Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 25-27

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Mổ và quan sát cấu tạo mang: nhậ biết phần gốc chân ngực và các lá mang

Nhận biết một số nội quan của tôm như: he tiêu hoá, hệ thần kinh

Viết thu hoạch sau buổi thực hành bằng cách tập chú thích đúng cho các hình câm trong SGK

2. Kĩ năng: mổ động vật không xương sống, sử dụng các dụng cụ mổ

3. Thái độ: rèn luyện tính nghiêm túc, cẩn thận

II. Phương pháp dạy học: thưc hành, trực quan, thảo luận nhóm

III. Chuẩn bị của GV và HS:

1. Giáo viên:Bộ đồ mổ, khay mổ, kính lúp

2. Học sinh: Mỗi nhóm chuẩn bị 2 con tôm sông còn sống

IV. Tiến trình bài học:

1, On định tổ chức

2, Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

3,Tiến hành

Giáo viên nêu yêu cầu của tiết thực hành

Phân chia nhóm thực hành

 

doc13 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 25-27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Ngày soạn: 24.11.07 Tiết 24 Ngày dạy: Bài 23: THỰC HÀNH: MỔ VÀ QUAN SÁT TÔM SÔNG I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Mổ và quan sát cấu tạo mang: nhậ biết phần gốc chân ngực và các lá mang Nhận biết một số nội quan của tôm như: he ätiêu hoá, hệ thần kinh Viết thu hoạch sau buổi thực hành bằng cách tập chú thích đúng cho các hình câm trong SGK 2. Kĩ năng: mổ động vật không xương sống, sử dụng các dụng cụ mổ 3. Thái độ: rèn luyện tính nghiêm túc, cẩn thận II. Phương pháp dạy học: thưc hành, trực quan, thảo luận nhóm III. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên:Bộ đồ mổ, khay mổ, kính lúp 2. Học sinh: Mỗi nhóm chuẩn bị 2 con tôm sông còn sống IV. Tiến trình bài học: 1, Oån định tổ chức 2, Kiểm tra sựë chuẩn bị của HS 3,Tiến hành Giáo viên nêu yêu cầu của tiết thực hành Phân chia nhóm thực hành Hoạt động 1: Mổ và quan sát mang tôm Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Hướng dẫn học sinh tiến hành mổ theo SGK + Yêu cầu học sinh sử dụng kính lúp quan sát một chân ngực kèm lá mang š Nhận biết các bộ phận š Chú thích vào hình 23.1 + Yêu cầu học sinh thảo luận làm bài tập mục q + Giáo viên nhận xét, chốt lại kiến thức: Ý nghĩa đặc điểm của lá mang: - Bám vào gốc chân ngực š tạo dòng nước mang theo O2 - Thành túi mang mỏng š trao đổi khí dễ dàng - Có lông phủ š Tạo dòng nước + Tiến hành mổ tôm + Quan sát mang tôm bằng kính lúp š nhận biết các bộ phận š chú thích vào hình + Thảo luận nhóm š hoàn thành bài tập mục q + Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung Kết luận: 1; 2. lá mang 3. bó cơ 4. đốt gốc chân ngự c Hoạt động 2: Mổ và quan sát cấu tạo trong Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Yêu cầu học sinh nghiên cứu cách mổ tôm sông + Yêu cầu học sinh đọc thông tin quan sát cấu tạo cơ quan tiêu hoá bằng kính lúp š nhận biết các bộ phận š chú thích vào hình 23.3 B + Yêu cầu học sinh quan sát cấu tạo cơ quan thần kinhš nhận biết các bộ phậnš chú thích vào hình 23.3 C + Mổ tôm theo hướng dẫn trong SGK + Đọc thông tin, quan sát hình 23.1, dùng kính lúp quan sát cơ quan tiêu hoᚠnhận biết các bộ phận š chú thích hình 23.3 B + Quan sát cấu tạo cơ quan thần kinh, nhận biết các bộ phận š chú thích hình 23.3 C Kết luận: 1. Hạch não 2. Hạch dưới hầu 3. Dạ dày 4. Tuyến tiêu hoá 5. Khối