Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 46, Bài 23: Cấu tạo trong của chim bồ câu

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Nắm được hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng, thần kinh thích nghi với đời sống bay

 - Nêu được các điểm sai khác trong cấu tạo của chim bồ câu so với thằn lằn.

2. Kỹ năng:

 Quan sát tranh, kỹ năng so sánh, hoạt động nhóm

 3. Thái độ:

 Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học

B.Chuẩn bị: Thầy: - Tranh cấu tạo trong của chim bồ câu

 - Mô hình bộ não của chim bồ câu.

 Trò: Nghiên cứu trước bài

C. Phương pháp:

 Vấn đáp, nghiên cứu, tìm tòi

D. Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 )

II .Kiểm tra bài cũ: ( 4 )

 1. Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 46, Bài 23: Cấu tạo trong của chim bồ câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46: Bài 43: Cấu tạo trong của Chim bồ câu A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nắm được hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng, thần kinh thích nghi với đời sống bay - Nêu được các điểm sai khác trong cấu tạo của chim bồ câu so với thằn lằn. 2. Kỹ năng: Quan sát tranh, kỹ năng so sánh, hoạt động nhóm 3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học B.Chuẩn bị: Thầy: - Tranh cấu tạo trong của chim bồ câu - Mô hình bộ não của chim bồ câu. Trò: Nghiên cứu trước bài C. Phương pháp: Vấn đáp, nghiên cứu, tìm tòi D. Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức lớp: ( 1’ ) II .Kiểm tra bài cũ: ( 4’ ) 1. Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay? III. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Ghi bảng HĐ1: ( 25’ ) HS quan sát hình vẽ SGK trong bài thực hành HS thảo luận: +Kể tên các bộ phận tiêu hóa của chim và thằn lằn? " - ống tiêu hóa: - tuyến tiêu hóa: gồm tuyến gan(tiết dịch mật ) và tuyến tụy (tiết dịch tụy) Yêu cầu hs thảo luận nhóm theo bàn trả lời: +Hệ tiêu hóa của chim hoàn thiện hơn bò sát ở những điểm nào? + Thực quản có diều + Dạ dày: dạ dày tuyến tiết men tiêu hoá, dạ dày cơ có thành cơ dày giúp nghiền TĂ "tốc độ tiêu hoá cao. + Vì sao chim có tốc độ tiêu hoá cao hơn bò sát? Tuyến tiêu hoá lớn, dạ dày cơ nghiền thức ăn, dạ dày tuyến tiết dịch " Đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn giúp chim thích nghi với đời sống bay. Yêu cầu HS đọc TT SGK (141), quan sát hình 43.1, chia nhóm hoàn thành bảng số 1. + Tim của chim có gì khác so với bò sát? Gợi ý: - tim có mấy ngăn - được chia làm mấy phần - thành phần máu ở mỗi bên ntn - Nx về vách ngăn TT - Nx về thành phần máu đi nuôi cơ thể? + Cấu tạo hệ tuần hoàn của chim? ý nghĩa của sự khác nhau đó? Tim 4 ngăn, 2 nửa riêng biệt: nửa phải chứa máu đỏ thẫm, nửa trái chứa máu đỏ tươi, giữa TN và TT có van nhĩ thất " máu chỉ vận chuyển theo một chiều từ TN vào TT ? Vì sao máu đi nuôi cỏ thể ở chim lại là máu đỏ tuơi Máu nuôi cơ thể giàu oxi (máu đỏ tươi) " sự trao đổi chất mạnh Yêu cầu HS đọc TT, quan sát hình 43.2 SGK thảo luận: + Cấu tạo hệ hô hấp của chim? Phổi có mạng ống khí thông với hệ thống túi khí chim có 9 túi khí nằm len lỏi giữa các cơ quan ) Yêu cầu qsat tranh và thảo luận nhóm, hoàn thành bảng 2: + So sánh hô hấp của chim với bò sát? +Vai trò của túi khí? Giảm khối lượng riêng, giảm ma sát giữa các nội quan, góp phần thông khí ở phổi, điều hòa thân nhiệt. +Sự trao đổi khí ở chim bồ câu diễn ra như thế nào? Sự thông khí do sự co dãn của túi khí ( khi bay ) và thể tích lồng ngực ( khi đậu ) " chim có hiện tượng hô hấp kép ( thở kép ) ? Bề mặt trao đổi khí rông có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống bay lượn của chim bồ câu? Hoạt động TĐK được tăng cường phù hợp với nhu cầu ô xi cao ở chim " giúp chim thích nghi với đời sống bay lượn. -Yêu cầu HS đọc TT suy nghĩ trả lời câu hỏi: + Nêu đặc điểm hệ bài tiết và hệ sinh dục của chim? "có thận sau,ống dẫn niệu đổ thẳng vào xoang huyệt. - Ko có bóng đái ( trừ đà điểu ) - Nước tiểu tới huyệt sẽ đc hấp thụ lại và kết tủa thành 1 chất màu trắng lẫn với phân và đc thải ra ngoài. + Những đặc điểm nào thể hiện sự thích nghi với đời sống bay? - Chim không có bóng đái - Chỉ có buồng trứng trái " cơ thể nhẹ + Tại sao chim ko đẻ tất cả trứng 1 lứa trong 1 lúc như bó sát mà lại đẻ 1- 2 quả mỗi ngày? " Thích nghi cao với đsống bay lượn. Sự bay lượn kiếm mồi ko thể chịu đựng được sức nặng của cả buồng trứng trong cùng 1 lúc. - GV gthích: trứng đc thụ tinh sau 8 – 15 ngày, con mái đẻ 2 trứng( ít khi 3). Sự ấp trứng đc thực hiện bởi chim bố, mẹ. Sau 18 ngày trứng nở, chim non mới nở là chim non yếu. HĐ2: ( 10’ ) Yêu cầu HS quan sát mô hình não chim, hình 43.4 SGK: + Nêu cấu tạo bộ não chim? So sánh bộ não chim với bò sát? + Kể tên các giác quan của chim ? - Mắt có 3 mi, có tuyến lệ. Mi thứ 3 là 1 màng mỏng mờ ở khóe mắt, khi cần có thể bao lấy mắt. - Mắt chim có vị trí bên nên muốn nhìn rõ, chim phải ngiêng đầu về phía vật. - Tai có ống tai ngoài với nếp da nổi lên, phủ lông. Chim có thể nghe đc với những âm thanh có tần số lớn, HS quan sát mô hình, ghi nhận kiến thức " GV chuẩn kiến thức Gọi 1 HS đọc kết luận chung SGK I. Các cơ quan dinh dưỡng Hệ tiêu hoá Cấu tạo giống bò sát nhưng hđ tiêu hoá hoàn thiện hơn + Thực quản có diều + Dạ dày: dạ dày tuyến tiết men tiêu hoá, dạ dày cơ có thành cơ dày "tốc độ tiêu hoá cao 2. Hệ tuần hoàn + Tim 4 ngăn ( 2 TN, 2 TT ) + Vách ngăn tâm thất hoàn toàn + 2 vòng tuần hoàn " Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi ( giàu ô xi ) " sự trao đổi chất mạnh. 3. Hệ hô hấp - Phổi có mạng ống khí - Một số ống khí thông với túi khí " Bề mặt trao đổi khí rộng - Trao đổi khí: + Khi bay: do túi khí co giãn + Khi đậu: do sự thay đổi thể tích lồng ngực. 4. Hệ bài tiết và sinh dục * Bài tiết: + Có thận sau lớn,chia 3 thùy + Không có bóng đái + Nước tiểu đặc thải ra ngoài cùng phân. * Sinh dục: + Con đực: 1 đôi tinh hoàn, ống dẫn tinh. + Con cái: buồng trứng trái và ống dẫn trứng trái phát triển. + Thụ tinh trong. II. Thần kinh và các giác quan - Bộ não phát triển: + Não trước lớn + Tiểu não có nhiều nếp nhăn (ứng với các hình thức cử động phong phú, đa dạng ở chim) + Não giữa có 2 thuỳ thị giác - Giác quan: + Mắt tinh, có mí thứ 3 mỏng + Tai: có ống tai ngoài + Khứu giác ko phát triển do ít có vai trò quan trọng trong đsống. * Kết luận chung: SGK ( 142 ) IV. Củng cố: ( 5’ ) 1. Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay? - Hệ hô hấp có thêm hệ thống túi khí thông với phổi " Bề mặt trao đổi khí rộng, tim 4 ngăn nên máu không bị pha trộn, phù hợp với TĐC mạnh ở chim, không có bóng đái, ở chim mái chỉ có một buồng trứng và ống dẫn trứng trái phát triển. Não chim phát triển liên quan đến hđ phức tạp ở chim . V.Hướng dẫn học ở nhà: Học bài, trả lời câu hỏi sgk ( 142 ). Đọc trước bài: Đa dạng, đặc điểm chung của lớp chim.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_46_bai_23_cau_tao_trong_cua_chim.doc