Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành giun tròn

I. MỤC TIÊU :

 1.Kiến thức : - HS nêu rõ được một số giun tròn đặc biệt là nhóm giun tròn kí sinh gây bệnh từ đó có biện pháp phòng tránh

 - Nêu được đặc điểm chung của ngành giun tròn

 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát phân tích và kĩ năng hoạt động nhóm .

 3.Thái độ : Giáo dục ý tức giữ vệ sinh môi trường, cá nhân và vệ sinh ăn uống

II. CHUẨN BỊ :

 * GV : Tranh phóng to hình :14.1, 14.2, 14.3, 14.4

 * HS : Kẻ bảng : Đặc điểm ngành giun tròn vào vở

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 * Kiểm tra miệng : Giun đũa sống ở đâu ? Mô tả đặc điểm cấu tạo của giun đũa. Nêu tác hại của giun đũa với sức khoẻ con người.

1. Mở bài : Ngoài giun đũa kí sinh ở ruột non, còn có một số giun tròn kí sinh khác gây bệnh khá nguy hiểm. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về chúng.

2. Tiến hành hoạt động :

I. Một số giun tròn khác

 Hoạt động1: Tìm hiểu một số giun tròn khác

a.Mục tiêu : Mở rộng hiểu biết về các giun tròn kí sinh khác

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/07/2022 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành giun tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Ngày soạn : 23.09.2008 Tiết 14 Ngày dạy : 24.09.2008 Bài 14. MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN TRÒN I. MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : - HS nêu rõ được một số giun tròn đặc biệt là nhóm giun tròn kí sinh gây bệnh từ đó có biện pháp phòng tránh - Nêu được đặc điểm chung của ngành giun tròn 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát phân tích và kĩ năng hoạt động nhóm . 3.Thái độ : Giáo dục ý tức giữ vệ sinh môi trường, cá nhân và vệ sinh ăn uống II. CHUẨN BỊ : * GV : Tranh phóng to hình :14.1, 14.2, 14.3, 14.4 * HS : Kẻ bảng : Đặc điểm ngành giun tròn vào vở III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : * Kiểm tra miệng : Giun đũa sống ở đâu ? Mô tả đặc điểm cấu tạo của giun đũa. Nêu tác hại của giun đũa với sức khoẻ con người. 1. Mở bài : Ngoài giun đũa kí sinh ở ruột non, còn có một số giun tròn kí sinh khác gây bệnh khá nguy hiểm. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về chúng. 2. Tiến hành hoạt động : I. Một số giun tròn khác Hoạt động1: Tìm hiểu một số giun tròn khác a.Mục tiêu : Mở rộng hiểu biết về các giun tròn kí sinh khác b.Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK quan sát hình:14.1,14.2,14.3,14.4. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi : + Kể tên các loại giun tròn kí sinh ở người + Trình bày vòng đời của giun kim + Giun kim gây cho trẻ em những phiền phức gì ? + Do thói quen nào ở trẻ em mà giun kim khép kín được vòng đời nhanh nhất ? - GV để HS chữa bài chỉ thông báo ý kiến đúng sai các nhóm tự sửa chữa nếu cần + Giun tròn cón kí sinh ở cơ thể nào nữa? Tác hại chúng gây ra ? Cho ví dụ - GV thông báo thêm : Giun móc, giun tóc, giun chỉ, giun gây sần ở thực vật, có loại giun truyền qua muỗi, khả năng lây lan sẽ rất lớn. + Chúng ta cần có biện pháp gì để phòng tráng bệnh giun kí sinh ? - GV hướng dẫn học sinh tự rút ra kết luận GV cho 1, 2 học sinh nhắc lại kết luận - Cá nhân tự đọc thông tin và thông tin ở các hình vẽ, ghi nhớ kiến thức - Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời Yêu cầu nêu được : + Phát triển trực tiếp + Ngứa hậu môn + Mút tay - Đại diện nhóm trình bày đáp án nhóm khác nhận xét bổ sung . + Kí sinh ở đôïng vật, thực vật + Ví dụ : Lúa thối rễ, năng suất giảm Ở lợn : Làm lợn gầy, năng suất chất lượng giảm. + Biện pháp : Giữ vệ sinh, đặc biệt là trẻ em. Diệt muỗi, tẩy giun định kì. - HS rút ra kết luận về một số giun tròn khác, nơi kí sinh và tác hại chúng gây ra. * Tiểu kết : - Đa số giun tròn kí sinh như : Giun kim, giun móc, giun chỉ, giun tóc - Giun tròn kí sinh ở : cơ, ruột (người, động vật ). Rễ thân quả (thực vật ) gây nhiều tác hại - Cần giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống để tránh giun II. Đặc điểm chung Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm chung a.Mục tiêu: Thông qua các đại diện nêu được đặc điểm của ngành b.Tiến hành : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu trao đổi nhóm hòan thành bảng một đặc điểm của ngành giun tròn - GV kẻ sẵn bảng 1 để học sinh chữa bài. - GV thông báo kiến thức đúng trong bảng để các nhóm tự sửa chữa - Trao đổi nhóm, cá nhân nhớ lại kiến thức cũ, trao đổi để thống nhất ý kiến hoàn thành các nội dung ở bảng - Đại diện các nhóm ghi kết quả của nhóm vào bảng 1, nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến . Bảng kiến thức chuẩn TT Đại diện Đặc điểm Giun đũa Giun kim Giun móc Giun rễ lúa 1 Nơi sống Ruột non người Ruột già người Tá tràng Rễ lúa 2 Cơ thể hình trụ thuôn 2 đầu + + 3 Lớp vỏ cuticun trong suốt + + + 4 Kí sinh ở một vật chủ + + + + 5 Đầu nhọn, đuôi tù + + - GV cho HS tiếp tục thảo luận tìm đặc điểm chung của ngành giun tròn - GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận về đặc điểm chung của giun tròn . - Yêu cầu nêu được : + Hình dạng cơ thể. Nơi sống + Cấùu tạo đặc trưng của cơ thể - Đại diện nhóm trình bày kết quả nhóm khác bổ sung * Tiểu kết : Đặc điểm chung của ngành giun tròn : - Cơ thể hình trụ có vỏ cuticun - Khoang cơ thể chưa chính thức - Cơ quan tiêu hóa dạng ống, bắt đầu từ miệng kết thúc ở hậu môn 3. Tổng kết bài : HS đọc kết luận trong SGK 4. Kiểm tra đánh giá: - Căn cứ vào nơi kí sinh hãy so sánh giun kim và giun móc câu. Loài giun nào nguy hiểm hơn ? Loài giun nào dễ phòng chống hơn ? - Trong số các đặc điểm chung của giun tròn, đặc điểm nào dễ dàng nhận biệt chúng? - Ở nước ta qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao. Tại sao? 5. Dặn dò: - Học bài trả lời câu hỏi SGK - Đọc mục “Em có biết” - Chuẩn bị bài mới : Bắt giun đất bỏ vào khay nhựa và quan sát sự di chuyển của giun đất

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_14_mot_so_giun_tron_khac_va_dac.doc
Giáo án liên quan