Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 50+51

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh biết được sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở số loài, số bộ, tập tính của chúng:Bộ thú huyệt, thú túi. Giải thích được sự thích nghi về hình thái, cấu tạo với những điều kiện sống khác nhau.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK và quan sát tranh hình để nêu được các đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của các bộ Thú huyệt, bộ Thú túi; từ đó nêu được đặc điểm chung của lớp Thú cũng như nêu được vai trò của lớp Thú trong đời sống; phê phán những hành vi săn bắt các loài thú, đặc biệt là các loài thú quý hiếm có giá trị. Kĩ năng lắng nghe tích cực. Kĩ năng ứng xử/ giao tiếp trong khi thảo luận. Kĩ năng trình bày sáng tạo.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên: Bảo vệ động vật hoang dã, xây dựng khu bảo tồn, chăn nuôi các loài có giá trị kinh tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

1. GV:

- Bảng phụ, tranh

2.HS: sưu tầm tranh ảnh về bộ thú huyệt và bộ thú túi

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1.Ổn định: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ

2. Bài mới: (40’)

VB: GV cho HS kể tên số thú mà em biết  gợi ý thêm rất nhiều loài thú khác sống ở mọi nơi  làm nên sự đa dạng.

 

doc12 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 50+51, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Chú ý kích thước. + Tìm VD chứmg tỏ sự phát triển của đại não: như tập tính phong phú. + Giác quan phát triển. - Một vài HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung + Tiểu não lớn, nhiều nếp gấp " liên quan tới các cử động phức tạp. 4. Củng cố - KTĐG (3’) - HS đọc kết luận chung cuối bài. - Nêu cấu tạo của thỏ chứng tỏ sự hoàn thiện so với lớp động vật có xương sống đã học? 5. Hướng dẫn học bài ở nhà (1’) - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Tìm hiểu về thú mỏ vịt và thú có túi. IV. Rút kinh nghiệm: NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ****************** Ngày soạn: 01/03/2013 Ngày giảng: 7A:7B:7C: Tiết 50: SỰ ĐA DẠNG CỦA THÚ (BỘ THÚ HUYỆT – BỘ THÚ TÚI) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh biết được sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở số loài, số bộ, tập tính của chúng:Bộ thú huyệt, thú túi. Giải thích được sự thích nghi về hình thái, cấu tạo với những điều kiện sống khác nhau. 2. Kĩ năng - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK và quan sát tranh hình để nêu được các đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của các bộ Thú huyệt, bộ Thú túi; từ đó nêu được đặc điểm chung của lớp Thú cũng như nêu được vai trò của lớp Thú trong đời sống; phê phán những hành vi săn bắt các loài thú, đặc biệt là các loài thú quý hiếm có giá trị. Kĩ năng lắng nghe tích cực. Kĩ năng ứng xử/ giao tiếp trong khi thảo luận. Kĩ năng trình bày sáng tạo. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn. - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên: Bảo vệ động vật hoang dã, xây dựng khu bảo tồn, chăn nuôi các loài có giá trị kinh tế. II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC 1. GV: - Bảng phụ, tranh 2.HS: sưu tầm tranh ảnh về bộ thú huyệt và bộ thú túi III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1.Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới: (40’) VB: GV cho HS kể tên số thú mà em biết " gợi ý thêm rất nhiều loài thú khác sống ở mọi nơi " làm nên sự đa dạng. Hoạt động 1: Sự đa dạng của lớp thú Hoạt động của GV – HS Nội dung - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trang 156, trả lời câu hỏi: - Sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở đặc điểm nào? - Người ta phân chia lớp thú dựa trên đặc điểm cơ bản nào? - HS tự đọc thông tin trong SGK và theo dõi sơ đồ các bộ thú, trả lời câu hỏi. Yêu cầu nêu được: + Số loài nhiều. + Dựa vào đặc điểm sinh sản. - Đại diện nhóm trả lời, các HS khác nhận xét bổ sung. - GV nêu nhận xét và bổ sung thêm: Ngoài đặc điểm sinh sản, khi phân chia người ta còn dựa vào điều kiện sống, chi và bộ răng. - Nêu một số bộ thú: bộ ăn thịt, bộ guốc chẵn, bộ guốc lẻ - HS lắng nghe GV giảng. - Yêu cầu HS tự rút ra kết luận. - Lớp thú có số lượng loài rất lớn, sống ở khắp nơi. - Phân chia lớp thú dựa trên đặc điểm sinh sản, bộ răng, chi Hoạt động 2: Bộ thú huyệt Hoạt động của GV – HS Nội dung - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trang 156, quan sát H 48.1 tìm hiểu về đời sống và tập tính của Thú mỏ vịt, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: - Trình bày đời sống của thú mỏ vịt - Tại sao thú mỏ vịt đẻ trứng mà được xếp vào lớp thú? - Tại sao thú mỏ vịt con không bú sữa mẹ như chó con hay mèo con? - Thú mỏ vịt có cấu tạo nào phù hợp với đời sống bơi lội ở nước? - GV cho HS thảo luận toàn lớp và nhận xét. - Cá nhân đọc thông tin SGK và và quan sát hình, trao đổi nhóm và trả lời - Yêu cầu: + Nơi sống: + Đặc điểm cơ thể: + Tập tính: + Nuôi con bằng sữa, có bộ lông mao, con sơ sinh có răng sữa mọc trên hàm + Thú mẹ chưa có núm vú + Chân có màng - Cá nhân đọc thông tin SGK và và quan sát hình, trao đổi nhóm và trả lời - Yêu cầu: + Nơi sống: + Đặc điểm cơ thể: + Tập tính: + Nuôi con bằng sữa, có bộ lông mao, con sơ sinh có răng sữa mọc trên hàm + Thú mẹ chưa có núm vú + Chân có màng - GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận: + Cấu tạo + Đặc điểm sinh sản Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác NX,BS + Có mỏ dẹp, lông mao dày, chân có màng. + Đẻ trứng, chưa có núm vú, nuôi con bằng sữa Hoạt động 3 Bộ thú túi. Hoạt động của GV-HS Nội dung GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trang 157, quan sát H 48.2 tìm hiểu về đời sống và tập tính của Kanguru, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: - Trình bày đời sống của Kanguru - Kanguru có cấu tạo như thế nào phù hợp với lối sống chạy nhảy trên đồng cỏ? - Tại sao kanguru con phải nuôi trong túi ấp của thú mẹ? - Cá nhân đọc thông tin SGK và và quan sát hình, trao đổi nhóm và trả lời - Yêu cầu: + Nơi sống: + Đặc điểm cơ thể: + Tập tính: + Hai chân sau to, khoẻ, dài. + Con non nhỏ, chưa phát triển đầy đủ. - GV hỏi: Em biết thêm điều gì về thú mỏ vịt và kanguru qua sách báo và phim? - Cần làm gì để bảo vệ bộ thú huyệt và bộ thú túi ? . + Chi sau dài, khoẻ, đuôi dài. + Đẻ con rất nhỏ được nuôi trong túi da ở bụng mẹ, bú mẹ thụ động. + Thú mẹ có núm vú. * Biện pháp bảo vệ: - Bảo vệ, nuôi, xây dựng khu bảo tồn, tuyên truyền với cộng đồng 4. Củng cố - (3’) - Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ SGK - HS làm bài tập : Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng. 1- Thú mỏ vịt được xếp vào lớp thú vì: a. Cấu tạo thích nghi với đời sống ở nước b. Nuôi con bằng sữa c. Bộ lông dày, giữ nhiệt 2- Con non của kanguru phải nuôi trong túi ấp là do: a. Thú mẹ có đời sống chạy nhảy b. Con non rất nhỏ, chưa phát triển đầy đủ. c. Con non chưa biết bú sữa. