I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức :
- Biết quan sát bộ xương của chim bồ câu.
- Phân tích những đặc điểm cấu tạo của chim .
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát bộ xương của chim bồ câu.
- Rèn kỹ năng phân tích, thảo luận nhóm để phân tích những đặc điểm cấu tạo của chim
3. Thái độ:
- Giáo dục thái độ làm việc cẩn thận, trong khi thực hành, giáo dục ý thức giữ vệ sinh chung.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
-Tranh cấu tạo trong của chim bồ câu;
- Bộ xương chim bồ câu;
- Bảng báo cáo; Mẫu mổ.
2. Học sinh: Bài cũ , bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
* Chứng minh sự đa dạng của lớp Chim thông qua số lượng, thành phần loài và môi trường sống? Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của đại diện của những bộ chim khác nhau?
3. Hoạt động dạy – học
* Chúng ta đã tìm hiểu cấu tạo trong của chim bồ câu. Hôm nay chúng ta sẽ tiến hành mổ và quan sát cấu tạo trong của chim bồ câu .
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 45, Bài 45: Thực hành quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Ngày soạn : 16/02/2013.
Tiết 45 Ngày giảng :18/01/2013.
Bài 42: THỰC HÀNH QUAN SÁT BỘ XƯƠNG, MẪU MỔ CHIM BỒ CÂU
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức :
- Biết quan sát bộ xương của chim bồ câu.
- Phân tích những đặc điểm cấu tạo của chim .
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát bộ xương của chim bồ câu.
- Rèn kỹ năng phân tích, thảo luận nhóm để phân tích những đặc điểm cấu tạo của chim
3. Thái độ:
- Giáo dục thái độ làm việc cẩn thận, trong khi thực hành, giáo dục ý thức giữ vệ sinh chung.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
-Tranh cấu tạo trong của chim bồ câu;
- Bộ xương chim bồ câu;
- Bảng báo cáo; Mẫu mổ.
2. Học sinh: Bài cũ , bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
* Chứng minh sự đa dạng của lớp Chim thông qua số lượng, thành phần loài và môi trường sống? Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của đại diện của những bộ chim khác nhau?
3. Hoạt động dạy – học
* Chúng ta đã tìm hiểu cấu tạo trong của chim bồ câu. Hôm nay chúng ta sẽ tiến hành mổ và quan sát cấu tạo trong của chim bồ câu .
Hoạt động 1: Quan sát cấu tạo bộ xương của chim bồ câu
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV treo tranh bộ xương của chim, yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK và hoàn thành tranh câm.
- GV tiếp tục yêu cầu HS xác định các bộ phận trên mô hình bộ xương chim và cho biết cấu tạo của bộ xương chim?
+ Nêu sự phù hợp về cấu tạo của bộ xương chim thích nghi với đời sống?
- Nhận xét và chốt
- HS quan sát, đọc thông tin SGK và hoàn thành tranh câm.
- HS xác định các bộ phận trên mô hình bộ xương chim và xác định: Bộ xương gồm xương đầu, xương thân ( cột sống: đốt sống cổ khớp với nhau theo khớp yên ngựa à đầu vận động được linh hoạt; lồng ngực. ) và xương chi ( Xương đai chi trước khớp với nhau tạo thành ổ khớp nông khớp với xương cánh, xương quạ tựa vào xương mỏ ác làm trụ vững chắc cho đôi cánh. Xương đai chi sau cùng đốt sống hông tạo khối vững chắc. Xương chi: nằm về 2 phí trước sau à di chuyển, đứng, đậu dễ dàng.
- Chi trước biến đổi thành cánh. Xương mỏ ác phát triển là nơi bám của cơ ngực vận động cánh. Các đốt sống lưng, sống hông gắn chặt với xương đai hông lám thành khối vững chắc. Xương xốp nhẹ, xương cánh và xương đùi rỗng không chứa tủy mà chứa các nhánh của túi khí.
- Toàn lớp thống nhất.
Tiểu kết: Đặc điểm bộ xương chim bồ câu:
- Xương xốp nhẹ, xương cánh và xương đùi rỗng không chứa tủy mà chứa các nhánh của túi khí.
- Chi trước biến đổi thành cánh.
- Xương mỏ ác phát triển là nơi bám của cơ ngực vận động cánh.
- Các đốt sống lưng, sống hông gắn chặt với xương đai hông lám thành khối vững chắc.
- Xương chi: nằm về 2 phí trước sau à di chuyển, đứng, đậu dễ dàng
- Đốt sống cổ khớp với nhau theo khớp yên ngựa à đầu vận động được linh hoạt
Hoạt động 2: Các nội quan.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV hướng dẫn HS cách mổ chim.
- GV đưa mẫu mổ cho HS quan sát và yêu cầu xác định các cơ quan bên trong của chim bồ câu.
- GV đôn đốc các nhóm.
- GV nhận xét và chốt.
- HS ghi nhận thông tin.
- HS quan sát và xác định các cơ quan bên trong của chim bồ câu trên mẫu mổ.
- HS quan sát và sửa chữa.
- Toàn lớp thống nhất.
4. Củng cố - Dặn dò: :
a. Củng cố
* GV yêu cầu HS xác định cấu tạo trong của chim trên tranh câm?
* Phân tích đặc điểm cấu tạo của chim thích nghi với đời sống?
b. Dặn dò:
Nhận xét tình hình học tập của lớp, thái độ làm việc của các bạn trong lớp.
Dặn dò: - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK. Đọc phần “ Em có biết”.
Lớp: 7A Bài Thực hành số 8:
Nhóm: .. QUAN SÁT BỘ XƯƠNG VÀ MẪU MỔ CHIM BỒ CÂU.
Điểm: .. BÀI THU HOẠCH
ĐẶC ĐIỂM
CẤU TẠO TRONG CỦA CHIM
CẤU TẠO TRONG CỦA BÒ SÁT
Bộ xương
Hệ tiêu hóa
Hệ hô hấp
Hệ tuần hoàn
Hệ bài tiết
Hệ thần kinh
Hệ sinh dục
Giác quan
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_45_bai_45_thuc_hanh_quan_sat_bo.doc