I. Mục tiêu:
+ Giúp học sinh nêu được mức độ phức tạp dần trong tổ chức cơ thể của các lớp động vật thể hiện sự phân hoá về cấu tạo, chuyên hoá về chức năng.
+ Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát so sánh, kỹ năng hoạt động nhóm
+ Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi truờng và động vật.
II. Đồ dùng dạy học.
GV: + chuẩn bị tranh vẽ hình 54.1
+ Kẻ bảng trang 176 vào bảng phụ
III. Tiến trình dạy học.
1.Kiểm tra bài củ: sử
Dụng câu hỏi cuối bài
2.Bài mới:
*Giới thiệu bài mới:
Trong quá trình tiến hoá của động vật các hệ cơ quan hình thành và hoàn chỉnh dần nghĩa là các cơ quan đó có sự hình thành các bộ phận mới. Các bộ phận này được hoàn thiện dần đảm bảo chức năng sinh lý phức tạp, thích nghi với điều kiện sống đặc trưng ở mỗi nhóm động vật.
23 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/07/2022 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 56-62 - Trương Thị Diệu Hiền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Ngày soạn:
Tiết 56 Ngày dạy:
Chương 7 :SỰ TIẾN HOÁ CỦA ĐỘNG VẬT
Bài: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ SỰ VẬN ĐỘNG DI CHUYỂN
I. Mục tiêu:
+ Giáo viên giúp học sinh nêu được tầm quan trọng của sự vận động và di chuyển ở động vật. nêu được các hình thức di chuyển ở một số loài. Sự tiến hoá cơ quan di chuyển
+ Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát so sánh, kỹ năng hoạt động nhóm
+ Giáo dục học sinh ya thức bảo vệ môi truờng và động vật.
II. Đồ dùng dạy học.
GV: chuẩn bị tranh vẽ hình 53.1; 53.2 SGK
III. Tiến trình dạy học.
1.Kiểm tra bài củ
2.Bài mới
*Giới thiệu bài mới:
Sự vận động và di chuyển là một đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật. Nhờ có khả năng di chuyển mà động vật có thể tìm thức ăn, bắt mồi, tìm môi trường sống thích hợp, tìm đối tượng sinh sản và lẩn trốn kẻ thù. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó qua tiết 56
* Các hoạt động:
Nội dung 1: Các hình thức di chuyển
Hoạt động 1: Tìm hiểu các hình thức di chuyển của động vật
+ Mục tiêu:
Nêu được các hình thức di chuyển chủ yếu cảu động vật
+ Tiến hành hoạt động:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
GV: Giới thiệu:
Mỗi loài động vật có thể có nhiều hình thức di chuyển khác nhau: bò, đi, chạy, nhảy...phù hợp vào tập tính và môi trường sống của chúng
GV: Yêu cầu học sinh tham khảo thông tin phần I trang 172 SGK kết hợp quan sát hình vẽ 53.1 trả lời cau hỏi sau:
+ Động vật có các hình thức di chuyển nào ? cho ví dụ ?
GV: Treo tranh vẽ hình 53.1, yêu cầu học sinh nối các cách di chuyển phù hợp cho từng loài
GV: Đặt câu hỏi:
+ Ngoài những ĐV kể trên, em hãy nêu các hình thức di chuyển của các loài ĐV mà em biết ?
GV: Vai trò của các hình thức di chuyển trong đời sống của các loài động vật ?
GV: chốt lại kiến thức.
HS: chú ý lắng nghe
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, Yêu cầu học sinh nêu được:
+ Mỗi loài động vật có thể có nhiều hình thức di chuyển khác nhau: bò, đi, chạy, nhảy...phù hợp vào tập tính và môi trường sống của chúng
HS: Đại diện tham gia hoàn thành tranh vẽ, các học sinh khác nhận xét, đánh giá
HS: tham gia trả lời
HS: tham gia trả lời. Yêu cầu học sinh nêu được:
+ Nhờ có khả năng di chuyển mà động vật có thể tìm thức ăn, bắt mồi, tìm môi trường sống thích hợp, tìm đối tượng sinh sản và lẩn trốn kẻ thù
+ Tiểu kết:
Động vật có thể có nhiều hình thức di chuyển khác nhau: bò, đi, chạy, nhảy...phù hợp vào tập tính và môi trường sống của chúng.
Nội dung 2: Sự tiến hoá cơ quan di chuyển
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tiến hoá về cơ quan di chuyển ở động vật
+ Mục tiêu:
Giúp HS thấy được sự phân hoá ngày càng phức tạp của bộ phận di chuyển phù hợp với cách di chuyển.
+ Tiến hành hoạt động:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm tham khảo thông tin phần II trang 173 SGK kết hợp quan sát hình vẽ 53.2 hoàn thành nội dung bảng trang 174 SGK ở vở soạn
GV: Treo tranh vẽ hình 53.2, yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ trình bày cách di chuyển của từng động vật.
GV: Treo bảng phụ có nội dung bảng trang 174 SGK, yêu cầu đại diện hoàn thành nội dung bảng
GV: giảng giải.
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm theo những câu hỏi sau:
+ Sự phức tạp và phân hoá bộ phận di chuyển ở động vật như thế nào ?
