I.Mục tiêu bài học :
1.Kiến thức :
- HS biết được đặc điểm cơ bản về cấu tạo của trai thích nghi với lối sống ẩn mình trong bùn cát.
- Nắm được các đặc điểm dinh dưỡng của trai và hình thức sinh sản của chúng.
- Hiểu rõ khái niệm : áo, cơ quan áo.
2.Kỹ năng :
- Rèn cho HS kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh tranh và mẫu.
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm và làm việc với sgk.
c/ Thái độ :
- Giáo dục cho học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo vệ trai sông.
II.Chuẩn bị :
1/Giáo viên : Tranh phóng to hình 18.1, 18.3, 18.4 trong sgk / 62, 63
Bảng phụ ghi các câu hỏi thảo luận.
Mẫu : vỏ 1 số loại sò, con chem chép.
2/Học sinh :
- Tìm hiểu cấu tạo của vỏ trai, cơ thể trai, cách di chuyển và dinh dưỡng, sinh sản của trai thông qua các nội dung thông tin trong sách giáo khoa, qua tranh vẽ của hình 18.1, 18.2, 18.3, 18.4
- Chuẩn bị mỗi nhóm 5 con chem chép, 1 số vỏ sò, tranh về các loài trai, sò
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 20: Trai sông - Đinh Thị Hồng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IV – NGÀNH THÂN MỀM
* MỤC TIÊU CHƯƠNG :
1/Kiến thức :
- Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, di chuyển của trai sông một đại diện của ngành thân mềm.
- Nhận biết được các đặc điểm cấu tạo, lối sống của 1 số đại diện thân mềm thường gặp trong thiên nhiên nước ta như :ốc sên, mực, bạch tuột, sò, trai , và thân mềm tích cực di chuyển (mực)
2/ Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu
- Rèn kĩ năng thực hành, trao đổi, thảo luận nhóm.
3/ Thái độ : Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ động vật có ích và yêu thích bộ môn.
Ngày dạy:
TRAI SÔNG
Tiết : 20
I.Mục tiêu bài học :
1.Kiến thức :
- HS biết được đặc điểm cơ bản về cấu tạo của trai thích nghi với lối sống ẩn mình trong bùn cát.
- Nắm được các đặc điểm dinh dưỡng của trai và hình thức sinh sản của chúng.
- Hiểu rõ khái niệm : áo, cơ quan áo.
2.Kỹ năng :
- Rèn cho HS kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh tranh và mẫu.
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm và làm việc với sgk.
c/ Thái độ :
- Giáo dục cho học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo vệ trai sông.
II.Chuẩn bị :
1/Giáo viên : Tranh phóng to hình 18.1, 18.3, 18.4 trong sgk / 62, 63
Bảng phụ ghi các câu hỏi thảo luận.
Mẫu : vỏ 1 số loại sò, con chem chép.
2/Học sinh :
- Tìm hiểu cấu tạo của vỏ trai, cơ thể trai, cách di chuyển và dinh dưỡng, sinh sản của trai thông qua các nội dung thông tin trong sách giáo khoa, qua tranh vẽ của hình 18.1, 18.2, 18.3, 18.4
- Chuẩn bị mỗi nhóm 5 con chem chép, 1 số vỏ sò, tranh về các loài trai, sò
III.Phương pháp:
- Học sinh làm báo cáo theo nhóm.
- Thực hành quan sát tranh ảnh, mẫu vật và trao đổi, thảo luận nhóm.
- Vấn đáp, giảng giải.
IV.Tiến trình :
1/Ổn định tổ chức : Kiểm tra vệ sinh và sỉ số học sinh. (1’)
2/Kiểm tra bài cũ : (4’)
Câu hỏi
Trả lời
Điểm
HS1: * Kể tên các ngành động vật không xương sống mà em đã được học ?
*Trong các ngành đã học thì ngành nào tiến hoá về mặt cấu tạo nhất ? Vì sao
HS1: * Ngành động vật nguyên sinh, ngành ruột khoang, các ngành giun : giun dẹp, giun tròn, giun đốt.
