I. Môc tiªu
1. Kiến thức :
-Kiểm tra kiến thức HS dã học ở bài 1,2 và chương 1,2, 3 (ngành ĐVNS, ngành ruột khoang ,các ngành giun ).
- Đánh giá kết quả học tập của HS.
2. Kĩ năng:Rèn kĩ năng nhận biết, hệ thống hóa kiến thức ,phân tích
3. Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm túc, tự giác, trung thực trong khi làm bài kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ
GV: Đề kiểm tra theo nội dung đã ôn tập
HS : Ôn tập các kiến thức theo nội dung đã học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra
3. Đề bài
A, Hình thức của đề kiểm tra: trắc nghiệm: 30%, tự luận 70%
B,MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/07/2022 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 18: Kiểm tra - Trường THCS Hà Kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS HÀ KỲ TUẦN 9
Tổ tự khoa học nhiên TIẾT 18 : KIỂM TRA 45 phút
Ngày soạn : 21/ 10 MÔN: Sinh 7
Ngày KT : 24/ 10
A, Hình thức của đề kiểm tra: trắc nghiệm: 30%, tự luận 70%
B,MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
TiÕt 18 : KiÓm tra
I. Môc tiªu
1. Kiến thức :
-Kiểm tra kiến thức HS dã học ở bài 1,2 và chương 1,2, 3 (ngành ĐVNS, ngành ruột khoang ,các ngành giun ).
- Đánh giá kết quả học tập của HS.
2. Kĩ năng:Rèn kĩ năng nhận biết, hệ thống hóa kiến thức ,phân tích
3. Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm túc, tự giác, trung thực trong khi làm bài kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ
GV: Đề kiểm tra theo nội dung đã ôn tập
HS : Ôn tập các kiến thức theo nội dung đã học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra
3. Đề bài
A, Hình thức của đề kiểm tra: trắc nghiệm: 30%, tự luận 70%
B,MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Phân biệt ĐV với TV đặc điểm chung của ĐV(2 tiết )
-Đặc điểm đặc trưng phân biệt thực vật với động vật
1câu(0,3đ) (3%)
2. Ngành ĐVNS
(5 tiết )
-Nhận biết được một số động vật nguyên sinh
- Mô tả được vòng đời kí sinh sán lá gan
- Biết được tác hại của trùng sốt rét
- Tìm được điểm giống và khác nhau giữa thực vật với trùng roi
-giải thích được do đâu trùng roi có màu xanh
2câu(2,8đ)
(28%)
1câu(0,3đ) (3%)
1câu(0,3đ) (3%)
1câu(0,3đ) (3%)
3 Ngành ruột khoang(3 tiết
-Loại tế bào nào tham gia vào bắt mồi
-Giải thích được vì sao sứa thích nghi với đời sống tự do
1câu(0,3đ)
(3%)
1câu(0,3đ) (3%)
4. Các ngành giun
(7 tiết)
-Nhận biết một số đại diện ngành giun
-Mổ giun xác định được vị trí thể xoang
-Nêu được các biện pháp phòng chống giun sán kí sinh
-Biết cách mổ và nêu được vai trò của giun đốt
. giaair thích vì sao động vật mang lại ích lợi nhiều mặt cho con người.
2câu(0,6đ) (6%)
1câu(1,5đ) (15%)
1câu(3đ)
(30%)
1câu(0,3đ)
(3%)
Tổng số câu13
Tổng số điểm
10 điểm
6 câu
4 điểm (40%)
2 câu
1,8 điểm (18%)
3 câu
3,6 điểm
(36%)
2 câu
0,6 điểm
(6%)
I/ Phần trắc nghiệm (3đ) Khoanh tròn vào ý đúng nhất trong các câu sau :
Câu 1. Trùng giày có hình dạng:
a.Có hình khối như chiếc giày, không đối xứng b.Đối xứng
c. Dẹp như chiếc giày d.Không đối xứng
Câu 2. Trùng roi xanh có màu xanh lá cây nhờ;
a.Sắc tố ở màng cơ thể b.Màu sắc của điểm mắt
c.Màu sắc của hạt diệp lục d.Màu sắc của hạt diệp lục và sự trong suốt của màng cơ thể
Câu 3. Loại tế bào nào của thủy tức tham gia vào việc bắt mồi
a.Tế bào mô bì cơ b.Tế bào mô cơ tiêu hóa
c.Tế bào gai d.Tế bào thần kinh
Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây phân biêt động vật với thực vật:
a.Có hệ thần kinh và giác quan b.Có khả năng di chuyển
c.Dị dưỡng d.Tất cả các ý trên
Câu 5. Vì sao sứa thích nghi được với đời sống di chuyển tự do?
a.Cơ thể có nhiều tua. b.Ruột dạng túi.
c.Cơ thể hình dù, lỗ miệng quay xuống dưới.
d.Màu sắc cơ thể sặc sỡ.
