1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức :
- Trình bày khái niệm về ngành giun tròn
- Nêu được đặc điểm nổi bật của ngành giun dẹp là cơ thể đối xứng 2 bên
- Nêu được hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lý của sán lá gan
1.2.Kỹ năng:
- Tự bảo vệ bản thân, phòng tránh bệnh giun sán
- Hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm
- tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK và tranh ảnh
1.3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống giun sán kí sinh cho vật nuôi
2. TRỌNG TÂM:
- Nơi sống, cấu tạo và di chuyển
3. CHUẨN BỊ :
3.1. Giáo viên:
- Tranh vẽ sán lông, sán lá gai: cấu tạo ngoài, cấu tạo trong
- Tranh vẽ sơ đồ phát triển hay vòng đời của sán lá gan
- Một số mẫu các loài ốc nhỏ( ở đồng ruộng, ao hồ) là vật chủ trung gian của sán lá gan
3.2. Học sinh:
- Đọc và nghiên cứu nội dung bài
- Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận trong bài
- Sưu tầm tranh ảnh của các loài : Sán lá gan
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 11: Sán lá gan - Nguyễn Xuân Thùy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 11 - Tiết 11
Tuần dạy : 6
CHƯƠNG III: CÁC NGÀNH GIUN
NGÀNH GIUN DẸP
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức :
- Trình bày khái niệm về ngành giun tròn
- Nêu được đặc điểm nổi bật của ngành giun dẹp là cơ thể đối xứng 2 bên
- Nêu được hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lý của sán lá gan
1.2.Kỹ năng:
- Tự bảo vệ bản thân, phòng tránh bệnh giun sán
- Hợp tác lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm
- tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK và tranh ảnh
1.3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống giun sán kí sinh cho vật nuôi
2. TRỌNG TÂM:
- Nơi sống, cấu tạo và di chuyển
3. CHUẨN BỊ :
3.1. Giáo viên:
- Tranh vẽ sán lông, sán lá gai: cấu tạo ngoài, cấu tạo trong
- Tranh vẽ sơ đồ phát triển hay vòng đời của sán lá gan
- Một số mẫu các loài ốc nhỏ( ở đồng ruộng, ao hồ) là vật chủ trung gian của sán lá gan
3.2. Học sinh:
- Đọc và nghiên cứu nội dung bài
- Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận trong bài
- Sưu tầm tranh ảnh của các loài : Sán lá gan
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Lớp 7A1 Lớp 7A2 Lớp 7A3
4.2.Kiễm tra miệng:
Câu hỏi
Trả lời
Điểm
- Đặc điểm chung và vai trò của ruột khoang
- Đặc điểm chung : Cơ thể đối xứng toả tròn. Thành cơ thể có 2 lớp tế bào. Ruột túi.Tự vệ, tấn công bằng tế bào gia
- Vai trò :
1) Trong tự nhiên:
- Tạo vẻ đẹp thiên nhiên :san hô
- Có ý nghĩa sinh thái đối với biển .
2) Đối với đời sống:
- Làm đồ trang trí, trang sức: san hô.
- Cung cấp nguyên liệu vôi: san hô
- Làm thực phẩm: sứa sen,sứa rô.
- Nghiên cứu địa chất hoá thạch : san hô
3)Tác hại:
- 1 số loài gây độc, gây ngứa cho ngườøi: sứa
- tạo đá ngầm, ảng hưởng đến giao thông
4đ
6đ
4.3. Bài mới:
Vào bài:Trâu bò và gia súc nước ta dễ bị nhiễm bệnh sán lá nói chung, nhất là sán lá gan nói riêng rất nặng nề. Cần phải hiểu biết về sán lá gan sẽ giúp con người biết cách giữ vệ sinh cho gia súc. Đây là một biện pháp rất quan trọng để nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia súc. Để hiểu rỏ cấu tạo, vòng đời phát triển của chúng thế nào các em học bài 11.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu cấu tạo và di chuyển, dinh dưỡng ở sán lá gan( qua so sánh với sán lá lông)
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát hình cấu tạo sán lông và H 11.1
- Cá nhân tự quan sát tranh SGK, kết hợp thông tin về cấu tạo, sinh dưỡng, sinh sản
- Yêu cầu HS đọc các thông tin trong SGK, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập: “Đặc điểm cấu tạo sán lông, sán lá gan”
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến , hoàn thành phiếu học tập
+ yêu cầu HS nêu được:
- Cấu tạo cơ quan tiêu hoa, di chuyển, giác quan.