* Ngành giun đốt tiến hoá nhất vì nó có thể xoang, ống tiêu hoá phân hoá rõ, bắt đầu có hệ tuần hoàn.
5
5
3/Giảng bài mới : (35’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Mở bài :Ngành thân mềm có mức độ tiến hoá theo hướng : vỏ bọc ngoài, không phân đốt. Nhóm động vật này ít hoạt động và trai sông là đại diện điển hình cho lối sống đó ở thân mềm.
*HĐ1:Tìm hiểu về hình dạng, cấu tạo của trai sông (10’)
MT: học sinh có thể xác định được các phần cấu tạo trên vỏ, trên cơ thể của trai sông.
GV giới thiệu về nơi ở của trai sông và chem chép cùng bộ
GV: treo tranh phóng to hình 18.1, yêu cầu HS quan sát tranh và mẫu vật, đọc thông tin sgk, và giới thiệu về cấu tạo ngoài, hình dạng của vỏ trai sông.
HS: giới thiệu về cấu tạo ngoài, hình dạng của vỏ trai sông, một học sinh khác lên xác định các phần của vỏ trên tranh, một học sinh khác lên xác định các phần của vỏ ngay trên con chem chép.
GV: treo bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận, yêu cầu học sinh trả lời trong 5 phút )
? Vòng tăng trưởng có ý nghĩa gì đối với trai ? ( xác định tuổi của trai )
? Muốn mở vỏ trai quan sát thì phải làm như thế nào ? ( cắt 2 cơ khép vỏ )
? Vỏ trai có cấu tạo gồm mấy lớp? ( 3 lớp : Lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ )
? Khi mài mặt ngoài của vỏ trai ngửi thấy mùi khét, tại sao ? ( lớp sừng bị cháy -> mùi khét )
HS: thảo luận hoàn thành câu hỏi và thống nhất ý kiến trên phiếu học tập.
GV: gọi 1 đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận các nhóm khác nhận xét, bổ sung lẫn nhau.
GV: nhận xét, thông báo đáp án đúng, và giải thích thêm 1 vài vấn đề ( nếu thấy cần thiết )
GV : treo tranh hình 18.3 và yêu cầu HS quan sát mẫu mổ co chem chép. Hướng dẫn HS thảo luận (2’)
? Ngay dưới lớp vỏ là bộ phận gì?
? Ở giữa là bộ phận gì ? bên trong là bộ phận gì ? (ngay trung tâm của cơ thể)
GV: treo bảng phụ yêu cầu HS điền vào chỗ trống:
Bên ngoài cơ thể là . . . (1) . . . tạo thành khoang áo, thông với bên ngoài bởi . . . (2) . . . và . . . (3) . . .
Ở giữa . . . (4) . . .
Bên trong ..(5).. và ..(6)..
HS: đại diện các nhóm lên điền vào bảng, các HS khác bổ sung và hoàn chỉnh kiến thức.
GVgiới thiệu thêm: trai thích nghi lâu dài với lối sống ít hoạt động -> đầu trai tiêu giảm chỉ còn 1 lỗ miệng và 4 tấm miệng hình lá, các giác quan tiêu giảm.
*HĐ2: Tìm hiểu cách di chuyển của trai sông (5’)
MT: Nêu được cấu tạo cơ thể phù hợp với lối di chuyển của trai sông.
GV: treo hình 18.4 sgk/ 63, yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/63 và thảo luận theo bàn (2’)
?Trai di chuyển như thế nào? Trai tự vệ để thoát khỏi kẻ thù bằng cách nào?
(Chân trai hình lưỡi rìu thò ra thụt vào, kết hợp đóng mở vỏ để di chuyển và có thể tránh được kẻ thù)
HS: thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi (2’)
GV mở rộng: Chân trai thò ra theo hướng nào thì thân chuyển động theo hướng đó.
*HĐ3: Tìm hiểu cách dinh dưỡng của trai (10’)
MT: Hiểu được cách dinh dưỡng của trai có một ý nghĩa lớn đối với môi trường nước.
