Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 27, Bài 26: Châu chấu - Hoàng Thanh Lương

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Mô tả được cấu tạo ngoài của Châu chấu, đại diện cho lớp sâu bọ, đặc điểm đó liên quan đến sự di chuyển và qua đó thấy được cấu tạo phát triển phù hợp với chức năng sống của chúng

- Trình bày được các đặc điểm cấu tạo trong, dinh dưỡng, sinh sản và phát triển của Châu chấu

- Rèn kỹ năng quan sát tranh mẫu vật, kênh hình, kênh chữ trong bài học và kỹ năng hoạt động nhóm.

- Nêu được đặc vai trò cuả Châu chấu trong đời sống, tác hại, lợi ích và giáo dục ý thức tuyên truyền bảo vệ, ngăn chặn giai đoạn phát triển của Châu chấu để bảo vệ hoa màu.

II/ CHUẨN BỊ :

Giáo viên : Giáo án + tranh vẽ phóng to trong SGK : H26.1 . H26.2 , H26.3, H26.4 và H26.5 SGK trang 86 – 87- 88, mẫu vật, mô hình con Châu chấu

Học sinh : học bài cũ, tìm hiểu trước bài học, sưu tầm mẫu vật Châu chấu sống theo các nhóm.

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

 1/ ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

 2/ KIỂM TRA BÀI CŨ :

 Giáo viên : Các em đã được học ngành chân khớp, vậy em cho biết . Đặc điểm chung nhất của ngành chân khớp, nó gắn với tên gọi của ngành là gì ?

 Học sinh trả lời : Ngành chân khớp có chân phân đốt, các đốt khớp động linh hoạt

 Giáo viên : Em cho cô biết tiếp :

 Kể tên các lớp lớn của ngành chân khớp mà em đã được học.?

 Học sinh : Đó là lớp giáp xác ( Tôm ) và lớp hình nhện ( Nhện )

 3/ BÀI MỚI :

 Giáo viên đặt vấn đề : Nhưng các em ạ. Thế giới động vật vô cùng phong phú và đa dạng, Bài học hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu lớp lớn cuối cùng trong ngành chân khớp là lớp sâu bọ . Chúng phân bố rộng rãi, chiếm số lượng lớn trong thiên nhiên. tiết học này các em sẽ được tìm hiểu đại diện điển hình trong lớp sâu bộ đó là con Châu chấu.