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài - Đọc mục “Em có biết” - Tìm hiểu về cá voi, cá heo và dơi. IV. Rút kinh nghiệm: NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN **************** Ngày soạn: 01/3/2013 Ngày giảng: 7A:7B:7C: Tiết 51 – Bài 49: SỰ ĐA DẠNG CỦA THÚ( tiếp theo) BỘ DƠI , BỘ CÁ VOI I. MỤC TIÊU 1,Kiến thức - HS phải nêu được đặc điểm cấu tạo của dơi và cá voi phù hợp với điều kiện sống. Thấy được một số tập tính của dơi và cá voi 2, Kĩ năng - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK và quan sát tranh hình để nêu được các đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của các bộ Dơi, bộ Cá voi; từ đó nêu được đặc điểm chung của lớp Thú cũng như nêu được vai trò của lớp Thú trong đời sống; phê phán những hành vi săn bắt các loài thú, đặc biệt là các loài thú quý hiếm có giá trị. Kĩ năng lắng nghe tích cực. Kĩ năng ứng xử - giao tiếp trong khi thảo luận. Kĩ năng trình bày sáng tạo. 3, Thái độ - Giáo dục ý thức yêu thích môn học - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên: Bảo vệ động vật hoang dã, xây dựng khu bảo tồn, chăn nuôi các loài có giá trị kinh tế. II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định: (1’) 1.Kiểm tra bài cũ (3’) - Cho biết đặc điểm của thú mỏ vịt và thú túi 2. Bài mới (37’) Hoạt động 1: Bộ dơi Hoạt động của GV - HS Nội dung - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H49.1 thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: - Trình bày đặc điểm đời sống của dơi - Những đặc điểm cấu tạo nào của dơi thích nghi với đời sống bay . - HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H49.1 thảo luận và trả lời câu hỏi: yêu cầu nêu được: + Môi trường sống + Đặc điểm cấu tạo cơ thể + Thức ăn + Tập tính - HS phải nêu được đặc điểm của: + Chi trước + Thân + Chân + Răng + Mắt và tai , thời gian kiếm ăn - Gọi đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung - GV yêu cầu HS đọc mục em có biết để hiểu về khả năng thu nhận âm thanh ( có thể nghe được với tần số 18-98000 dao động/giây và phát ra siêu âm ( với tần số 30000-70000 dao động/giây)của dơi ? Phân dơi có ý nghĩa gì trong nông nghiệp và công nghiệp? - GV nhận xét Đặc điểm cấu tạo + Chi trước biến đổi thành cánh + Thân ngắn và hẹp + Chân yếu có tư thế bám vào cành cây bằng cách treo ngược cơ thể + Có răng sắc, nhọn + Mắt kém, tai thính Thức ăn: sâu bọ, quả hay mật hoa Tập tính: kiếm ăn vào ban đêm Tác dụng: Phân dơi dùng làm phân bón và là nguồn diêm trắng Hoạt động 2:Bộ cá voi Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H49.2 thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: - Trình bày đặc điểm đời sống của cá voi xanh. - Trình bày những đặc điểm của cá voi xanh thích nghi với đời sống hoàn toàn trong nước - Hãy nêu những đặc điểm chứng minh cá voi thuộc lớp Thú. - HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H49.1 thảo luận và trả lời câu hỏi: yêu cầu nêu được: + Môi trường sống + Đặc điểm cấu tạo cơ thể + Tập tính - HS nêu được các đặc điểm: + Hình dạng cơ thể + Chi trước + Lông tiêu biến ( trừ phần đầu có lông thưa thớt) + Da thiếu tuyến - HS phải nêu được các đặc điểm: + Đẻ con, nuôi con bằng sữa HS lắng nghe GV gọi đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung - GV nhận xét và giải thích thêm:có đôi tuyến vú, có núm vú nằm trong túi phía háng ở 2 bên khe sinh dục nên sữa không bị pha trộn với nước tiểu khi cho con bú; phổi lớn, số lượng phế nang nhiều ( gấp 3 lần ở người), có cơ vòng ở phổi để tận dụng hết oxi, 1 số loài có xoang mũi trữ không khí khi lặn; bộ não lớn, bán cầu não có nhiều nếp nhăn. - yêu cầu HS đọc mục em có biết tìm hiểu về khả năng thu nhận âm thanh có cá voi xanh. - HS đọc mục em có biết - Cần làm gì để bảo vệ bộ dơi và bộ cá voi ? - Yêu cầu HS chốt lại kiến thức . - Đặc điểm cơ thể: + Cơ thể hình thoi, cổ ngắn, lớp mỡ dưới da rất dày + Chi trước biến đổi thành chi bơi có dạng bơi chèo, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc + Thính giác phát triển + Có răng ( cá heo) hoặc không có răng(cá voi) - Tập tính: + Cá voi mới đẻ có khả năng bơi theo mẹ ngay + Không có răng( răng chỉ xuất hiện ở giai đoạn phôi thai ), lọc mồi qua khe của tấm sừng miệng, ăn tôm và động vật nhỏ ( cá voi) * Biện pháp bảo vệ: - Bảo vệ, nuôi, xây dựng khu bảo tồn, tuyên truyền với cộng đồng. 4. Củng cố - Kiểm tra đánh giá (3’) - Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ SGK - yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đầu câu đúng: Câu 1: Cách cất cánh của dơi là: a. Nhún mình lấy đà từ mặt đất. b. Chạy lấy đà rồi vỗ cánh. c. Chân rời vật bám, buông mình từ trên cao. Câu 2: Chọn những đặc điểm của cá voi thích nghi với đời sống ở nước: a. Cơ thể hình thoi, cổ ngắn. b. Vây lưng to giữ thăng bằng. c. Chi trước có màng nối các ngón. d. Chi trước dạng bơi chèo. e. Mình có vảy, trơn. g. Lớp mỡ dưới da dày. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà (1’) - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Đọc mục “Em có biết” - Tìm hiểu về đời sống của chuột, hổ, báo. IV. Rút kinh nghiệm: NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ****************************** Ngày soạn: 01/03/2013 Ngày giảng: 7A:7B:7C: Tiết 51 – Bài 50: SỰ ĐA DẠNG CỦA THÚ (TIẾP) BỘ ĂN SÂU BỌ, BỘ GẶM NHẤM, BỘ ĂN THỊT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh biết được cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ thú ăn sâu bọ, bộ thú gặm nhấm và bộ thú ăn thịt. Học sinh phân biệt được từng bộ thú thông qua những đặc điểm cấu tạp đặc trưng. 2. Kĩ năng - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK và quan sát tranh hình để nêu được các đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của các bộ thú ăn sâu bọ, bộ thú gặm nhấm và bộ thú ăn thịt; từ đó nêu được đặc điểm chung của lớp Thú cũng như nêu được vai trò của lớp Thú trong đời sống; phê phán những hành vi săn bắt các loài thú, đặc biệt là các loài thú quý hiếm có giá trị. Kĩ năng lắng nghe tích cực. Kĩ năng ứng xử/ giao tiếp trong khi thảo luận. Kĩ năng trình bày sáng tạo. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức tìm hiểu thế giới động vật để bảo vệ loài có lợi. II. Phương tiện dạy học - bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Ổn định (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (3’) - Nêu đặc điểm của dơi, cá voi phù hợp với điều kiện sống ? 