I.Mục tiêu:
1/Kiến thức :
- Biết được thêm 1 số đặc điểm của các đại diện ngành giun đốt phù hợp với lối sống.
- Thông qua các đại diện của ngành giun đốt biết được đặc điểm chung và vai trò của giun đốt.
2/Kỹ năng :
- Rèn cho HS kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh và thu nhận kiến thức từ các hình vẽ.
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm và làm việc với sgk.
3/Thái độ :
Lồng ghép GDMT: Giải thích cho HS thấy được ngành giun đốt có vai trò làm thức ăn cho người và ĐV, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ để từ đó giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ động vật có ích, nhất là giun đất.
II.Chuẩn bị :
1/Giáo viên : Tranh vẽ giun đỏ, đỉa, rươi, mẫu vật thật : đỉa, giun đỏ.
Bảng phụ ghi nội dung bảng 1 và 2.
2/Học sinh :
+ Đọc trước nội dung bài, tìm hiểu hình 17.1, 17.2, 17.3 và 1 số giun đốt khác mà em biết.
+ Dự kiến trả lời phần bảng 1 và bảng 2 sgk/ 60.
III.Phương pháp dạy học :
Học sinh làm việc với sách giáo khoa.
Thực hành quan sát tranh ảnh và trao đổi thảo luận nhóm, báo cáo nhỏ của học sinh.
Vấn đáp, giảng giải.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành giun đốt - Đinh Thị Hồng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
MỘT SỐ GIUN ĐỐT KHÁC.
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIUN ĐỐT
Tiết : 17
I.Mục tiêu:
1/Kiến thức :
- Biết được thêm 1 số đặc điểm của các đại diện ngành giun đốt phù hợp với lối sống.
- Thông qua các đại diện của ngành giun đốt biết được đặc điểm chung và vai trò của giun đốt.
2/Kỹ năng :
- Rèn cho HS kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh và thu nhận kiến thức từ các hình vẽ.
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm và làm việc với sgk.
3/Thái độ :
Lồng ghép GDMT: Giải thích cho HS thấy được ngành giun đốt có vai trò làm thức ăn cho người và ĐV, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ để từ đó giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ động vật có ích, nhất là giun đất.
II.Chuẩn bị :
1/Giáo viên : Tranh vẽ giun đỏ, đỉa, rươi, mẫu vật thật : đỉa, giun đỏ.
Bảng phụ ghi nội dung bảng 1 và 2.
2/Học sinh :
+ Đọc trước nội dung bài, tìm hiểu hình 17.1, 17.2, 17.3 và 1 số giun đốt khác mà em biết.
+ Dự kiến trả lời phần bảng 1 và bảng 2 sgk/ 60.
III.Phương pháp dạy học :
Học sinh làm việc với sách giáo khoa.
Thực hành quan sát tranh ảnh và trao đổi thảo luận nhóm, báo cáo nhỏ của học sinh.
Vấn đáp, giảng giải.
IV.Tiến trình :
1/Ổn định tổ chức : (1’) Kiểm tra vệ sinh và sĩ số học sinh.
2/Kiểm tra bài cũ : (4’)
Câu hỏi
Trả lời
Điểm
HS1: * Giới thiệu hình dạng ngoài của giun đất?
*Phân biệt phần lưng và phần bụng của giun đất ?
HS2:* Kể tên các hệ cơ quan đã có ở giun đất ?
* Giun đất hô hấp bằng bộ phận nào? Trình bày sự dinh dưỡng của giun đất?
HS1: * Cơ thể gồm nhiều đốt, phần đầu có miệng, đai sinh dục chiếm 3 đốt, phần cuối là hậu môn. Mỗi đốt có vòng tơ, có chất nhầy làm trơn cơ thể.
* Phần lưng màu sẫm hơn, phần bụng màu nhạt hơn.
Phía dưới đai sinh dục có 2 lỗ sinh dục đực và 1 lỗ sinh dục đực.
HS2: *Tiêu hoá, tuần hoàn, thần kinh.
* - Hô hấp qua da.
- Thức ăn của giun đất -> lỗ miệng -> hầu -> diều -> dạ dày -> Enzim biến đổi -> ruột tịt -> bã đưa ra ngoài.
- Dinh dưỡng qua thành ruột vào máu.
6
2
2
5
5
3/Giảng bài mới : (35’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Mở bài :Trong 3 ngành giun đã học, giun đốt là loài có nhiều đại diện sống tự do hơn cả. Chúng gồm hơn 9 nghìn loài sống ở các môi trường khác nhau như : nước mặn, nước ngọt, trong bùn, trong đất và cả kí sinh.
* HĐ1: Tìm hiểu một số giun đốt thường gặp (15’)
MT: Thông qua các đại diện thấy được sự đa dạng của ngành giun đốt.
GV giới thiệu: ngành giun đốt, ngoài giun đất ra ta còn bắt gặp 1 số loài đại diện khác có cấu tạo tương tự, sống tự do trong môi trường nước ngọt và nước mặn như giun đỏ, đỉa, rươi.
