SKKN Để học tốt về sự tiến hoá thích nghi của bộ não động vật có xương sống – lớp chim, lớp thú trong Sinh học 7

1. Cơ sở lí luận.

Kiến thức về tiến hoá, thích nghi giúp học sinh thấy được sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của bộ não động vật có xương sống, đảm bảo sự thích nghi cao độ với môi trường sống. Sự tiến hoá, thích nghi còn là cơ sở cho việc tìm hiểu nguồn gốc các loài, lịch sử phát triển của giới động vật, những đặc điểm cấu tạo liên quan tới môi trường và tập tính của chúng. Đối với lớp chim và lớp thú, bộ não đã tiến hoá hơn hẳn đạt đến trình độ tổ chức cao nhất. Đặc biệt bộ não thú đã hoàn chỉnh về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng của mỗi vùng trên não giúp chúng thích nghi với điều kiền sống và hình thành nhiều tập tính phức tạp. Học tốt về sự tiến hoá bộ não động vật lớp chim và lớp thú, học sinh có thể khắc sâu được nhiều kiến thức khác có liên quan và dễ dàng giải thích được những vấn đề về đời sống của động vật

2. Cơ sở thực tiễn.

Kiến thức về tiến hoá, thích nghi là kiến thức quan trọng nhưng trong thực tế vẫn chưa được học sinh coi trọng. Học sinh, đa số còn nặng về cách học đối phó, học từng bài, không có sự so sánh giữa động vật này với động vật khác. Cho nên, khi yêu cầu giải thích một vấn đề mang tính tư duy thì các em rất lung túng. Giải pháp này sẽ giúp học sinh học tốt, mở rộng và nhớ lâu kiến thức về thần kinh và giác quan chim bồ câu, thần kinh và giác quan thỏ, sự tiến hoá về tổ chức cơ thể động vật trong sinh học 7. Mặt khác, thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp phần vào việc đánh giá nhận thức của học sinh một cách khách quan, chính sác hơn, đó cũng là một vấn đề của cuộc vận động hai không với bốn nội dung.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/07/2022 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu SKKN Để học tốt về sự tiến hoá thích nghi của bộ não động vật có xương sống – lớp chim, lớp thú trong Sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỂ HỌC TỐT VỀ SỰ TIẾN HOÁ THÍCH NGHI CỦA BỘ NÃO ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG – LỚP CHIM, LỚP THÚ TRONG SINH HỌC 7 PHẦN I. MỞ ĐẦU Bộ môn sinh học là một bộ môn khoa học tự nhiên. Trong nhà trường PTCS sinh học đóng vai trò rất quan trọng. Nó bổ sung thêm cho học sinh các kiến thức cần thiết về thế giới tự nhiên, về sinh vật nói chung và con người nói riêng. Nắm vững kiến thức về sinh học phổ thông sẽ giúp học sinh hoàn thiện hệ thống tri thức của mình, đồng thời học sinh còn có thể vận dụng những thành tựu to lớn của công nghệ sinh học hiện đại vào một số lĩnh vực của cuộc sống, góp phần nâng cao sức khoẻ, bảo vệ môi trường. Động Vật Học là một môn khoa học thực nghiệm có vai trò và vị trí quan trọng đối với đời sống và sản xuất.Trong chương trình THCS, động vật học cung cấp cho học sinh những kiến thức quan trọng và cơ bản về giới động vật, về những động vật tiêu biểu nhằm góp phần xây dựng quan điểm duy vật biện chứng, giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đấ nước, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tạo cho học sinh vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất. Chương trình sinh học 7 được biên soạn theo quan điểm sinh thái và tiến hoá giúp cho học sinh hiểu rõ sự gắn bó mật thiết giữa thế giới động vật với điều kiện sống của chúng. Quan điểm sinh thái và tiến hoá được quán triệt xuyên suốt trong chương trình trung học cơ sở và trung học phổ thông. Hơn nữa kiến thức của chương trình sinh học 6và sinh học 7 tạo thành kiến thức cơ sở cho những môn học tiếp theo : Cơ thể người và vệ sinh, Di truyền và biến dị, Sinh vật và môi trường, giúp cho học sinh bước đầu hiểu được các quy luật cơ bản của quá trình sống cũng như mối quan hệ giữa sinh vật với nhau và với môi trường. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy kiến thức về sự tiến hoá thích nghi của bộ não động vật là một kiến thức khó nhưng chiếm vị trí quan trọng trong sinh học 7. Nếu hiểu rõ được kiến thức này thì học sinh sẽ thông hiểu cặn kẽ về nguồn gốc, sự tiến hoá và hoạt động sinh lý của động vật. Từ đó, học sinh có cơ sở vững chắc để học lên những bậc học tiếp theo. Mặt khác, kiến thức về tiến hoá, thích nghi của bộ não động vật lại mang tính chất thông suốt, giải thích. Học sinh sẽ khó tiếp thu, nếu không được thực hành, quan sát nhiều não và không có sự tư duy nhanh nhạy. Trên thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy số lượng cũng như thời gian cho các tiết thực hành thì có hạn, kỹ năng thực hành của đa số hoc sinh còn chưa thâït thành thạo mà thế giới động vật lại vô cùng phong phu, việc quan sát nhận xét sự tiến hoá của động vật còn bị hạn che rất nhiều. Bằng suy nghĩ của mình, gắn với thực tiễn giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để giúp học sinh tiếp thu kiến thức về sự tiến hoá, thích nghi một cách hiệu quả nhất. Phần II. NỘI DUNG Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiễn 1. Cơ sở lí luận. Kiến thức về tiến hoá, thích nghi giúp học sinh thấy được sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của bộ não động vật có xương sống, đảm bảo sự thích nghi cao độ với môi trường sống. Sự tiến hoá, thích nghi còn là cơ sở cho việc tìm hiểu nguồn gốc các loài, lịch sử phát triển của giới động vật, những đặc điểm cấu tạo liên quan tới môi trường và tập tính của chúng. Đối với lớp chim và lớp thú, bộ não đã tiến hoá hơn hẳn đạt đến trình độ tổ chức cao nhất. Đặc biệt bộ não thú đã hoàn chỉnh về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng của mỗi vùng trên não giúp chúng thích nghi với điều kiền sống và hình thành nhiều tập tính phức tạp. Học tốt về sự tiến hoá bộ não động vật lớp chim và lớp thú, học sinh có thể khắc sâu được nhiều kiến thức khác có liên quan và dễ dàng giải thích được những vấn đề về đời sống của động vật 2. Cơ sở thực tiễn. Kiến thức về tiến hoá, thích nghi là kiến thức quan trọng nhưng trong thực tế vẫn chưa được học sinh coi trọng. Học sinh, đa số còn nặng về cách học đối phó, học từng bài, không có sự so sánh giữa động vật này với động vật khác. Cho nên, khi yêu cầu giải thích một vấn đề mang tính tư duy thì các em rất lung túng. Giải pháp này sẽ giúp học sinh học tốt, mở rộng và nhớ lâu kiến thức về thần kinh và giác quan chim bồ câu, thần kinh và giác quan thỏ, sự tiến hoá về tổ chức cơ thể động vật trong sinh học 7. Mặt khác, thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp phần vào việc đánh giá nhận thức của học sinh một cách khách quan, chính sác hơn, đó cũng là một vấn đề của cuộc vận động hai không với bốn nội dung. Chương II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 1. Thuận lợi. Được sự quan tâm của ngành giáo dục về vấn đề thiết bị, đặc biệt là mô hình động vật. Phòng giáo dục cũng như về phía nhà trường có quan tâm đầu tư cho việc học tập của học sinh. Đối với giáo viên: Được bồi dưỡng chuyên môn hàng năm, luôn tự học hỏi, nghiên cứu tư liệu làm giàu vốn kiến thức thực tế. Đối vơiù học sinh: Ở lứa tuổi thiếu niên, các em rất thích tìm tòi khám phá