hạch ngực 6. Ruột 7. Chuỗi hạch bụng 4. Nhận xét, đánh giá: Nhận xét tinh thần, thai độ của các nhóm trong giờ thực hành Đánh giá mẫu mổ của các nhóm Cho điểm các nhóm Yêu cầu các nhóm làm vệ sinh lớp học 5,HDVNø: Làm bài thu hoạch Sưu tầm tranh ảnh một số đại diện giáp xác Kẻ bảng tr.81 SGK vào vở bài tập V, Rút kinh nghiệm Tuần 13 Ngày soạn: 29.11.07 Tiết 25 Ngày dạy: Bài 24: ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA LỚP GIÁP XÁC I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Trình bày được một số đặc điểm về cấu tạo và lối sống của các đại diện giáp xác thường gặp Nêu được vai trò thực tiễn của giáp xác 2. Kĩ năng: quan sát tranh, hoạt động nhóm 3. Thái độ: giáo dục ý thức bảo vệ các giáp xác có lợi II. Phương pháp dạy học: trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp III. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 24.1š 24.7 SGK Bảng phụ theo mẫu tr.81 2. Học sinh: kẻ bảng tr. 81 vào vở bài tập IV. Tiến trình bài học 1, Oånđịnh tổ chức 2,Thu bản tường tình thực hành 3, Bài mới Mở bài: như SGK Hoạt động 1: Tìm hiểu một số giáp xác khác Mục tiêu: Trình bày được một số đặc điểm về cấu tạo và lối sống của các loài giáp xác thường gặp Thấy được sự đa dạng của giáp xác Tiến hành Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK, quan sát các hình 24.1 š 24.7 SGK + Thảo luận nhóm các câu hỏi mục q + Gọi đại diện nhóm trình bày + Giáo viên nhận xét, bổ sung + Yêu cầu học sinh rút ra kết luận: Nhận xét sự đa dạng của giáp xác + Đọc thông tin, quan sát hình + Thảoluận nhóm, hoàn thành các câu hỏi mục q + Đại diện nhóm trình bày š nhóm khác nhận xét, bổ sung + Rút ra kết luận Kết luận: Giáp xác đa dạng, có số lượng loài lớn, sống ở các môi trường khác nhau, có lối sống phong phú Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò thực tiễn của giáp xác + Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa thực tiễn của giáp xác, kể được tên các đại diện có ở địa phương + Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Yêu cầu học sinh đọc thông tin SgK + Yêu cầu học sinh hoạt động độc lập hoàn thành bảng 2 + Giáo viên treo bảng phụ lên bảng, gọi học sinh lên điền vào + Giáo viên nhận xét, sửa chữa. + Hỏi: Lớp giáp xác có vai trò như thế nào? ( đối với đời sống con người, vai trò của nghề nuôi tôm, vai trò của giáp xác nhỏ trong ao, hồ, biển) + Đọc thông tin + Hoàn thành bảng 2 + Lên bảng điền vào bảng phụ + Cả lớp theo dõi, bổ sung + Trả lời câu hỏi dựa trên bảng 2 Kết luận: Vai trò của giáp xác: * Lợi ích: + Là nguồn thức ăn của cá + Cung cấp thực phẩm + Có giá trị xuất khẩu * Tác hại: có hại cho giao thông đường thuỷ, hại cho nghề cá, truyền bệnh giun sán * Kết luận chung: học sinh đọc phần đóng khung SGK 4. Kiểm tra, đánh giá: Cho học sinh trả lời 3 câu hỏi cuối bài 5.HDVNø: + Học bài + Đọc mục: “ Em có biết?” + Kẻ bảng 1, bảng 2 tr.82, 85 vào vở bài tập V, Rút kinh nghiệm: Tuần 13 Ngày soạn: 29.11.07 Tiết 26 Ngày dạy: LỚP HÌNH NHỆN Bài 25: NHỆN VÀ SỰ ĐA DẠNG CỦA LỚP HÌNH NHỆN I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: + Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện và một số tập tính của chúng + Nêu được sự đa dạng của lớp hình nhện và ý nghĩa thực tiễn của chúng. 