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/07/2022 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 27, Bài 26: Châu chấu - Hoàng Thanh Lương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục Hà nam Phòng giáo dục huyện thanh liêm Giáo án Môn sinh học lớp 7 Tiết 27 – Bài 26 : Châu chấu Họ và tên người soạn : Hoàng Thanh Lương Đơn vị Công tác : Trường THCS Thanh tuyền Ngày soạn : 02/12/2005 Ngày dạy :06/16/2005 I/ Mục đích yêu cầu : Mô tả được cấu tạo ngoài của Châu chấu, đại diện cho lớp sâu bọ, đặc điểm đó liên quan đến sự di chuyển và qua đó thấy được cấu tạo phát triển phù hợp với chức năng sống của chúng Trình bày được các đặc điểm cấu tạo trong, dinh dưỡng, sinh sản và phát triển của Châu chấu Rèn kỹ năng quan sát tranh mẫu vật, kênh hình, kênh chữ trong bài học và kỹ năng hoạt động nhóm. Nêu được đặc vai trò cuả Châu chấu trong đời sống, tác hại, lợi ích và giáo dục ý thức tuyên truyền bảo vệ, ngăn chặn giai đoạn phát triển của Châu chấu để bảo vệ hoa màu. II/ Chuẩn bị : Giáo viên : Giáo án + tranh vẽ phóng to trong SGK : H26.1 . H26.2 , H26.3, H26.4 và H26.5 SGK trang 86 – 87- 88, mẫu vật, mô hình con Châu chấu Học sinh : học bài cũ, tìm hiểu trước bài học, sưu tầm mẫu vật Châu chấu sống theo các nhóm. III/ Tiến trình lên lớp : 1/ ổn định tổ chức 2/ Kiểm tra bài cũ : Giáo viên : Các em đã được học ngành chân khớp, vậy em cho biết . Đặc điểm chung nhất của ngành chân khớp, nó gắn với tên gọi của ngành là gì ? Học sinh trả lời : Ngành chân khớp có chân phân đốt, các đốt khớp động linh hoạt Giáo viên : Em cho cô biết tiếp : Kể tên các lớp lớn của ngành chân khớp mà em đã được học.? Học sinh : Đó là lớp giáp xác ( Tôm ) và lớp hình nhện ( Nhện ) 3/ Bài mới : Giáo viên đặt vấn đề : Nhưng các em ạ. Thế giới động vật vô cùng phong phú và đa dạng, Bài học hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu lớp lớn cuối cùng trong ngành chân khớp là lớp sâu bọ . Chúng phân bố rộng rãi, chiếm số lượng lớn trong thiên nhiên. tiết học này các em sẽ được tìm hiểu đại diện điển hình trong lớp sâu bộ đó là con Châu chấu. Giáo viên : Ghi bảng : Lớp sâu bọ Tiết 27 : Châu chấu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Nêu vấn đề : Các em đã biết Châu chấu vô cùng quen thuộc trong nông nghiệp. Vậy một em cho cô biết Châu chấu thường gặp ở đâu là nhiều nhất ? - Nó là đại diện cho lớp sâu bọ về cấu tạo và hoạt động sống. Cô cùng các em tìm hiểu kiến thức đầu tiên của bài * Hoạt động 1 : Tìm hiểu cấu tạo ngoài và di chuyển. - Để mô hình và giới thiệu con Châu chấu cho học sinh học quan sát, yêu cầu các nhóm mang mẫu vật thật để lên bàn quan sát Câu hỏi : Cơ thể Châu chấu gồm mấy phần Treo tranh vẽ cho học sinh quan sát và giới thiệu, giới hạn từng phần trên cơ thể Châu chấu Câu hỏi : Các em cho biết tiếp các phần trên cơ thể Châu chấu là những phần nào ? Giáo viên ghi bảng Câu hỏi : Trên mỗi phần cơ thể gốm những cơ quan nào ? - Phần bụng : Nếu học sinh không trả lời được thì giáo viên gợi ý : Khi châu chấu sống ta ngửa bụng nó lên các em thấy gì ở mỗi đốt. - Ngoài các đặc điểm chính ra các em quan sát kỹ châu chấu còn có ba mắt đơn, trong đó hai mắt đơn nằm ở sát mắt kép gần râu và một mắt đơn là một chấm nhỏ ở giữa chán ( Giáo viên vừa giảng vừa chỉ trên mô hình). Số lượng mắt nhiều giúp Châu chấu định hướng, kiếm ăn, lẩn chốn kẻ thù tốt Câu hỏi : Châu chấu di chuyển từ nơi này tời nơi khác là nhờ những cơ quan nào ? Câu hỏi : Nêu các cách di chuyển của Châu chấu ? Giáo viên ghi bảng : Câu hỏi : vỏ Châu chấu có đặc điểm gì ? - Điều đó giúp Châu chấu chống sự mất nước, bảo vệ và còn có tác dụng trong quá trình lớn lên, phát triển của cơ thể - Yêu cầu học sinh trả lời : Câu 2 phần I SGK trang 86 Vậy cấu tạo trong của Châu chấu ra sao , cô cùng các em tìm hiểu tiếp Giáo viên giới thiệu : Sau đây cô mở dọc mô hình Châu chấu theo chiều lưng để các em quan