Câu 6. Khi mổ giun đất nhìn thấy giữa thành cơ thể có một khoang trống chứa dịch,đó là:
a. Dịch ruột b. Thể xoang . c. Dịch thể xoang . d.Máu của giun
Câu 7. Những đại diện nào thuộc ngành giun đốt:
a. Giun đất, đỉa, giun rễ lúa b.Giun đỏ, giun móc câu
c. Rươi, giun đỏ, giun đất d. Cả a,b,c
Câu 8. Vì sao nói động vật đem lại lợi ích cho con người?
a.Vì động vật cung cấp nguyên liệu, dùng cho học tập, nghiên cứu và các hỗ trợ khác.
b.Vì động vật cung cấp nguyên liệu và truyền bệnh cho con người.
c.Vì động vật rất đa dạng và phong phú.
d..Vì động vật gần gũi với con người.
Câu 9 Trùng roi giống thực vật ở điểm nào ?
a.Tự dưỡng ,dị dưỡng ,có diệp lục ,có nhân
b.Tự dưỡng ,có thành xenlulozơ
c.Tự dưỡng ,có diệp lục ,có nhân d.Gồm cả 3 ý nêu trên.
Câu 10. Trùng sốt rét phá hủy loại tế bào nào của máu ?
a.Bạch cầu b.Hồng cầu c.Tiểu cầu d.Hồng cầu ,bạch cầu
II/Phần tự luận (7đ)
Câu 1: Trình bày cách mổ giun đất và nêu vai trò thực tiễn của giun đốt ?(3đ)
Câu 2. Mô tả vòng đời kí sinh của sán lá gan bằng sơ đồ ? (2 ,5đ)
Câu 3. Nêu các biện pháp phòng chống giun sán kí sinh ở người?(1,5 đ)
Đáp án và biểu điểm
I/Phần trắc nghiệm (3đ) Mỗi câu đúng được( 0,3đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
a
d
c
d
c
b
c
a
c
b
II/Phần tự luận (7đ)
Câu 1
Đáp án
Điểm
(3đ)
Cách mổ giun đất: (2đ)
-Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ, cố định đầu và đuôi bằng đinh ghim
- Đung kẹp kéo da dùng kéo cắt một đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi
- Đổ nước ngập cơ thể giun. Dùng kẹp phanh thành cơ thể,dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể
- Phanh thành cơ thể đến đâu cắm đinh ghim tới đó.Dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục về phía đầu.
Vai trò(1đ)
-Làm thức ăn cho người và động vật
- Làm cho đất tơi xốp thoáng khí và màu mỡ.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 2
(2,5đ)
Vòng đời kí sinh của sán lá gan:
Trứng nở Ấu trùng có lông chui vào ốc Ấu trùng trong ốc
Đẻ Mọc đuôi
Sán lá gan rau, cỏ, trâu bò ăn Kén sán rụng đuôi, kết vỏ Ấu trùng có đuôi
Chui ra ngoài
(2,5đ)
Câu 3
(1,5đ)
Các biện pháp phòng chống giun sán kí sinh ở người:
-Vệ sinh thân thể như: rửa tay trước khi ăn, tắm giặt hằng ngày, không đi chân đất,
-Vệ sinh trong ăn uống: ăn chín, uống sôi, không ăn thịt tái, hạn chế ăn rau sống,
-Vệ sinh môi trường . Uống thuốc tẩy giun định kì 6 tháng 1 lần.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
IV. CHỈNH SỬA RÚT KINH NGHỆM
V HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
- Đọc bài 19
- Mỗi bàn 1 con trai sông .
IV. CHỈNH SỬA RÚT KINH NGHỆM
GV ra đề Phê duyệt của tổ Phê duyệt của nhà trường
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_18_kiem_tra_truong_thcs_ha_ky.doc