thế giới. Hơn nữa, thế giới động vật rất gần gũi với đời sống học sinh nông thôn. Vì vậy đa số học sinh có hứng thú học tập bộ môn. 2. Khó khăn. Vì kinh phí của nhà trường có hạn nên việc đầu tư cho mỗi tiết học còn hạn chế. Hầu hết, các tiết thực hành, học sinh đều phải tự tìm kiếm hoặc mua mẫu vật. Chính vì vậy, số lượng mẫu cho học sinh thực hành chưa được phong phú. Đa sồ trong các tiết thực hành không đủ thời cho học sinh mổ não động vật. Nhiều học sinh chưa có kĩ năng thực hành thành thạo. Học sinh nông thôn nên tính năng động còn bị hạn chế. Ngoài giờ học, đa số các em còn phải phụ giúp gia đình làm lụng, thời gian học bài, tự nghiên cứu bài còn quá ít. Chương III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Công tác chuẩn bị. Đối với giáo viên Chuẩn bị về nội dung kiến thức : Đối với học sinh THCS, giáo viên không đi sâu mô tả về cấu tạo mà cần cung cấp các kiến thức về chức năng các phần cơ bản của bộ não động vật có xương sống và sự phân hoá các phần của bộ não như thế nào. Bộ não động vật lớp chim. Não trước lớn có liên quan đến tập tính sinh hoạt phức tạp ở chim. Hai bán cầu đại não ở chim phát triển hơn hẳn bò sát đã hình thành ở chim nhiều tập tính phong phú phức tạp mà bò sát không có : chúng có tâïp tính chăm sóc trứng, nuôi con, bảo vệ con, huấn luyện con cho đến khi trưởng thành. Ngoài ra, chúng còn có vũ điệu khoe mẽ để hấp dẫn con cái trong thời kì sinh sản. Não giữa có thuỳ thị giác phát triển là trung tâm thị giác quan trọng của chim, giúp chim có khả năng bao quát thị trường rộng lớn và định hướng tốt khi bay. Đối với những loài chim có đời sống hoạt động bay lượn nhiều(chim bồ câu) thì thuỳ thị gíac lớn hơn ở những loài có đời sống chạy nhảy(gà), bơi lội (vịt). Tiểu não là cơ quan thăng bằng, phối hợp các động tác phức tạp ở chim như: bay, lượn, đậu, chuyền cành. Tiểu não của chim đặc biệt phát triển hơn bò sát giúp chim điều khiển các hoạt động bay lượn cho phù hợp với sự thay đổi ngoại cảnh khi gặp phải trên đường bay như chiều gió hay chướng ngại vật. Bộ não động vật lớp thú Thú là động vật có bộ não đạt đến trình độ tổ chức cao nhất trong các lớp động vâït có xương sống đảm bảo cho thú thích nghi cao với điều kiện sống. Bán cầu đại não thú là trung ương của các phản xạ phức tạp trong đời sống. Đại não ở nhiều loài thú khác nhau về kích thước, nếp nhăn dẫn đến mức độ phong phú trong đời sôùng của chúng cũng rất khác nhau : Bán cầu dại não thỏ, chuột nhỏ và nhẵn, hoạt động thàn kinh cấp cao ở chúng chưa nhiều. Ở chó, mèo đại não có nhiều nếp nhăn hình thành cho những loài này nhiều bản năng phức tạp như tìm và săn bắt mồi, tự vệ, tấn công và trốn tránh kẻ thù. Đặc biệt ở khỉ, bán cầu đại não có nhiều nếp nhăn và khúc cuộn hơn.Cấu tạo này có liên quan đến hoạt động thần kinh câùp cao đa dạng, chúng biết âu yếm, vuốt ve, bắt rận cho nhau, biết bế ẵm,chăm sóc con và còn biết “phân công lao động” trong bầy đàn. Não giữa ở thú phân hoá khác hẳn so với các động vật lớp dưới. Nó vừa là trung thị giác vừa là trung tâm thính giác của thú, bộ phận này giúp thú nhận biết được tiếng động, tìm mồi, trốn tránh kẻ thù và phân biệt đồng loại. Não giữa còn thể hiện được đặc điểm thích nghi của thú : Đa số các loài thú ở cạn có hai thuỳ thính giác phát triển hơn vì tai chúng nói chung rất thính, có thể thu nhận dược nhưng âm thanh với tần số lớn, ví dụ ở chó :38000Hz, mèo :70000Hz, chuột : 40000Hz. Chính nhờ khả năng này mà thú phát hiện nhanh kẻ thù và trốn tránh kịp thời. Tiểu não có vai trò quan trọng trong việc điều