Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 40, Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS nắm được các đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng.

- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn.

- Mô tả được cách di chuyển của thằn lằn

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát tranh. Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục niềm yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tranh cấu tạo ngoài thằn lằn bóng

2. Học sinh:

- SGK, vở ghi

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Kiểm tra bài cũ: (4/)

- Đặc điểm chung của lớp lưỡng cư ? Cần làm gì để bảo vệ số lượng lưỡng cư ngày càng suy giảm ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 12/07/2022 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 40, Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 7D. Tiết TKB: Ngày giảng:..tháng 01 năm 2013. Sĩ số: 23 vắng: ...... LỚP BÒ SÁT TIẾT 40. BÀI 38: THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS nắm được các đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng. - Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn. - Mô tả được cách di chuyển của thằn lằn 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát tranh. Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Giáo dục niềm yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tranh cấu tạo ngoài thằn lằn bóng 2. Học sinh: - SGK, vở ghi III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ: (4/) - Đặc điểm chung của lớp lưỡng cư ? Cần làm gì để bảo vệ số lượng lưỡng cư ngày càng suy giảm ? 2. Bài mới: * GV giới thiệu vào bài (1/) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng HOẠT ĐỘNG 1: (10/) Tìm hiểu đời sống thằn lằn bóng đuôi dài - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, làm bài tập so sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn và ếch đồng. - GV kẻ nhanh phiếu học tập lên bảng, gọi 1 HS lên hoàn thành bảng. - GV chốt lại kiến thức. - Qua bài tập trên GV yêu cầu HS rút ra kết luận. - GV cho HS thảo luận: - Nêu đặc điểm sinh sản của thằn lằn ? - Vì sao số lượng trứng của thằn lằn lại ít ? - Trứng thằn lằn có vỏ có ý nghĩa gì đối với đời sống ở cạn ? - GV chốt lại kiến thức. - Yêu cầu 1 HS nhắc lại đặc điểm đời sống của thằn lằn, đặc điểm sinh sản của thằn lằn. - HS tự thu nhận thông tin, kết hợp với kiến thức đã học để hoàn thành phiếu học tập. - 1 HS lên bảng trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. - HS ghi vở - HS phải nêu được: thằn lằn thích nghi hoàn toàn với môi trường trên cạn. + Thằn lằn thụ tinh trong - Tỉ lệ trứng gặp tinh trùng cao nên số lượng trứng ít. + Trứng có vỏ " bảo vệ - HS ghi vở - HS tự thu nhận kiến thức bằng cách đọc cột đặc điểm cấu tạo ngoài. I. Đời sống - Môi trường sống trên cạn - Đời sống: + Sống ở nơi khô ráo, thích phơi nắng. + Ăn sâu bọ. + Có tập tính trú đông. - Sinh sản: + Thụ tinh trong. + Trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng, phát triển trực tiếp. HOẠT ĐỘNG 2: (25/) Cấu tạo ngoài và di chuyển - GV yêu cầu HS đọc bảng trang 125 SGK, đối chiếu với hình cấu tạo ngoài và ghi nhớ các đặc điểm cấu tạo. - GV yêu cầu HS đọc câu trả lời chọn lựa, hoàn thành bảng trang 125 SGK. - GV treo bảng phụ gọi 1 HS lên gắn mảnh giấy. - GV chốt lại đáp án đúng: 1G; 2E; 3D; 4C; 5B và 6A. - GV cho HS thảo luận: so sánh cấu tạo ngoài của thằn lằn với ếch để thấy được thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn chuyển. - GV yêu cầu HS quan sát hình 38.2 đọc thông tin trong SGK trang 125 và nêu thứ tự cử động của thân và đuôi khi thằn lằn di chuyển. - GV chốt lại kiến thức - Các thành viên trong nhóm thảo luận lựa chọn câu cần điền để hoàn thành bảng. - Đại diện nhóm lên bảng điền, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS dựa vào đặc điểm cấu tạo ngoài của 2 đại diện để so sánh - HS ghi chép - HS quan sát hình 38.2 SGK, nêu thứ tự các cử động: + Thân uốn sang phải " đuôi uốn sang trái, chi trước phải và chi sau trái chuyển lên phía trước. + Thân uốn sang trái, động tác ngược lại. - 1 HS phát biểu, lớp bổ sung - HS ghi vở II. Cấu tạo ngoài và di chuyển 1. Cấu tạo ngoài - Thằn lằn bóng đuôi dài có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn. - Bảng SGK 2. Di chuyển - Khi di chuyển thân và đuôi tì vào đất, cử động uốn thân phối hợp các chi để tiến lên phía trước. 3. Củng cố: (4/) - Yêu cầu HS làm bài tập sau: Hãy chọn những mục tương ứng ở cột A với cột B trong bảng: Cột A Cột B 1 - Da khô, có vảy sừng bao bọc 2 - Đầu có cổ dài 3 - Mắt có mí cử động 4 - Màng nhĩ nằm ở hốc nhỏ trên đầu 5 - Bàn chân 5 ngón có vuốt. A - Tham gia sự di chuyển trên cạn B - Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô C - Ngăn cản sự thoát hơi nước D - Phát huy được các giác quan, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng. E - Bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào màng nhĩ. 4. Dặn dò: (1/) - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc em co biết, đọc trước bài 39: CẤU TẠO THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_40_bai_38_than_lan_bong_duoi_dai.doc