Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 2, Bài 2: Phân biệt động vật với thực vật đặc điểm chung của động vật (Bản đẹp)

I. MỤC TIÊU:

 Sau khi học xong bài này, Hs có khả năng:

1. Kiến thức:

- Nêu được đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ thể động vật và thực vật, để phân biệt động vật với thực vật

- Nêu được đặc điểm chung của Động vật

- Nắm được sơ lược cách phân chia giới động vật, vai trò của chúng trong thiên nhiên và trong đời sống con người.

2. Kĩ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.

- Kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.

- Giáo dục bảo vệ môi trường: Hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và chất lượng cuộc sống của con người, có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 1. Giáo viên:

- Tranh phóng to hình 2.2 SGK tr.12.

2. Học sinh:

- Đọc bài trước ở nhà.

- Kẻ bảng 1

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

- Phương pháp trực quan

- Phương pháp dùng lời

- Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.

- Trình bày một phút, vấn đáp tìm tòi.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 2, Bài 2: Phân biệt động vật với thực vật đặc điểm chung của động vật (Bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần Ngµy so¹n: 15/08/2011 Ngày dạy: 7A: /08 /2011 7B: /08 /2011 Tiết 2 - Bài 2 PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, Hs có khả năng: 1. Kiến thức: - Nêu được đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ thể động vật và thực vật, để phân biệt động vật với thực vật - Nêu được đặc điểm chung của Động vật - Nắm được sơ lược cách phân chia giới động vật, vai trò của chúng trong thiên nhiên và trong đời sống con người. 2. Kĩ năng: - Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp. - Kỹ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn. - Giáo dục bảo vệ môi trường: Hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và chất lượng cuộc sống của con người, có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Tranh phóng to hình 2.2 SGK tr.12. 2. Học sinh: - Đọc bài trước ở nhà. - Kẻ bảng 1 CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC: Phương pháp trực quan Phương pháp dùng lời Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ. Trình bày một phút, vấn đáp tìm tòi. TỔ CHỨC GIỜ HỌC 1. Ổn định tổ chức ( 1 phút) 2.Khởi động( 5 phút) a. Kiểm tra bài cũ Gv: Động vật ở nước ta có đa dạng và phong phú không? Vì sao? Hãy nêu ví dụ để chứng minh sự phong phú về môi trường sống của động vật. Gọi Hs trả lời: - Động vật ở nước ta rất đa dạng và phong phú vì nước ta có nhiệt độ ấm áp, nguồn thức ăn phong phú, môi trường sống đa dạng, hơn nữa tài nguyên rừng và biển ở nước ta chiếm một tỉ lệ lớn so với diện tích lãnh thổ. - Gấu trắng Bắc cực, đà điểu ở châu Phi, Gv nhận xét và đánh giá b. Mở bài Động vật và thực vật đều xuất hiện rất sớm trên hành tinh của chúng ta. Chúng đều xuất phát từ nguồn gốc chung,nhưng trong quá trình tiến hóa đã hình thành nên hai nhánh sinh vật khác nhau. Bài học hôm nay sễ giúp chúng ta tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến vấn đề này. 3. Các hoạt động Hoạt động của Thầy và