Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 15, Bài 15: Ngành giun đốt. Gian đất

I/ Mục Tiêu:

- Mô tả hình dạng ngoài và cách di chuyển của giun đất

- Xác định cấu tạo trong, trên cơ sở đó biết được cách dinh dưỡng của chúng

- Bước đầu biết về hình thức sinh sản của gin đất

II/ Phương Tiện Dạy Học:

Giáo Viên Chuẩn Bị:

- Tranh cấu tạo ngoài giun đất

- Tranh cấu tạo trong và di chuyển của giun đất

Học Sinh Chuẩn Bị: 1 nhóm 1 con giun đất và vật mẫu mổ sẵn

III/ Hoạt Động Dạy Và Học:

1/ Ổn Định:

2/ Kiểm Tra Bài Cũ: (5 phút)

- Nêu đặc điểm chung của giun tròn

- Tìm 1 số bệnh do giun tròn gây ra

3/ Bài Mới:

giới thiệu: Giun đốt phân biệt với giun tròn ở các đặc điểm : cơ thể phân đốt, mỗi đốt đều có đôi chân bên, có khoang cơ thể chính thức, chúng gồm các đại diện như: giun đất, rươi, đỉa

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 15, Bài 15: Ngành giun đốt. Gian đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 Ngày Soạn:12/10/2008 , Ngày Dạy: 15/10/2008 Tiết 15: Bài 15: Ngành Giun Đốt – Giun Đất I/ Mục Tiêu: Mô tả hình dạng ngoài và cách di chuyển của giun đất Xác định cấu tạo trong, trên cơ sở đó biết được cách dinh dưỡng của chúng Bước đầu biết về hình thức sinh sản của gin đất II/ Phương Tiện Dạy Học: Giáo Viên Chuẩn Bị: Tranh cấu tạo ngoài giun đất Tranh cấu tạo trong và di chuyển của giun đất Học Sinh Chuẩn Bị: 1 nhóm 1 con giun đất và vật mẫu mổ sẵn III/ Hoạt Động Dạy Và Học: 1/ Ổn Định: 2/ Kiểm Tra Bài Cũ: (5 phút) Nêu đặc điểm chung của giun tròn Tìm 1 số bệnh do giun tròn gây ra 3/ Bài Mới: giới thiệu: Giun đốt phân biệt với giun tròn ở các đặc điểm : cơ thể phân đốt, mỗi đốt đều có đôi chân bên, có khoang cơ thể chính thức, chúng gồm các đại diện như: giun đất, rươi, đỉa Các Hoạt Động Học Tập: Hoạt Động 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài của giun đất và cách di chuyển Tg HĐGV HĐHS ND 5 phút Gv treo tranh H15.1, H15.2 hướng dẫn hs quan sát hình và chú thích Yêu cầu quan sát vòng tơ, lỗ sinh dục đực, lỗ sinh dục cái, đối chiếu vật mẫu Quan sát tranh H15.3, quan sát giun di chuyển Đọc thông tin 2, thực hiện lệnh Sgk Gv hệ thống các kiến thức => rút ra tiểu kết hs đọc thông tin quan sát tranh phóng to và tiêu bản Quan sát mẫu vật xác định vị trí của các cơ quan Quan sát tranh đọc thông tin và làm phiếu học tập => đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét và bổ sung => hoàn thiện kiến thức I/ Cấu Tạo Ngoài Và Di Chuyển: Cơ thể dài, thuôn 2 đầu Phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên) Chất nhầy làm da trơn Có đai sinh dục và lỗ sinh dục Di chuyển bằng cách phình duỗi xen kẽ, vòng tơ làm điểm tựa kéo cơ thể về phía trước Hoạt Động 2: Tìm hiểu cấu tạo trong Tg HĐGV HĐHS ND 10 phút Gv treo tranh cấu tạo trong của giun đất Yêu