2. Kĩ năng: quan sát tranh, phân tích, hoạt động nhóm 3. Thái độ: giáo dục ý thức bảo vệ các loại hình nhện có lợi trong tự nhiên. II. Phương pháp dạy học: trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp III, Chuẩn bị của Gv và HS 1. Giáo viên: + Mẫu: con nhện + Tranh phóng to hình 25.1 SGK + Tranh một số đại diện lớp hình nhện 2. Học sinh: kẻ bảng 1;2 tr. 82; 85 vào vở bài tập IV. Tiến trình bài học: IV. Tiến trình bài học 1, Oånđịnh tổ chức 2,Kiểm tra bài cũ: ?/ Hãy kể tên nhữnggiáp xác có ở địa phương em? Nêu vai trò của giáp xác đối với đời sống con người? 3, Bài mới * Mở bài: Giáo viên giới thiệu: nhện là chân khớp đầu tiên ở cạn, trong cấu tạo đã xuất hiện phổi và ống khí, hoạt động chủ yếu về đêm.® giới thiệu đại diện là con nhện. Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của nhện + Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo ngoài của nhện, xác định được vị trí và chức năng của từng bộ phận. + Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Giới thiệu cơ thể nhện chia làm 2 phần: phần đầu- ngực và phần bụng + Yêu cầu học sinh quan sát mẫu con nhện, đối chiếu với hình 25.1 ® Yêu cầu học sinh xác định các bộ phận của từng phần + Yêu cầu học sinh quan sát kỹ hình 25.1, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng 1 + Gọi đại diện các nhóm điền vào bảng phụ chức năng của các bộ phận. + Giáo viên nhận xét, bổ sung. + Quan sát mẫu và tranh SGK, xác định các bộ phận của từng phần: - Phần đầu- ngực: đôi kìm, đôi chân xúc giác, 4 đôi chân bò. - Phần bụng: khe thở, lỗ sinh dục, núm tuyến tơ + Thảo luận nhóm, hoàn thành bảng 1: + Đại diện nhóm điền vào bảng phụ® các nhóm khác nhận xét, bổ sung Bảng 1: đặc điểm cấu tạo ngoài của lớp hình nhện Các phần cơ thể Số chú thích Tên bộ phận quan sát thấy Chức năng Phần đầu- ngực 1 Đôi kìm có tuyến độc Bắt mồi và tự vệ 2 Đôi chân xúc giác (phủ đầy lông) Cảm giác về xúc giác và khứu giác 3 4 đôi chân bò Di chuyển và chăng lưới Phầnbụng 4 Phía trước là đôi khe thở Hô hấp 5 Ở giữa là một lỗ sinh dục Sinh sản 6 Phía sau là các núm tuyến tơ Sinh ra tơ nhện * Kết luận: nội dung bảng 1 * Hoạt động 2: Tìm hiểu về tập tính của nhện + Mục tiêu: Nắm được các bước chăng lưới, bắt mồi của nhện. + Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Yêu cầu học sinh quan sát hình 25.2, làm bài tập mục q + Gọi học sinh mô tả quá trình chăng lưới của nhện + Giáo viên nhân xét phần bài làm của học sinh + Yêu cầu học sinh đọc thông tin phần b ® Sắp xếp các thao tác bắt mồi cho hợp lý + Gọi học sinh trình bày các bước bắt mồi của nhện + Quan sát hình, nắm các bước chăng lưới cho đúng thứ tự + Mô tả quá trình chăng lưới (Yêu cầu sắp xếp đúng theo thứ tự 4,2,1,3) + Đọc thông tin, sắp xếp các bước theo thứ tự hợp lý (4,2,3,1) + Mô tả quá trình bắt mồi của nhện * Kết luận: Tập tính của nhện: chăng lưới và bắt mồi sống *Hoạt động 3: Tìm hiểu sự đa dạng và vai trò thực tiễn của lớp hình nhện + Mục tiêu: thấy được sự đa dạng của lớp hình nhện, vai trò thực tiễn của chúng thông qua các đại diện + Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Yêu cầu học sinh quan sát hình 25.3® 25.5 SGK ® Nhận biết một số đại diện của lớp hình nhện + Giới thiệu thêm một số đại diện khác: nhện đỏ hại bông, ve bò, bọ mạt, nhện lông + Yêu cầu học sinh hoàn thành