trò Nội dung *Hoạt động 1: ( 15 phút) - Mục tiêu: Hiểu được sự giống và khác nhau ở thực vật và động vật. - Cách tiến hành: Nêu được đặc điểm chung của động vật a. Phân biệt động vật với thực vật: Gv yêu cầu Hs quan sát hình 2.1 SGK tr.9 -> hoàn thành bảng 1. Hs quan sát hình 2.1 SGK tr.9 -> hoàn thành bảng 1 Gv nhận xét, sửa chữa Gv yêu cầu nhóm HS thảo luận: 1. Động vật giống thực vật ở điểm nào? 2. Động vật khác thực vật ở điểm nào? Hs thông báo kết quả - Nhóm Hs thảo luận, đại diện trả lời đạt: 1. Cấu tạo từ tế bào, lớn lên, sinh sản. 2. Di chuyển, dị dưỡng, thành tế bào, thần kinh, giác quan. Gv nhận xét. b. Đặc điểm chung của động vật: Gv yêu cầu Hs làm bài tập mục Ñ SGK tr.10 Hs làm bài tập Gv ghi câu trả lời lên bảng và phần bổ sung. Hs nêu ý kiến Gv nhận xét, thông báo đáp án đúng: 1,3,4 Gv yêu cầu HS rút ra kết luận. Hs rút ra kết luận đạt: Động vật có những đặc điểm để phân biệt với thực vật + Có khả năng di chuyển + Có hệ thần kinh và giác quan + Chủ yếu là dị dưỡng Hs ghi bài Gv nhận xét, cho Hs ghi bài. I. Đặc điểm chung của động vật Động vật có những đặc điểm để phân biệt với thực vật + Có khả năng di chuyển + Có hệ thần kinh và giác quan + Chủ yếu là dị dưỡng Cấu tạo từ tế bào Thành xenlulozo ở tế bào Lớn lên và sinh sản Chất hữu cơ nuôi cơ thể Khả năng di chuyển Hệ thần kinh và giác quan Không Có Không Có Không Có Tự tổng hợp được Sử dụng CHC sẵn có Không Có Không Có TV X X X X X X ĐV X X X X X X Hoạt động 2: (5 phút) - Mục tiêu : Hs nắm được các ngành động vật chính sẽ học trong chương trình SH 7 - Cách tiến hành: Gv giới thiệu + Giới động vật được chia thành 20 ngành, thể hiện như hình 2.2 SGK tr.12 + Chương trình SH 7 chỉ học 8 ngành cơ bản Hs lắng nghe, ghi nhớ kiến thức Gv cho Hs ghi bài - HS ghi bài - Hoạt động 3: (15 phút) - Mục tiêu : Hs chỉ rõ lợi ích và tác hại của động vật - Cách tiến hành: Gv yêu cầu Hs bảng 2, SGK tr.11 Hs hoàn thành bảng. Gv nêu câu hỏi: 1. Động vật có lợi ích gì đối với con người? 2. Động vật có hại gì cho con người ? Hs trả lời đạt: 1. Lợi ích: + Cung cấp nguyên liệu cho người như thực phẩm, lông, da, . + Dùng làm thí nghiệm trong học tập, nghiên cứu khoa học, trong chế tạo các loại thuốc chữa bệnh. + Hỗ trợ con người trong các lĩnh vực: giải trí, thể thao, bảo vệ an ninh 2. Tác hại: là trung gian có khả năng truyền bệnh cho người Hs ghi bài vào vở. Gv cho Hs ghi bài. II. Sơ lược phân chia giới động vật Có 8 ngành Động vật: - Động vật không xương sống: 7 ngành - Động vật có xương sống: 1 ngành III. Vai trò của động vật - Lợi ích: + Cung cấp nguyên liệu cho người như thực phẩm, lông, da, . + Dùng làm thí nghiệm trong học tập, nghiên cứu khoa học, trong chế tạo các loại thuốc chữa bệnh. + Hỗ trợ con người trong các lĩnh vực: giải trí, thể thao, bảo vệ an ninh - Tác hại: là trung gian có khả năng truyền bệnh cho người 4. Tổng kết và hướng dẫn về nhà: (4 phút) a. Tổng kết Sử dụng câu hỏi 1,2,3 SGK tr.12 Hướng dẫn về nhà Học bài, chuẩn bị bài mới Đem theo váng nước ao hồ, rễ bèo Nhật bản Ngâm rơm, cỏ khô vào bình nước trước 5 ngày. Đem theo mẫu ngâm khi học bài 3

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_2_bai_2_phan_biet_dong_vat_voi_t.doc