- Cách di chuyển
- Ý nghĩa thích nghi
- Cách sinh sản
- GV quan sát các nhóm, giúp đở các nhóm yếu
- GV kẻ bảng “ đặc điểm cấu tạo sán lông và sán lá gan” lên bảng cho HS điền chi tiết vào bảng
- Đại diện các nhóm lên ghi kết quả vào bảng.
- Nhóm theo dỏi, nhận xét, bổ sung
- GV gọi nhiều nhóm đại diện lên bảng chữa bài
- GV ghi ý kiến bổ sung lên bảng để HS tiếp tục nhận xét. Nếu ý kiến chưa đúng thì GV gợi ý hay giải thích để HS nhận biết kiến thức.
- GV cho HS theo dõi phiếu chuẩn kiến thức.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Sán lông thích nghi với đời sống bơi lội trong nước như thế nào?
+ Sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh trong gan mật như thế nào?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận
* HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu vòng đời của sán lá gan
* Cách tiến hành:
- GV giới thiệu sơ đồ về vòng đời, đặc điểm của một số giai đoạn ấu trùng hình 11.2 trang 42, thảo luận nhóm về bốn tình huống nêu ra trong bài như:
Dựa vào H 11.2 trong SGK viết theo chiều mũi tên, chú ý các giai đoạn ấu trùng và kén
- Đại diện các nhóm trình bày đáp án bổ sung.
+ Trứng sán không gặp nước ?
-không nở ra ấu trùng
+ Aáu trùng nở không gặp cơ thể ốc thích hợp ?
- Ấu trùng sẽ chết
+ Ốc chứa ấu trùng bị động vật khác ăn mất ?
- Ấu trùng không phát triển
+ Kén bám vào rau bèo nhưng trâu bò không ăn phải ?
- Kén hỏng và không nở ra ấu trùng.
- GV viết sơ đồ biểu diễn vòng đời của sán lá gan
+ Sán lá gan thích nghi với sự phát tán nòi giống như thế nào?
+ Muốn diệt sán lá gan ta phải làm thế nào?
- GV cần tóm tắt ý kiến và phần bổ sung ngắn gọn để HS theo dõi đồng thời gọi đại diện 2 nhóm lên viết sơ đồ vòng đời
* GDMT :Chúng ta phải biết giữ vệ sinh môi trường,biết cách phòng chống giun sán cho vật nuôi,diệt ốc,xử lí phân để diệt trứng,xử lí rau để diệt kén.
- Sau khi HS chữa bài, GV nên tóm tắt, thông báo ý kiến đúng, giải thích.
- GV gọi 1-2 HS lên bảng chỉ trên tranh, trình bày vòng đời của sán lá
Kết luận: HS đọc nội dung cuối bài
I Nơi sống, cấu tạo và di chuyển:
Nơi sống:
- Kí sinh ở gan, mật trâu bò
Cấu tạo:
- Cơ thể dẹp, đối xứng 2 bên
- Mắt, lông bơi tiêu giảm
- Gíác bám, cơ quan tiêu hoá, cơ quan sinh dục phát triển
Di chuyển:
- Nhờ cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển, chun dãn, phồng dẹp, để chui rúc, luồn lách
II Dinh dưỡng:
Dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chủ. Hầu có cơ khoẻ giúp miệng hút chất dinh dưỡng vào ruột phân nhánh, chưa có hậu môn.
III Sinh sản:
1- Cơ quan sinh dục:
- sinh sản luỡng tính
- Có cơ quan sinh dục phát triển.
- Đẻ nhiều trứng.
2- Vòng đời:
Trâu bò è trứng è ấu trùng è ốc
è ấu trùng có đuôi è môi trường nước è kết kén è bám vào cây rau bèo.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
- Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?
- Vì sao trâu bò mắc bệnh sán lá gan nhiều?
- Hãy trình bày vòng đời của sán lá gan?
- Hãy chọn và đánh dấu x vào O cho ý trả lời đúng nhất ở các câu sau:
Đối với sán lá gan, điều nào sau đây là không đúng:
O a) Giun dẹp, sống kí sinh ở gan và mật
O b) Mắt, lông và các giác quan phát triển.
O c)Lưỡng tính.
O d) Chưa có hậu môn
5. Hướng dẫn học sinh tự học:
Học bài và làm bài trong vở bài tập và SGK
Đọc mục em có biết
Xem lại bài 10
Nghiên cứu bài mới, dự đoán câu trả lời
5. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_11_san_la_gan_nguyen_xuan_thuy.doc