cầu hs quan sát tranh H15.4, H15.5 và quan sát tranh phóng to thảo luận nhóm theo sgk So sánh với giun tròn, tìm cơ quan và hệ cơ quan mới xuất hiện Hệ cơ quan mới của giun đất có cấu tạo như thế nào? Gv thống nhất ý kiến các nhóm và giảng giải 1 số vấn đề: Khoang cơ thể chính thức có chứa dịch -> cơ thể căng Thành cơ thể có lớp mô bì tiết chất nhầy -> da trơn Dinh dưỡng thành cơ dày-> nghiền Hệ thần kinh tập trung Hệ tuần hoàn -> di chuyển của máu => gv bổ sung rút ra kết luận Hs quan sát tranh và mẫu vật mổ sẵn, thảo luận nhóm theo nội dung lệnh sgk Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi Yêu cầu: Tìm hệ cơ quan mới xuất hiện? Hệ tiêu hoá như thế nào? Hệ thần kinh như thế nào? => so sánh mức tiến hoá đại diện nhóm trình bày đáp án -> nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung => rút ra kết luận II/ Cấu Tạo Trong: Có khoang cơ thể chính thức chứa dịch Hệ tiêu hoá phân hoá rõ: lỗ miệng -> hầu -> thực quản -> diều -> dạ dày -> ruột tịt -> hậu môn Hệ tuần hoàn: mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu (tim đơn giản) tuần hoàn kín Hệ thần kinh: chuỗi hạch thần kinh, dây thần kinh Hoạt Động 3: Tìm hiểu dinh dưỡng của giun đất Tg HĐGV HĐHS ND 10 phút Yêu cầu hs nghiên cứu sgk trao đổi nhóm, trả lời câu hỏi Quá trình tiêu hoá của giun đất diễn ra như thế nào? Liên hệ đất xốp? Vì sao mưa nhiều, nước ngập úng, giun đất chui lên mặt đất? Cuốc giun đất, thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra là gì? Tại sao có màu đỏ? Yêu cầu hs rút ra kết luận Cá nhân đọc thông tin trang 54 ghi nhớ kiến thức Trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời Yêu cầu: Nêu được hoạt động tiêu hoá Chất lỏng là gì? Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung => rút ra kết luận III/ Dinh Dưỡng: Hô hấp qua da Thức ăn -> lỗ miệng -> hầu -> diều -> dạ dày (nghiền nhỏ) -> enzim biến đổi -> ruột -> bãi đưa ra ngoài Dinh dưỡng qua thành ruột vào máu Hoạt Động 4: Sinh sản Mục Tiêu: Nêu được đặc điểm sinh sản ghép đôi tạo kén chứa trứng của giun đất Tg HĐGV HĐHS ND 5 phút Yêu cầu hs nghiên cứu sgk, quan sát H15.6 và trả lời câu hỏi Giun đất sinh sản như thế nào? Yêu cầu hs tự rút ra kết luận Tại sao giun đất lưỡng tính mà sao khi sinh sản lại ghép đôi? hs tự thu nhận thông tin qua sgk Yêu cầu: miêu tả hiện tượng ghép đôi Đại diện nhóm trả lời câu hỏi-> nhóm khác nhận xét và bổ sung => rút ra kết luận IV/ Sinh Sản: Giun đất lưỡng tính Ghép đôi trao đổi tinh dịch tại đai sinh dục Đai sinh dục tuột khỏi cơ thể tạo kén chứa trứng 4/ Củng Cố: (2 phút) 1 học sinh đọc ghi nhớ sgk IV/ Kiểm Tra Đánh Giá: (5 phút) Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi 1,2 sgk Đánh dấu X vào  cho câu đúng Giun dất hô hấp bằng  da  ống khí  phổi  phổi + ống khí Các bộ phận hình thành hệ thần