GV: yêu cầu HS làm việc độc lập với sgk/ 63, trao đổi theo nhóm 2 người câu hỏi thảo luận sgk/64
HS: đại diện nhóm trình bày kết quả. Yêu câu nêu được đáp án :
- Nước qua ống hút và khoang áo đem gì đến ho miệng và mang trai : đem đến oxi và thức ăn Ị giúp làm sạch môi trường nước.
- Kiểu dinh dưỡng của trai thụ động
GV: giúp HS sửa sai, hoàn chỉnh kiến thức.
GV liên hệ thực tế và giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ động vật có ích.
*HĐ4: Tìm hiểu cách sinh sản của trai (10’)
MT: Hiểu được cách sinh sản của trai.
?Trai có cơ quan sinh sản như thế nào? (phân tính)
?Chúng thụ tinh bằng cách nào?
(Trai cái nhận tinh trùng của trai đực chuyển theo dòng nước vào để thụ tinh)
GV yêu cầu HS tự nghiên cứu sgk / 64 và trả lời câu hỏi thảo luận.
HS tự nghiên và trả lời câu hỏi. Yêu cầu nêu được:
- Trứng phát triển thành ấu trùng trong mang trai mẹ sẽ được bảo vệ và tăng lượng oxi khi trai mẹ hút nước
- Khi ấu trùng bám vào mang và da cá cũng sẽ được bảo vệ và tăng lượng oxi khi cá hô hấp.
I/ HÌNH DẠNG, CẤU TẠO .
1/ Vỏ trai:
- Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ờ phía sau lưng. Mỗi mảnh gồm : đầu vỏ, đỉnh vỏ, bản lề, đuôi vỏ, bên ngoài có vòng tăng trưởng.
- Vỏ trai gồm có 3 lớp :
+ Lớp sừng
+ Lớp đá vôi
+ Lớp xà cừ
2/ Cơ thể trai :
- Bên ngoài cơ thể là áo trai tạo thành khoang áo, có ống hút và ống thoát nước.
- Giữa là tấm mang, trong là thân trai và chân rìu.
II/ DI CHUYỂN
- Chân trai hình lưỡi rìu thò ra thụt vào, kết hợp đóng mở vỏ để di chuyển.
III/DINH DƯỠNG.
- Trai dinh dưỡng kiểu thụ động.
- Thức ăn và nước qua ống hút vào mang lọc oxi rồi vào khoang áo lọc thức ăn và cuối cùng thải nước sạch ra ngoài môi trường.
IV.SINH SẢN.
- Trai là động vật phân tính.
- Đến mùa sinh sản, con trai cái nhận tinh trùng của trai đực chuyển theo dòng nước vào để thụ tinh.
- Aáu trùng nở ra bám vào mang mẹ một thời gian rồi bám vào da hoặc mang cá vài tuần rồi mới rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành.
4/Củng cố và luyện tập: (3’)
Học sinh đọc kết luận chung và làm bài tập :
Câu 1: Chọn câu đúng:
a/ Trai xếp vào ngành thân mềm vì có thân mềm không phân đốt.
b/ Cơ thể trai gồm 3 phần : đầu ,thân và chân.
c/ Trai di chuyển nhờ chân rìu.
d/ Trai lấy thức ăn nhờ cơ thể lọc từ nước hút vào.
e/ Cơ thể trai có đối xứng 2 bên.
Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
a/ Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở ..(1).. Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi cùng với ..(2).. điều chỉnh động tác đóng mở vỏ.
b/ Cơ thể trai ở ngoài là ..(3).. , ở giữa là ..(4).. trung tâm cơ thể là thân trai và chân rìu.
5/Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’)
* Bài cũ : Học bài và đọc phần “Em có biết” tìm hiểu cách hình thành ngọc trai.
* Chuẩn bị bài mới :“Một số thân mềm khác.”
+ Tìm hiểu 1 số đặc điểm cấu tạo của ốc sên, mực, bạch tuộc, sò thích nghi với đời sống của chúng. Tìm hiểu tập tính đẻ trứng ở ốc sên và tập tính tự vệ của mực.
5/ Rút kinh nghiệm:
SGK
GV
HS
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_20_trai_song_dinh_thi_hong_phuon.doc