I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ thú ăn sâu bọ, bộ thú gặm nhấm và bộ thú ăn thịt.
- Học sinh phân biệt được từng bộ thú thông qua những đặc điểm cấu tạo đặc trưng.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu quý và bảo vệ động vật.
4. Giáo dục THBVMT:
- Bảo vệ các động vật hoang dã, xây dựng khu bảo tồn, tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh trong bài phóng to
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 12/07/2022 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 51, Bài 50: Sự đa dạng của thú. Bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 7D. Tiết TKB: Ngày giảng:..tháng 03 năm 2013. Sĩ số: 23 vắng: .....
TIẾT 51. BÀI 50:
ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ (tiếp)
BỘ ĂN SÂU BỌ, BỘ GẶM NHẤM, BỘ ĂN THỊT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ thú ăn sâu bọ, bộ thú gặm nhấm và bộ thú ăn thịt.
- Học sinh phân biệt được từng bộ thú thông qua những đặc điểm cấu tạo đặc trưng.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu quý và bảo vệ động vật.
4. Giáo dục THBVMT:
- Bảo vệ các động vật hoang dã, xây dựng khu bảo tồn, tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh trong bài phóng to
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: (4/)
- Nêu đặc điểm của dơi, cá voi phù hợp với điều kiện sống ?
2. Bài mới:
* GV giới thiệu vào bài (1/)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 1: (15/)
Bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm và bộ ăn thịt
- GV yêu cầu HS đọc các thông tin của SGK trang 162, 163, 164, quan sát hình vẽ 50.1; 50.2; 50.3 SGK và hoàn thành bài tập.
- GV treo bảng 1 để HS tự điền vào các mục (bằng số).
- GV cho HS thảo luận toàn lớp về những ý kiến của các nhóm.
- Cá nhân HS tự đọc SGK và thu thập thông tin, trao đổi nhóm, quan sát kĩ tranh và thống nhất ý kiến.
- Phân tích rõ cách bắt mồi, cấu tạo chân, răng.
- Nhiều nhóm lên bảng ghi kết quả của nhóm vào bảng 1
I. Bộ ăn sâu bọ
+ TN chế độ ăn sâu bọ.
- Răng nhon, sắc cắn nát vỏ cứng sâu bọ.
- Khứu giác phát triển
- Đại diện: chuột chù, chuột chũi,
II. Bộ gặm nhấm
+ TN chế độ gặm nhấm thức ăn
- GV cho HS quan sát bảng 1 với kiến thức đúng.
- Ngoài nội dung trong bảng chúng ta còn biết thêm gì về đại diện của 3 bộ thú này ?
- Các nhóm theo dõi, bổ sung nếu cần.
- HS tự điều chỉnh những chỗ chưa phù hợp (nếu có).
- Răng cửa lớn, săc, thiếu răng nanh
- Manh tràng phát triển
- Đại diện: Chuột đồng, sóc, nhím,
HOẠT ĐỘNG 2: (20/)
Đặc điểm cấu tạo phù hợp với đời sống của bộ gặm nhấm,
bộ ăn sâu bọ và bộ ăn thịt
- GV yêu cầu HS sử dụng nội dung bảng 1, quan sát lại hình và trả lời câu hỏi:
- Dựa vào cấu tạo của bộ răng phân biệt bộ ăn sâu bọ, bộ ăn thịt và bộ gặm nhấm ?
- Đặc điểm cấu tạo chân báo, sói phù hợp với việc săn mồi và ăn thịt như thế nào ?
- Nhận biết bộ thú ăn thịt, thú ăn sâu bọ, thú gặm nhấm nhờ cách bắt mồi như thế nào ?
- Chân chuột chũi có đặc điểm gì phù hợp với việc đào hang trong đất ?
- Cá nhân HS xem lại thông tin bảng
- Trao đổi nhóm và hoàn thành câu hỏi.
- Thảo luận toàn lớp về đáp án, nhận xét, bổ sung.
- Rút ra các đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống của từng bộ.
- Cá nhân trả lời, lớp bổ sung
- TN chế độ ăn thịt.
- Răng cửa ngắn, sắc róc xương.
- Răng nanh lớn, dài, nhọn xé mồi.
- Răng hàm nhiều mấu dẹp, sắc cắt.
- Vuốt sắc, đệm êm.
- Đại diện: mèo, hổ, báo,
- Từ TN cách ăn và chế độ ăn đã ảnh hưởng tới các đặc điểm cấu tạo và tập tính của đại diện các bộ trên.
Bảng 2: Bộ ăn sâu bọ, bộ ăn thịt và bộ gặm nhấm
Bộ thú
Đại diện
Môi trường sống
Lối sống
Cấu tạo răng
Cách bắt mồi
Chế độ ăn
Cấu tạo chân
Ăn sâu bọ
-Chuột chù
-Chuột chũi
-Trong đất
-Đào hang
-Đơn độc
-Các răng đều nhọn
-Tìm mồi
-Ăn tạp
-Chi trước ngắn, bàn rộng, ngón to, khoẻ
Gặm nhấm
-Chuột đồng
-Sóc
-Trên mặt đất và trên cây
-Sống đàn
-Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm
-Tìm mồi
-Ăn thực vật
-Chi trước ngắn, bàn rộng, ngón to, khoẻ
Ăn thịt
-Báo
-Sói
-Trên cây
-Trên mặt đất
-Đơn độc
-Sống đàn
-Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên, sắc
-Rình, vồ mồi
-Đuổi bắt mồi
-Ăn động vật
-Chi to, khoẻ, các ngón có vuốt sắc nhọn.
3. Củng cố: (4/)
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi cuối bài ?
4. Hướng dẫn học bài ở nhà (1/)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục “Em có biết”. Tìm hiểu đặc điểm sống của trâu, bò, khỉ,
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_51_bai_50_su_da_dang_cua_thu_bo.doc