khiển mọi hoạt động cũng như giữ tư thế thăng bằng của thú trong không gian. Nếu cắt bỏ tiểu não thì trương lực cơ và hoạt đông vận động sẽ bị rối loạn, con vật không đứng vững được, đầu lắc lư, thân và tứ chi run ray, chóng mặt, cử động mất chính xác. Mức độ phát triển của tiểu não ở các loài động vật khác nhau có liên quan đến tính chất phức tạp của chức năng vận động từng loài. Cụ thể, ở thỏ, tiểu não phát triển hơn thằn lằn giúp thỏ có nhiều cử động như chạy nhảy linh hoạt, mèo có tiểu não đặc biệt phát triển nên nhiều cử động của mèo phức tạp hơn để thích nghi với việc săn, rình vồ mồi tinh tế. Nó còn dễ dàng khôi phục lại tư thế khi rơi từ trên cao xuống đất. Đồ dùng dạy học : Mẫu vật điển hình thuộc lớp chim và lớp thú. Mô hình chim, thú, tranh ảnh về đời sống, tập tính của chim và thú. Bộ đồ mổ đủ cho học sinh thực hành. Ngoài ra, giáo viên cần sử dụng thêm phiếu học tập và chuẩn bị bộ đồ mổ, một số hoá chất cần thiết cung cấp cho học sinh ngoài giờ học. Đối với học sinh : Học sinh cần có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp: Xem lại nội dung bài cũ, đọc trước nội dung bài mới. Ngoài giờ học, sưu tầm các động vật khác nhau, quan sát hoạt động sống của chúng, so sánh tìm ra điểm khác biệt giữa động vật này với động vật kia. Dạy và học trên lớp : Phương pháp dạy của giáo viên. Đây là điều kiện quan trọng để giúp học sinh hiểu bài, phương pháp dạy học tích cực là phương pháp giảng dạy nhằm khơi dậy vốn hiểu biết của học sinh. Đối với loại kiến thức về tiến hoá thích nghi, phương pháp được sử dụng chủ yếu là quan sát, nêu vấn đề thông qua vật mẫu, tranh ảnh, đối chiếu so sánh phát hiện kiến thức. Vì vậy, trong quá trình dạy học giáo viên cần thực hiện các công việc sau : Tổ chức tình huống học tập khích thích tư duy học sinh. Chẳng hạn, giáo viên đưa ra một loạt các ví dụ về đời sống tập tính của chim, thú và đặt câu hỏi vì sao chúng lại có các tập tính phong phú như vậy. Hệ thống câu hỏi cần có sự so sánh đối chiếu, yêu cầu rút ra nhận xét đặc điểm tiến hoá, thích nghi. Chẳng hạn so sánh não chim bồ câu và não bò sát em thấy khác nhau ở điểm nào. Với đặc điểm não chim bồ câu như vậy, có liên quan gì đến đời sống và hoạt động của chúng. Em hãy lấy ví dụ cụ thể để chứng minh hoạt động sống, tập tính đa dạng trong đời sống của động vật lớp chim là kết quả sự tiến hoá bộ não của chúng mang lại. Hoặc đối với bộ não thú, giáo viên yêu cầu học sinh chứng minh sự tiến hoá của bộ não thỏ so với bộ não chim bồ câu và sự phân hoá trong bộ não các động vật thú khác thỏ. Giáo viên có thể hỏi : Em đã quan sát thấy bộ não của động vật thú nào có cấu tạo khác thỏ chưa? đời sống, tập tính phức tạp hơn thỏ như thế nào. Để khắc sâu kiến thức và có thể so sánh chính xác, trong các tiết thực hành mổ và quan sát động vật có xương sống, giáo viên cần cho học sinh mổ thêm một vài bộ não động vật chim, thú khác. Giáo viên phải sử dụng triệt để mô hình não động vật có xương sống có sẵn. Có như vậy, học sinh mới đối chiếu và phát hiện được đặc điểm khác nhau, tiến hoá. Giáo viên có thể đưa thêm một số mẫu não chim, thú được làm từ trước hoặc ảnh chụp mẫu não thật cho học sinh quan sát. Ngoài ra, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách xử lý mẫu khi ở nhà, đưa dụng cụ, hoá chất cần thiết cho các học sinh có kỹ năng để các em hoạt động ngoài giờ. Khi đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh phương pháp cụ thể và đảm bảo an toàn.

File đính kèm:

  • docskkn_de_hoc_tot_ve_su_tien_hoa_thich_nghi_cua_bo_nao_dong_va.doc