2. Bài mới (37’) Hoạt động 1: Bộ ăn sâu bọ Hoạt động của GV _ HS Nội dung - GV yêu cầu HS đọc các thông tin của SGK trang 162, quan sát hình vẽ 50.1; SGK=> tìm hiểu đời sống, tập tính của thú ăn sâu bọ ? Trình bày đặc điểm đời sống của bộ thú ăn sâu bọ? ? Nêu đại diện của bộ ăn sâu bọ? ? Bộ ăn sâu bọ có đặc điểm cấu tạo nào thích nghi với đời sống và tập tính của chúng? - Cá nhân HS tự đọc SGK và thu thập thông tin, trao đổi nhóm, quan sát kĩ tranh và thống nhất ý kiến. - yêu cầu nêu được: + Nơi sống + Đặc điểm cấu tạo + Tập tính - HS đọc SGK => trả lời - HS trả lời. Yêu cầu nêu được: + Răng + Giác quan + Đặc điểm chi - GV nhận xét và chốt kiến thức. Kết luận: - Mõm dài, răng nhọn. - Thị giác kém phát triển. Khứu giác phát triển, có lông xúc giác dài ở trên mõm - Chân trước ngắn, bàn rộng, ngón tay to khoẻ để đào hang, tìm mồi. - Đại diện: Chuột chù, chuột chũi Hoạt động 2: Bộ gặm nhấm Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS đọc các thông tin của SGK trang 162, quan sát hình vẽ 50.2; SGK=> tìm hiểu đời sống, tập tính của bộ gặm nhấm ? Thông tin cho em biết những gì về bộ thú gặm nhấm ? Bộ gặm nhấm có đặc điểm cấu tạo nào thích nghi với đời sống và tập tính của chúng? - Cá nhân HS tự đọc SGK và thu thập thông tin, trao đổi nhóm, quan sát kĩ tranh và thống nhất ý kiến. - yêu cầu nêu được: + Số lượng loài + Đặc điểm cấu tạo + Tập tính - HS trả lời. Yêu cầu nêu được: + Răng + Đuôi ( sóc) - GV nhận xét và chốt kiến thức. Kết luận: - Thiếu răng nanh, răng cửa rất lớn, sắc và cách răng hàm 1 khoảng trống gọi là khoảng trống hàm - Đại diện: Chuột đồng, sóc, nhím... Hoạt động 3: Bộ ăn thịt Hoạt động của GV- HS Nội dung - GV yêu cầu HS đọc các thông tin của SGK trang 163, quan sát hình vẽ 50.3; SGK=> tìm hiểu đời sống, tập tính của bộ ăn thịt ? Nêu những đại diện thuộc bộ thú ăn thịt? ? Bộ ăn thịt có đặc điểm cấu tạo nào thích nghi với chế độ ăn thịt? ? Hổ, chó sói thường săn mồi vào thời gian nào trong ngày? Cách săn mồi? ? Số lượng hổ, báo...hiện nay như thế nào? ? Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ những loài ĐV như vậy? - Cá nhân HS tự đọc SGK và thu thập thông tin, quan sát tranh và trả lời - yêu cầu nêu được: + Răng + Chi - HS trả lời. - HS trả lời: Số lượng giảm sút - HS trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt kiến thức. ? Ngoài thông tin SGK chúng ta còn biết thêm gì về đại diện của 3 bộ thú này? * Cần làm gì để bảo vệ bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm và bộ ăn thịt ? Kết luận: - Răng cửa ngắn, sắc nhọn, răng nanh dài nhọn, răng hàm có mấu dẹp sắc. - Ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt êm. * Biện pháp bảo vệ: - Bảo vệ, nuôi, xây dựng khu bảo tồn, tuyên truyền với cộng đồng 4. Củng cố - KTĐG (3’) - Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ SGK - yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau ( GV sử dụng bảng phụ) Câu 1: Hãy lựa chọn những đặc điểm của bộ thú ăn thịt trong các đặc điểm sau: a. Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm. b. Răng nanh dài, nhọn, răng hàm hẹp hai bên, sắc. c. Rình và vồ mồi. e. Ngón chân có vuốt cong, nhọn sắc, nệm thịt dày. g. Đào hang trong đất. Câu 2: Những đặc điểm cấu tạo sau của bộ thú nào? a. Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm. b. Răng cửa mọc dài liên tục c. Ăn tạp 5. Hướng dẫn học bài ở nhà (1’) - Học bài và trả lời câu hỏi 2, 3 SGK - Đọc mục “Em có biết”. Tìm hiểu đặc điểm sống của trâu, bò, khỉ IV. Rút kinh nghiệm: NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_5051.doc