sát các cơ quan bên trong, tương ứng với các cơ quan này, có tên gọi là gì ? Các em tìm hiểu dẫn dắt trên tranh vẽ - Giáo viên : Treo tranh vẽ H26.2 – SGK trang 86 và giới thiệu đây là cấu tạo trong của Châu chấu - Giáo viên chỉ các cơ quan trên mô hình, yêu cầu học sinh nhìn ghi chú trên tranh vẽ và trả lời tên các cơ quan đó - Giáo viên thông báo : ở Châu chấu có thêm ruột tịt là những ống nhỏ, mọc chìa ra từ thành ruột trông tựa như các đầu ngón tay che phủ mề và dạ dày tuyến, tiếp theo ruột sau là những ống bài tiết nhỏ như sợi chỉ có màu vàng cam. Câu hỏi : Hệ hô hấp có đặc điểm gì khác với Tôm Giáo viên : Treo tranh vẽ H26.3 cho học sinh quan sát về hệ thống ống khí. Tiếp theo giáo viên chỉ trên mô hình các hệ thống ống khí dày đặc đem ô xy đến các tế bào và CO2 ra ngoài cơ thể Câu hỏi : Nêu đặc điểm cấu tạo của hệ tuần hoàn và hệ thần kinh Giáo viên chỉ trên mô hình sự phát triển của hạch não tập trung ở đầu Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận và trình bày các câu hỏi trong mục II SGK trang 87 Giáo viên tổng kết đáp án và yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu trong sách giáo khoa trang 86 và 87 * Tiếp theo cô cùng các em tìm hiểu đặc điểm dinh dưỡng của Châu chấu Giáo viên treo tranh vẽ và giới thiệu tranh vẽ phóng to đầu và cơ quan miệng của Châu chấu Câu hỏi : Thức ăn của châu chấu là gì ? Câu hỏi : Cơ quan miệng có đặc điểm gì ? Câu hỏi : Thức ăn qua miệng biến đổi như thế nào ? Giáo viên tổng kết ghi bảng Giáo viên diễn giảng ; Những chất cần thiết hấp thụ ở ruột đến tế bào đI nuôi cơ thể còn lại chất bã không cần thiết bài tiết ra ngoài qua hậu môn Câu hỏi : Ngoài ra Châu chấu muốn sống được nó còn phảI lấy thức ăn gì nữa * Sau cùng cô cùng các em sẽ tìm hiểu về sinh sản và phát triển của con Châu chấu Giáo viên treo tranh vẽ H26.5 SGK trang 88 Câu hỏi : Châu chấu có tính lưỡng tính hay phân tính Giáo viên ghi bảng : Câu hỏi : tìm hiểu các thông tin trong SGK và nêu đặc điểm sinh sản của Châu chấu Câu hỏi : vì sao Châu chấu non muốn lớn lên và phát triển phảI qua lột xác nhiều lần ? Câu hỏi : Quá trình phát triển của Châu chấu là dạng biến tháI nào ? Giáo viên chỉ trên tranh vẽ các giai đoạn phát triển : từ trứng thành ấu trùng, châu chấu non và đến châu chấu trưởng thành Giáo viên tổng kết toàn bài - Nghe giảng, suy nghĩ , trả lời : Thường sống ở cánh đồng lúa, ruộng rau - Quan sát mô hình, mô tả cấu tạo ngoài của cơ thể kết hợp với các thông tin trong SGK trang 86 - Trả lời : Gồm 3 phần - Trả lời : Đầu, ngực, bụng Trả lời : Theo sự quan sát và kết hợp SGK - Mỗi nhóm bắt 01 con Châu chấu sống ngửa bụng lên để quan sát và yêu cầu học sinh tiếp tục về nhà đếm số đốt phần bụng và số đôi lỗ thở để kiểm nghiệm bài học Trả lời : Bằng ba đôi chân, hai đôi cánh Trả lời : Bò, nhảy , bay Trả lời : Rất cứng, có vỏ Kitin bao bọc - Thảo luận trả lời : Khả năng di chuyển của Châu chấu linh hoạt hơn bọ ngựa, cánh cam, ve sầu ở chỗ nhờ đôi càng( do đôi chân sau phát triển thành, chúng luôn giúp cơ thể bật ra khỏi chỗ bám đến nơi an toàn rất nhanh chóng. Nếu cần di chuyển xa, từ cú nhảy đó Châu chấu giương đôi cánh ra có thể bay từ ruộng này sang ruộng khác hoặc từ vùng này sang vùng khác - Học sinh quan sát : Đọc tên các cơ quan trên mô hình Học sinh : quan sát tranh và nêu đặc điểm hệ tiêu hoá của Châu chấu khác với Tôm Học sinh : Thảo luận trả lời : Có thêm ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày và nhiều ống bài tiết lọc chất thải đổ vào ruột sau rồi theo phân ra ngoài Trả lời : Châu chấu hô hấp bằng hệ thống ống khí xuất phát từ lỗ thở Thảo luận trả lời : Hệ tuần hoàn hở tim hình ống có nhiều ngăn thông với nhau và thông với nhau qua các van một chiều ( Hệ tuần hoàn hở chỉ gồm các động mạch chính nhưng hở ở đầu cuối - Hệ thần kinh gồm chuỗi hạch có hạch não phát triển - Thảo luận trả lời : + Hệ tiêu hoá và hệ bài tiết