bảng 2 SGK + Giáo viên chốt lại bảng chuẩn + Yêu cầu học sinh : - Nhận xét về sự đa dạng về lớp hình nhện. - Nêu vai trò thực tiễn của lớp hình nhện? + Quan sát tranh và nắm các thông tin kênh hình ® Nhận biết các đại diện + Hoàn thành bảng 2 + Dựa vào bảng 2 ® Nhận xét sự đa dạng của lớp hình nhện về số lượng loài, lối sống, cấu tạo và nêu được vai trò của lớp hình nhện * Kết luận: + Lớp hình nhện đa dạng và có tập tính phong phú. + Đa số hình nhện có lợi, một số có hại cho ngưới, động vật và thực vật * Kết luận chung: Học sinh đọc phần ghi nhớ SGK 4, Kiểm tra, đánh giá: Khoanh tròn đáp án đúng: 1. Số đôi phần phụ của nhện là: a. 4đôi b. 5 đôi c. 6 đôi 2. Để thích nghi với lối săn mồi nhện có tập tính: a. Chăng lưới b. Bắt mồi c. Cả a và b 5. HDVNø: + Học bài, trả lời 3 câu hỏi cuối bài + Xem trước bài 26 V, Rút kinh nghiệm Tuần 14 Ngày soạn: 5.12.07 Tiết 27 Ngày dạy: LỚP SÂU BỌ Bài 26: CHÂU CHẤU I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: + Mô tả được cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của châu chấu đại diện cho lớp sâu bọ + Dựa vào cấu tạo giải thích được cách di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản ở châu chấu 2. Kĩ năng: quan sát tranh, mẫu vật, phân tích, hoạt động nhóm 3. Thái độ: giáo dục ý thức yêu thích môn học II. Phương pháp dạy học: trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp III. Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên: + Mẫu: con châu chấu + Mô hình con châu chấu + Tranh phóng to hình SGK 2. Học sinh: Mẫu vật con châu chấu theo nhóm IV. Tiến trình bài học: 1,Oån định tổ chức 2, kiểm tra bài cũ: ?/ Cơthể nhện có mấy phàn chức năng của mỗi phần ? so sánh các bộ phận với giáp xác? * Mở bài: Giáo viên giới thiệu: lớp Sâu bọ có số lượng loài lớn và có ý nghĩa thực tiễn lớn trong ngành Chân khớp. Châu chấu có tạo tiêu biểu, dễ gặp ngoài thiên nhiên và có kích thước lớn dễ quan sát nên được chọn làm đại diện cho lớp Sâu bọ. Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài và di chuyển + Mục tiêu: học sinh mô tả được cấu tạo ngoài của châu chấu, trình bày được các đặc điểm cấu tạo liên quan đến sự di chuyển + Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK, quan sát hình 26.1 + Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm ® làm bài tập mục q + Gọi đại diện một số nhóm trả lời, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. + Yêu cầu học sinh xác định vị trí các bộ phận trên mẫu + Chốt lại kiến thức + Đọc thông tin SGK, quan sát hình 26.1 ® ghi nhớ kiến thức + Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến ® hoàn thành bài tập mục q Yêu cầu nêu được: Cơ thể châu chấu gồm 3 phần: Đầu (râu, mắt kép, cơ quan miệng); Ngực (3 đôi chân, 2 đôi cánh); Bụng(các đôi lỗ thở) + Đại diện nhóm trả lời, các nhóm nhận xét, bổ sung. + Xác định các bộ phận trên mẫu thật * Kết luận: - Cơ thể châu chấu gồm 3 phần: + Đầu: râu, mắt kép, cơ quan miệng + Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh + Bụng: nhiều đốt, mỗi đốt có một đôi lỗ thở - Di chuyển: bò, nhảy, bay Hoạt động 2: tìm hiểu cấu tạo trong châu chấu + Mục tiêu: học sinh nắm được sơ lược về cấu tạo trong của châu chấu. + Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK, quan sát hình 26.2 + Nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời: - Châu chấu có những hệ cơ quan nào? - Kể tên các bộ phận của hệ tiêu hoá? - Hệ tiêu hoá và hệ bài tiết có quan hệ với nhau như thế nào? -Tại sao hệ tuần hoàn của sâu bọ lại đơn giản đi trong khi hệ thống ống khí lại phát triển? + Chốt lại kiến thức + Đọc thông tin, quan sát hình + Thảo luận nhóm® trả lời các câu hỏi: - Châu chấu gồm 7 hệ cơ quan - Hệ tiêu hoá: Miệng® hầu® diều® dạ dày® ruột tịt® ruột sau® trực tràng® hậu môn - Hệ tuần hoàn và bài tiết đều đổ chung vào ruột sau - Vì hệ tuần hoàn lúc này chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng, không vận chuyển khí ôxi * Kết luận: + Hệ tiêu hoá: có thêm ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày + Hệ bài tiết: có nhiều ống lọc chất thải đổ vào ruột sau + Hệ hô hấp: hệ thống ống khí phân nhánh chằng chịt đem ôxi đến các tế bào + Hệ tuần hoàn: đơn giản, tim hình ống nhiều ngăn ở mặt lưng, hệ mạch hở + Hệ thần kinh: dạng chuỗi hạch, hạch não phát triển * Hoạt động 3: Dinh dưỡng, sinh sản và phát triển của châu chấu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Dinh dưỡng: + Yêu cầu học sinh quan sát hình 26.4 ® Giáo viên giới thiệu về cơ quan miệng + Nêu câu hỏi: - Thức ăn của châu chấu là gì? - Thức ăn được tiêu hoá như thế nào? - Vì sao bụng châu chấu luôn phập phồng Sinh sản và phát triển: + Yêu cầu học sinh đọc thông tin ® trả lời câu hỏi: - Nêu đặc điểm sinh sản ở châu chấu? - Vì sao châu chấu non phải lột xác nhiều lần? + Đọc thông tin ® trả lời câu hỏi + 1 vài học sinh trả lời, lớp bổ sung - Thức ăn: chồi cây, lá cây - Thức ăn tập trung ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày, tiêu hoá nhờ enzim do ruột tịt tiết ra. - Hô hấp: qua lỗ thở ở mặt bụng + Nghiên cứu thông tin ® trả lời câu hỏi: - Châu chấu đẻ trứng dưới đất - Do lớp vỏ kitin bao bọc nên châu chấu phải lột xác nhiều lần mới lớn lên được * Kết luận: 1. Dinh dưỡng: + Châu chấu ăn lá cây, chồi cây. Thức ăn được tập trung ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày, tiêu hoá nhờ enzim do ruột tịt tiết ra. + Hô hấp: qua lỗ thở ở mặt bụng 2. Sinh sản và phát triển: + Châu chấu phân tính, đẻ thành ổ ở dưới đất + Phát triển qua biến thái * Kết luận chung: gọi học sinh đọc phần đóng khung cuối bài 4. Kiểm tra, đánh giá: Trong các đặc điểm sau đây, những đặc điểm nào giúp nhận dạng châu chấu Cơ thể có 2 phần: đầu- ngực và bụng Cơ thể có 3 phần: đầu, ngực và bụng Có vỏ kitin bao bọc cơ thể Đầu có 1 đôi râu Ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh Con non phát triển qua nhiêu lần lột xác 5.HDVNø: + Học bài, trả lời 3 câu hỏi cuối bài + Đọc mục: “Em có biết?” + Sưu tầm tranh ảnh về các đại diện sâu bọ + Kẻ bảng trang 91 vào vở bài tập V, Rút king nghiệm Tuần 14 Ngày soạn: 04.12.07 Tiết 28 Ngày dạy: LỚP SÂU BỌ Bài 27: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP SÂU BỌ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: + Thông qua các đại diện nêu được sự đa dạng của lớpSâu bọ + Trình bày được đặc điểm chung của lớp Sâu bọ + Nêu được vai trò thực tiễn của Sâu bọ. 2. Kĩ năng: quan sát tranh, phân tích, hoạt động nhóm 3. Thái độ: Biết cách bảo vệ các loài Sâu bọ có ích, tiêu diệt các loài Sâu bọ có hại II. Phương pháp dạy học: trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp III. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên: + Tranh một số đại diện Sâu bọ + Bảng phụ 1 và 2 2. Học sinh: Kẻ sẵn bảng 1 và 2 vào vở bài tập IV. Tiến trình bài học: 1, Oån định tổ chức 2, Kiểm tra bài cũ * Mở bài: Sâu bọ với khoảng 1 triệu loài, chúng rất đa dạng về loài, lối sống, môi trường sống và tập tính. Các đại diện trong bài tiêu biểu cho tính đa dạng đó. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số đại diện Sâu bọ khác + Mục tiêu: Biết được đặc điểm một số Sâu bọ thường gặp. Qua các đại diện thấy được sự đa dạng của chúng + Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Yêu cầu học sinh quan sát, đọc thông tin kênh hình từ hình 27.1® 27.7 SGK ® trả lời các câu hỏi sau: - Nêu tên một số đại diện sâu bọ thường gặp? - Hãy cho biết thêm các đặc điểm khác của chúng mà em biết? + Gọi học sinh phát biểu + Yêu cầu học sinh hoàn thành bảng 1 SGK tr. 91 + Giáo viên chốt lại đáp án + Yêu cầu học sinh nhận xét sự đa dạng của lớp sâu bọ + Học sinh quan sát, đọc thông tin kênh hình® trả lời câu hỏi + Kể tên 7 đại diện + Bổ sung thêm thông tin về các đại diện. Ví dụ: Bọ ngựa sống trên cây, có khả năng thay đổi màu; Ve sầu đẻ trứng dưới đất, kêu vào mùa hạ + 1 vài học sinh phát biểu, lớp nhận xét + Hoàn thành bảng + Phát biểu trước lớp + Nhận xét sự đa dạng về số loài, môi trường sống, tập tính của Sâu bọ * Kết luận: Sâu bọ rất đa dạng: chúng có số lượng loài lớn, môi trường sống rất đa dạng, có lối sống và tập tính phong phú thích nghi với điều kiện sống. * Hoạt độïng 2: Tìm hiểu đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của sâu bọ + Mục tiêu: Nắm được các đặc điểm để phân biệt Sâu bọ với các chân khớp khác; Nêu được vai trò thực tiễn của sâu bọ + Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 1 SGK + Thảo luận nhóm, chọn các đặc điểm chung nổi bật của lớp Sâu bọ + Chốt lại các đặc điểm chung + Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin mục 2 ® Làm bài tập điền bảng tr.92 + Kẻ nhanh bảng 2, gọi học sinh lên điền vào + Yêu cầu học sinh nêu những mặt hại và những mặt lợi của Sâu bọ + Đọc thông tin + Thảo luận nhóm ® Rút ra các đặc điểm nổi bật để phân biệt Sâu bọ với các chân khớp khác + Tiếp tục nghiên cứu thông tin mục 2® Hoàn thành bảng 2 + Lên điền vào bảng + Nêu được những mặt hại và những mặt lợi của Sâu bọ * Kết luận: 1. Đặc diểm chung: + Cơ thể sâu bọ cáo 3 phần: đầu, ngực, bụng. Phần đầu có một đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh + Hô hấp bằng ống khí + Phát triển qua biến thái 2. Vai trò thực tiễn: + Ích lợi: làm thực phẩm; làm thuốc chữa bệnh; thụ phấn cho cây trồng; làm thức ăn cho động vật khác; diệt các sâu bọ có hại; làm sạch môi trường + Tác hại: là động vật trung gian truyền bệnh; gây hại cho cây trồng; làm hại cho sản xuất nông nghiệp Kết luận chung: học sinh đọc phần ghi nhớ SGK 4. Kiểm tra, đánh giá: 1. Kể tên một số loài sâu bọ có tập tính phong phú ở địa phương em? 2. Nêu đặc điểm để phân biệt sâu bọ với các chân khớp khác? 5.HDVNø: + Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài. + Đọc mục “Em có biết?” + Ôân tập ngành chân khớp + Tìm hiểu tập tính của sâu bọ V, Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_25_27.doc