Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 21: Một số thân mềm khác - Đinh Thị Hồng Phương

I.Mục tiêu:

1/Kiến thức:

 - HS biết được đặc điểm của một số đại diện nghành thân mềm, qua đó thấy được sự đa dạng ngành thân mềm

 - Giải thích được ý nghĩa của 1 số tập tính thân mềm.

2/Kỹ năng:

 -Rèn kĩ năng quan sát tranh,mẫu vật, phân tích tổng hợp kiến thức

 - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.

3/Thái độ:

 -Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ động vật thân mềm có ích.

II.Chuẩn bị :

 1/Giáo viên:Tranh ốc sên, mực, mẫu vật : ốc sên, sò, mai mực và mực

 2/Học sinh : Dụng cụ học tập, tập ghi bài, SGK sinh 7

 Kiến thức cũ cần ôn: Cấu tạo dinh dưỡng của trai sông

III.Phương pháp:

 - Thực hành quan sát tranh ảnh, mẫu vật; báo cáo nhỏ của học sinh; vấn đáp, giảng giải.

IV.Tiến trình:

1/Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số HS, vệ sinh lớp. (1)

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 21: Một số thân mềm khác - Đinh Thị Hồng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: MỘT SỐ THÂN MỀM KHÁC Tiết :21 I.Mục tiêu: 1/Kiến thức: - HS biết được đặc điểm của một số đại diện nghành thân mềm, qua đó thấy được sự đa dạng ngành thân mềm - Giải thích được ý nghĩa của 1 số tập tính thân mềm. 2/Kỹ năng: -Rèn kĩ năng quan sát tranh,mẫu vật, phân tích tổng hợp kiến thức - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm. 3/Thái độ: -Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ động vật thân mềm có ích. II.Chuẩn bị : 1/Giáo viên:Tranh ốc sên, mực, mẫu vật : ốc sên, sò, mai mực và mực 2/Học sinh : Dụng cụ học tập, tập ghi bài, SGK sinh 7 Kiến thức cũ cần ôn: Cấu tạo dinh dưỡng của trai sông III.Phương pháp: - Thực hành quan sát tranh ảnh, mẫu vật; báo cáo nhỏ của học sinh; vấn đáp, giảng giải. IV.Tiến trình: 1/Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số HS, vệ sinh lớp. (1’) 2/Kiểm tra bài cũ: (4’) Câu hỏi Trả lời Điểm HS1: * Nêu hình dạng ngoài, cấu tạo vỏ trai ? * Trai dinh dưỡng theo kiểu gì?Ý nghĩa của nó ? HS2: * Trai sinh sản như thế nào? * So sánh với hình thức sinh sản của giun đốt ? HS1: * gồm 2 mảnh gắn với nhau bởi dây chằng ở bản lề phía sau.Mỗi vỏ gồm đầu vỏ, đuôi, đỉnh, bản lề và vòng tăng trưởng. * Dinh dưỡng thụ động, lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh và các động vật nhỏ khác, góp phần làm sạch môi trường nước HS2:* Tinh trùng theo ống hút->thụ tinh cho trai cái( trứng ở mang)->ấu trùng * Trai phân tính, thụ tinh ngoài, ấu trùng phát triển trong mang trai mẹ 7 3 5 5 3/Giảng bài mới (35’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1:Tìm hiểu một số đại diện thuộc ngành thân mềm (20’) MT: Biết được sự đa dạng của ngành thân mềm GV: treo tranh ốc sên, mực hướng dẫn HS quan sát ( chú ý sự phân chia các bộ phận của cơ thể ). Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I SGK /65 trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm ( 5’) ?Đặc điểm đặc trưng, nơi sống của ốc sên và mực ?Kể tên các đại diện thân mềm khác có cấu tạo tương tự? (Sò, bạch tuộc) ?Em có nhận xét gì về loài, lối sống, môi trường sống của ngành thân mềm? HS: quan sát tranh, nghiên cứu thông tin mục I SGK /65 trả lời câu hỏi, đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung HS: dựa vào thông tin mục I trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung GV hướng dẫn học sinh chốt lại kiến thức đúng HĐ2:Tìm hiểu một số tập tính ở thân mềm (15’) MT: Thông qua một số đại diện thân mềm, HS có thể tự rút ra được tập tính của ngành thân mềm GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II SGK /66, chia nhóm thảo luận trả lời câu hỏi (4’) ?Ốc sên tự vệ bằng cách nào? Ốc sên đào lỗ đẻ trứng nhằm mục đích gì? ? Vì sao người ta thường dùng ánh sáng để câu mực? ?Cách săn mồi của mực? Hỏa mù của mực có tác dụng gì? ( Mực săn mồi bằng cách rình mồi Hỏa mù giúp mực che mắt kẻ thù ) HS :nghiên cứu thông tin mục II, chia nhóm thảo luận trả lời câu hỏi. Đại diện 2 nhóm phát biểu ý kiến, nhóm khác nhận xét, bổ sung GV: nhận xét, giúp HS hoàn chỉnh kiến thức I. MỘT SỐ ĐẠI DIỆN -Ốc sên: Sống trên lá cây, ăn lá cây, cỏ. - Cơ thể gồm: đầu thân, chân, áo, thở bằng phổi,thích nghi ở cạn - Mực sống ở biển, vỏ tiêu giảm chỉ còn lại một mảnh(mai mực) để nâng đỡ tua, vây bơi. * Ngành thân mềm có số lượng loài lớn như :ốc vặn, sò, bạch tuộc - Sống được ở nhiều môi trường khác nhau: cạn, nước ngọt, nước mặn, nước lợ - Lối sống khác nha: chui rúc, bò chậm, bơi II. MỘT SỐ TẬP TÍNH Ở THÂN MỀM 1.Tập tính đẻ trứng ở ốc sên -Ốc sên tự vệ bằng cách thu mình trong vỏ -Đào lỗ đẻ trứng để bảo vệ trứng 2.Tập tính ở mực - Mực săn mồi bằng cách rình mồi -Mực phun chất lỏng màu đen để tự vệ là chính. Hỏa mù của mực tạm thời che mắt kẻ thù, giúp mực có đủ thời gian chạy trốn.Mực có một số tế bào thị giác lớn có thể nhìn rõ được phương hướng để trốn chạy an toàn. 4/Củng cố và luyện tập : (3’) Câu1: Em thường gặp ốc sên ở đâu?Khi bò ốc sên để lại dấu vết trên lá như thế nào? (Ốc sên thường gặp ở cạn, nơi có nhiều cây ẩm, ướt.Khi bò ốc sên tiết ra chất nhờn nhằm giảm ma sát và để lại dấu vết đó trên lá cây) Câu2: Nêu một số tập tính ở mực? (Mực rình và bắt mồi bằng tua, khi gặp nguy hiểm, nó phun mực làm tối đen cả vùng để tẩu thoát) 5/Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (2’) *Bài cũ: - Học bài, trả lời 2 câu hỏi SGK/ 67 - Đọc thêm mục” Em có biết “/ 67 SGK *Bài mới: Chuẩn bị:1 con mực, 1 con ốc sên, 2 con chem chép / 1 nhóm, 1 bìøa giấy cứng thực hành tiết 22. Đọc trước nội dung của bài thực hành.Ôn lại phần cấu tạo của trai sông. 5.Rút kinh nghiệm: SGK GV . HS

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_21_mot_so_than_mem_khac_dinh_thi.doc