lại
HS thảo luận và trả lời câu hỏi
ĐVNS tự do có đặc điểm: cơ quan di chuyển phát triển, dinh dưỡng kiểu động vật và là 1 mắt xích trong chuỗi thức ăn của tự nhiên
ĐVNS kí sinh có đặc điểm: Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hay kém phát triển, dinh dưỡng kiểu hoại sinh, sinh sản vô tính với tốc độ rất nhanh
* Đặc diểm chung của ĐVNS: Cơ thể được cấu tạo bởi 1 tế bào còn đơn giản nhưng đảm nhận mọi chức năng của một cơ thể sống. Phần lớn dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi hoặc tiêu giảm, sinh sản phân đôi
Hoạt động 3: Vai trò thực tiễn của ĐVNS
ỉ GV cho HS quan sát H 7.1, 7.2 sgk
? Hãy thảo luận và nêu lên vai trò của ĐVNS trong ao nuôi cá ?
? Trùng lỗ có vai trò gì ở biển?
ỉ GV treo bảng 2 sgk yêu cầu HS điền tên các đại diện ĐVNS vào bảng
HS quan sát hình vẽ, thảo luận và trả lời câu hỏi.
HS điền vào bảng 2
GV chốt lại: ĐVNS là thức ăn của nhiều động vật lớn trong nước, chỉ thị về độ sạch của môi trường nước. Một số không nhỏ ĐVNS gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho người và ĐV.
Hoạt động 4: Tóm tắt bài, kiểm tra- đánh giá và dặn dò.
* GV cho HS đọc “ ghi nhớ ”sgk
* HS trả lời câu hỏi: Đặc điểm chung nào của ĐVNS vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh?
* HS đọc “ Em có biết ”
HS đọc “ ghi nhớ ”sgk
HS trả lời: Cơ thể được cấu tạo bởi 1 tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng của một cơ thể sống.
Ngày tháng năm
Chương II: ngành ruột khoang
Tiết 8: Thuỷ tức
I- Mục tiêu:
- HS nắm được hình dạng ngoài, cách di chuyển của thủy tức.
- HS phân biệt được cấu tạo, chứa năng một số tế bào của thành cơ thể thủy tức để làm cơ sở giải thích được cách dinh dưỡng và sinh sản của chúng.
II- Chuẩn bị:
- Tranh vẽ H 8.1, 8.2 sgk
- Mô hình thủy tức
- Bảng phụ
III- Tiến trình tiết học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Câu hỏi: Nêu đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh.
ỉ GV nhận xét và giới thiệu bài mới
HS trả lời: Cơ thể được cấu tạo bởi 1 tế bào còn đơn giản nhưng đảm nhận mọi chức năng của một cơ thể sống. Phần lớn dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi hoặc tiêu giảm. Sinh sản vô tính phân đôi.
ĐVNS là thức ăn của nhiều động vật lớn trong nước, chỉ thị về độ sạch của môi trường nước. Một số không nhỏ ĐVNS gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho người và ĐV.
Hoạt động 2: Hình dạng ngoài và di chuyển
ỉ GV cho HS quan sát mô hình thủy tức, H 8.1
? Nhận xét thủy tức có hình dạng ngoài như thế nào?
? Em hiểu thế nào là đối xứng tỏa tròn?
ỉ GV cho HS quan sát H 8.2.
? Trình bày cách di chuyển của thủy tức?
HS quan sát mô hình, tranh vẽ và trả lời
câu hỏi
GV chốt lại:
- Cơ thể thủy tức hình trụ dài. Phần dưới gọi là đế, phần trên có lỗ miệng xung quanh có các tua miệng tỏa ra.Cơ thể đối xứng tỏa tròn
- Di chuyển: Kiểu sâu đo và kiểu lộn đầu.
Hoạt động
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_1_46_ban_hay.doc