kinh giun đất là  lưới thần kinh và dây thần kinh  tế bào thần kinh và lưới thần kinh  dây thần kinh và hạch thần kinh  dây thần kinh và tế bào thần kinh V/ Hướng Dẫn Về Nhà: (3 phút) Dặn Dò: Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 55 sgk Đọc mục “em có biết” Chuẩn bị bài mới: Mỗi bàn 2 con giun Xem trước bài thực hành mổ giun hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh Ngày Soạn:12/10/2008 , Ngày Dạy: 17/10/2008 Tiết 16: Bài 16:Thực Hành: Mổ Và Quan Sát Giun Đất I/ Mục Tiêu: Tìm tòi, quan sát cấu tạo trong của giun đất như : Sự phân đốt cơ thể, các vòng tơ xung quanh mỗi đốt, đai sinh dục, lỗ sinh dục, các loại lỗ miệng, hậu môn, sinh dục đực, sinh dục cái Thực hiện được kỹ thuật mổ, đến thực hiện được cá vết cắt, phanh cơ thể ngập trong nước, tìm tòi nội quan bằng kính lúp và chú thích các kết quả tìm thấy vào hình vẽ có sẵn II/ Phương Tiện Dạy Học: Giáo Viên Chuẩn Bị: Tranh vẽ: cấu tạo ngoài và trong của giun đất Dụng cụ: chậu thuỷ tinh, đồ mổ, lúp tay, lúp bàn, khay mổ, khăn lau Mẫu vật: 2 con giun đất Học Sinh Chuẩn Bị: Mỗi nhóm 2 con giun to 1 chậu nuôi giun trước 1 tuần III/ Hoạt Động Dạy Và Học: 1/ Ổn Định: 2/ Kiểm Tra Bài Cũ: (5 phút) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3/ Bài Mới: Các Hoạt Động Học Tập: Hoạt Động 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài Tg HĐGV HĐHS ND 10 phút Vấn đề 1: cách sử lí mẫu Yêu cầu sh nghiên cứu sgk ở mục trang 56 và thao tác Trình bày cách sử lí mẫu Kiểm tra mẫu thực hành -> gv hướng dẫn thêm cách làm chết giun Vấn đề 2: xác định vòng tơ, xác định mặt lưng, bụng để mổ khỏi hỏng xác định vị trí các lỗ hs đọc thông tin -> ghi nhớ kiến thức làm chết giun bằng cồn este hs cho giun bò trên giấy bìa, dùng kính lúp quan sát vẽ hình và chú thích cấu tạo ngoài I/ Quan Sát Cấu Tạo Ngoài: Như sgk Hoạt Động 2: Mổ và quan sát cấu tạo trong Tg HĐGV HĐHS ND 20 phút Cách mổ: gồm 4 bước Gv vừa giải thích cách mổ như sgk vừa tiến hành làm mẫu Chú ý phải đổ ngập nước làm nội quan lơ lửng dễ gở, dễ tách Quan sát hệ tiêu hoá Quan sát hệ thần kinh Quan sát thao tác của gv đọc sgk và tiến hành mổ theo nhóm Chú ý tăng cường dùng dụng cụ, kẹp, kéo khi mổ và kim nhọn, lúp khi quan sát Tìm nội quan, vẽ hình, chú thích II/ Cách Mổ Và Quan Sát Cấu Tạo Trong: Cách mổ: như sgk Quan sát: Cơ quan tiêu hoá Cơ quan thần kinh 4/ Củng Cố: (5 phút) Kết luận chung: gọi đại diện các nhóm trình bày Nhận xét thời gian – vệ sinh IV/ Kiểm Tra Đánh Giá: (2 phút) Cho điểm các nhóm Chọn nhóm có kết quả đúng đẹp tuyên dương V/ Hướng Dẫn Về Nhà: Dặn Dò: Viết bảng thu hoạch theo nhóm Chuẩn Bị Bài Mới: Kẻ bảng 1,2 trang 60 vào vở bài tập Tìm hiểu 1 số loài giun đốt mà địa phương em có

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_15_bai_15_nganh_giun_dot_gian_da.doc