GV: treo tranh phóng to hình 17.1,17.2, 17.3, yêu cầu HS quan sát tranh và mẫu vật, đọc thông tin sgk, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi (7 phút)
GV: treo bảng phụ ghi bảng 1 sgk/ 59.
HS: thảo luận hoàn thành bảng kẻ và thống nhất ý kiến trên phiếu học tập.
GV: gọi 1 đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận bằng cách điền vào bảng kẻ của GV, các nhóm khác nhận xét, bổ sung lẫn nhau.
GV: nhận xét, thông báo đáp án đúng, đưa ra bảng kiến thức chuẩn và hướng dẫn HS rút ra kết luận về sự đa dạng của giun đốt (về lối sống, số loài, môi trường sống).
Đại diện
M.Trường sống
Lối sống
Giun đất
Đỉa
Rươi
Giun đỏ
Vắt
Róm biển
Đất ẩm
Nước ngọt, mặn, lợ
Nước lợ
Nước ngọt
Đất, lá ẩm
Nước mặn
Chui rúc
Kí sinh ngoài
Tự do
Định cư
Tự do
Tự do
HS: Trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
GV : yêu cầu HS chỉ ra được đặc điểm cấu tạo phù hợp với lối sống.
*HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm chung của ngành giun đốt (15’)
MT: Nêu được cấu tạo đặc điểm chung của ngành giun đốt.
GV: treo bảng 2 sgk/ 60, yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành nội dung theo yêu cầu.
HS : thảo luận nhóm hoàn thành bảng 2 (5’)
GV: gọi đại diện nhóm lên điền vào bảng
HS: các nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV: hướng dẫn học sinh hoàn chỉnh nội dung theo bảng kiến thức chuẩn.
HS: tự nghiên cứu bảng để rút ra được đặc điểm chung của ngành giun đốt.
Đặc điểm
G.Đất
G.Đỏ
Đỉa
Rươi
Cơ thể phân đốt
C.thể không phân đốt
Có thể xoang
Có hệ tuần hoàn, máu đỏ
Hệ TK và giác quan phát triển
Di chuyển nhờ chi bên, tơ hoặc thành cơ thể
Oáng tiêu hoá thiếu HM
Oáng tiêu hoá phân hoá
Hô hấp qua da, mang
X
O
X
X
X
X
O
X
X
X
O
X
X
X
X
O
X
X
X
O
X
X
X
X
O
X
X
X
O
X
X
X
X
O
X
X
*HĐ3: Tìm hiểu vai trò của giun đốt (15’)
MT: Chỉ rõ được những lợi ích nhiều mặt của giun đốt và tác hại của nó.
GV: yêu cầu HS hoàn thành bài tập sgk/ 61
HS: đại diện nhóm lên điền vào bảng phụ, các HS nhận xét, đánh giá.
GV: giúp HS sửa sai, hoàn chỉnh kiến thức.
? Giun đốt có những vai trò gì trong tự nhiên và trong đời sống của con người ?
GV liên hệ thực tế và giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ động vật và có thể tránh bị đỉa bám
I/ MỘT SỐ GIUN ĐỐT THƯỜNG GẶP.
- Giun đốt có nhiều loài như : vắt, đỉa, róm biển, giun đỏ, giun đất
- Chúng sống ở các môi trường khác nhau như: đất ẩm, lá cây, nước.
- Giun đất có lối sống tự do, định cư hoặc chui rúc.
II/ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIUN ĐỐT
- Cơ thể dài phân đốt.
- Có thể xoang.
- Hệ tuần hoàn kín, máu có màu đỏ.
- Hô hấp qua da hay mang.
- Hệ tiêu hoá phân hoá.
- Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, có giac quan phát triển.
- Di chuyển nhờ chi bên tơ hoặc thành cơ thể.
III/VAI TRÒ CỦA GIUN ĐỐT.
1/ Lợi ích :
- Làm thức ăn cho người và động vật.
- Làm cho đất trồng tơi xốp, thoáng khí, và màu mỡ.
- Một số loại như :giun đất, đỉa còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh cho con người.
2/ Tác hại :
- Hút máu người và động vật -> gây bệnh
4/ Củng cố và luyện tập: (3’)
Học sinh đọc kết luận chung và trả lời câu hỏi :
1/ : Kể tên 1 số giun đốt khác mà em biết ?
( Giun lá, giun xanh, giun phổi, giun khoang, bông thùa, rọm )
2/ : Để nhận biết đại diện ngành giun đốt cần dựa vào những đặc điểm cơ bản nào ?
( Cơ thể dài, thuôn nhọn 2 đầu và có phân đốt )
3/ : Vai trò thực thiễn của giun đốt gặp ở địa phương em là gì ? ( Phần III )
5/Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’)
* Bài cũ : Học bài và thực hiện phần bài tập 4 sgk/ 61.
* Chuẩn bị bài mới :“Ôn tập”
+ Ôn lại kiến thức đã học qua các ngành : ĐVNS, ruột khoang, các ngành giun.
+ Xem lại các câu hỏi và bài tập ở từng bài đã học.
V.Rút kinh nghiệm
SGK:
GV:
HS:
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_17_mot_so_giun_dot_khac_va_dac_d.doc