có quan hệ với nhau : Các ống bài tiết lọc các chất thải đổ vào ruột giữa, ruột cuối và đầu ruột sau để chất bài tiết theo phân cùng đổ ra ngoài rễ ràng. + Hệ tuần hoàn ở sâu bo lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển vì : Hệ tuần hoàn thường có hai chức năng chính: 1. Phân phối chất dinh dưỡng đến các tế bào 2. Cung cấp ô xy cho tế bào. ở sâu bọ việc cung cấp ô xy do hệ thống ống khí đảm nhận vì thế hệ tuần hoàn chở nên rất đơn giản chỉ gồm một dãy tim lưng hình ống có nhiều ngăn để đẩy máu đem chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể Học sinh quan sát tranh vẽ để trả lời Trả lời : Lá, chồi ngọn, hoa màu - Khoẻ, sắc để nghiền thức ăn, bắt giữ vè chế biến thức ăn Trả lời : Thức ăn thấm đều nước bọt vào diều vào dạ dày và ruột - Thảo luận trả lời : Lấy ô xy và thải khí cacbonic ra ngoài Trả lời : Châu chấu phân tính Thảo luận trả lời : + Tuyến sinh dục dạng chùm, tuyến phụ sinh dục dạng ống + Đẻ trứng dưới đất Trả lời : vì vỏ cứng , kém đàn hồi nên cơ thể lớn lên phảI qua quá trình lột xác khi đó vỏ cứng bị bong ra Trả lời : Là biễn thái không hoàn toàn, biến đổi hình thái không rõ rệt và sai khác so với lúc ban đầu mới sinh ra Hai học sinh đọc phần kết luận SGK trang 88 I/ Cấu tạo ngoài và di chuyển - Cơ thể có ba phần rõ rệt : + Đầu : Một đôi râu, một đôi mắt kép + Ngực : Ba đôi chân, hai đôi cánh + Bụng : Nhiều đốt, mỗi đốt có một đôi lỗ thở bằng ống khí - Di chuyển : Nhờ ba đôi chân, hai đôi cánh để bò, nhảy , bay II/ Cấu tạo trong :( SGK trang 86 và 87) III/ Dinh dưỡng - Thức ăn : Lá, chồi ngọn cây, hoa màu - Cơ quan miệng : Khoẻ, sắc để bắt giữ và chế biến thức ăn - Thức ăn + nước bọt vào hầu đến diều, dạ dày và ruột IV/ Sinh sản và phát triển : - Châu chấu phân tính - Đẻ trứng thành ổ dưới đất - Biến thái không hoàn toàn V/ Kết luận ( SGK trang 88) 4/ Củng cố : Giáo viên phân công nhiệm vụ cho các nhóm làm bài tập thảo luận ( Chia làm hai nhóm ). Nhóm trưởng đại diện cho nhóm mình nghe các bạn thảo luận và đưa ra đáp án viết vào bảng nhóm Giáo viên giành một thời gian ngắn cho các nhóm làm việc và dán bài tập làm hoạt động của hai nhóm lên bảng Gọi địa diện các nhóm nhận xét chéo, có bổ sung, sửa chữa Giáo viên tổng kết đáp án đúng Tiếp theo treo bài tập thảo luận cho toàn lớp học. Gọi đại diện một nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung và giáo viên đưa ra đáp án đúng cuối cùng 5/ Hướng dẫn về nhà : - Trả lời câu hỏi SGK trang 88 - Yêu cầu học sinh về nhà đọc phần em có biết để tìm hiểu thêm về tốc độ nhảy của sâu bọ nói chung và Châu chấu nói riêng. qua đó biết được mức độ phá hoại của Châu chấu thành mức nguy hiểm lớn cho hoa màu gây mất mùa, đói kém trên toàn thế giới nói chung và Việt nam nói riêng. từ đó bản thân có ý thức bảo vệ hoa màu, cây cối, tuyên truyền cho mọi người có bniện pháp phòng trừ thích hợp đặc biệt là biện pháp sinh học không gây ô nhiễm môI trường. Qua bài học này các em thấy được Châu chấu là đại của lớp sâu bọ nó cũng có mặt lợi và mặt hại trong đời sống. Có lợi làm thức ăn cho con người và động vật nhưng có hại nhiều hơn. - Các em về nhà tìm hiểu và tiếp tục sưu tầm các con vật thuộc lớp sâu bọ phục vụ cho bài học sau. Đáp án các câu hỏi SGK trang 88 Câu 1 : Ba đặc điểm giúp nhận dạng Châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung là : Cơ thể có ba phần rõ rệt: Đầu có một đôI râu, ngực có ba đôi chân và hai đôI cánh, bụng có nhiềuđốt, mỗi đốt là một đôi lỗ thở Câu 2 : Hô hấp ở châu chấu khác với Tôm như sau : Châu chấu hô hấp nhờ hệ thống ống khí bắt đầu lõ thở còn Tôm thì hô hấp bằng mang Câu 3 : Quan hệ giữa dinh dưỡng và sinh sản của Châu chấu như sau : Châu chấu phàm ăn, đẻ nhiều. Chúng lại đẻ nhiều lứa, mỗi lứa đẻ nhiều trứng. Do đó chúng phá hoại cây cối và hoa màu rất ghê gớm /.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_27_bai_26_chau_chau_hoang_thanh.doc