+ Sự phức tạp và phân hoá bộ phận di chuyển có ý nghĩa gì ?
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
HS: Quan sát tranh vẽ, đại diện nhóm tham gia trả lời các nhóm khác theo dõi bổ sung chọn ý kiến đúng nhất.
HS: tham gia hoàn thành nội dung bảng
HS: chú ý lắng nghe
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, đại diện từng nhóm tham gia trả lời các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. Yêu cầu học sinh nêu được:
+ Sự phức tạp và phân hoá bộ phận di chuyển ở động vật từ chưa có(sống bám) đến có bộ phận di chuyển đơn giản và đến có bộ phận di chuyển phức tạp
+ Ý nghĩa: Sự phức tạp và phân hoá bộ phận di chuyển giúp động vật di chuyển có hiệu quả thích nghi với điều kiện sống.
+ Tiểu kết:
Sự phức tạp và phân hoá bộ phận di chuyển giúp động vật di chuyển có hiệu quả thích nghi với điều kiện sống
IV.Kiểm tra đánh giá.
Hãy đánh dấu x vào trả lời đúng nhất:
Câu 1: Cách di chuyển: đi, bay, bơi có ở động vật nào ?
a. Chim
b. Dơi
c. Vịt trời
d. Hải âu đ/án: c
Câu 2: Nhóm động vật nào dưới đây chưa có bộ phận di chuyển, có đời sống bám cố định ?
a. Hải quỳ, Đĩa, Giun
b. Thuỷ tức, Lươn, Rắn
c. San hô, Hải quỳ đ/án: c
Câu 3: Nhóm động vật nào dưới đây có bộ phận di chuyển phân hoá thành chi có 5 ngón để cầm nắm ?
a. Gấu, Chó, Mèo
b. Khỉ, Sóc, Dơi
c. Khỉ, Tinh tinh, Vượn đ/án: c
V.Dặn dò.
1. Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi SGK, học phần ghi nhớ
2. Đọc mục “Em có biết”
3.Ôn lại các nhóm động vật đã học
4. Kẻ bảng trang 176 SGK vào vở soạn
5. Soạn bài mới theo các câu hỏi SGK
----------------------------cd----------------------------
Tuần 29
Tiết 57 Bài: TIẾN HOÁ VỀ TỔ CHỨC CƠ THỂ Ngày soạn:
Ngày dạy:
I. Mục tiêu:
+ Giúp học sinh nêu được mức độ phức tạp dần trong tổ chức cơ thể của các lớp động vật thể hiện sự phân hoá về cấu tạo, chuyên hoá về chức năng.
+ Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát so sánh, kỹ năng hoạt động nhóm
+ Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi truờng và động vật.
II. Đồ dùng dạy học.
GV: + chuẩn bị tranh vẽ hình 54.1
+ Kẻ bảng trang 176 vào bảng phụ
III. Tiến trình dạy học.
1.Kiểm tra bài củ: sử
Dụng câu hỏi cuối bài
2.Bài mới:
*Giới thiệu bài mới:
Trong quá trình tiến hoá của động vật các hệ cơ quan hình thành và hoàn chỉnh dần nghĩa là các cơ quan đó có sự hình thành các bộ phận mới. Các bộ phận này được hoàn thiện dần đảm bảo chức năng sinh lý phức tạp, thích nghi với điều kiện sống đặc trưng ở mỗi nhóm động vật.
*Các hoạt động:
Nội dung 1: Một số hệ cơ quan của động vật
Hoạt động 1: So sánh một số hệ cơ quan của động vật
Mục tiêu:
+ Học sinh củng cố kiến thức một số hệ cơ quan của 1 số động vật đã học
Tiến hành hoạt động:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm tham khảo thông tin trang 176 kết hợp quan sát hình vẽ 54.1, tìm đặc điểm cấu tạo của một số hệ cơ quan sau:
+ Hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, sinh dục của các đại diện các ngành động vật đã học.
GV: treo tranh vẽ hình 54.1 lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời về đặc điểm cấu tạo của một số hệ cơ quan
GV: giảng giải
GV: Treo bảng phụ, yêu cầu học sinh hoàn thành nội dung bảng trang 176 SGK ở vở soạn.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, tiến hành hoạt động nhóm hoàn thành nội dung thảo luận vào vở soạn.
HS: Quan sát tranh vẽ đại diện tham gia trả lời các học sinh khác theo dõi nhận xét bổ sung chọn ý kiến đúng nhất
HS: chú ý lắng nghe
HS: tham gia lên bảng hoàn thành nội dung bảng,. Yêu cầu học sinh nêu được như bảng sau:
Tên ĐV
Ngành
Hô hấp
Tuần hoàn
Thần kinh
Sinh dục
Trùng biến hình
ĐV nguyên sinh
Chưa phân hoá
Chưa có
Chưa phân hoá
Chưa phân hoá
Thuỷ tức
Ruột khoang
Chưa phân hoá
Chưa có
Hình mạng lưới
Tuyến SD không có ống dẫn
Giun đất
Giun đốt
Da
Tim đơn giản, tuần hoàn kín
Hình chuỗi hạch
Tuyến SD có ống dẫn
Tôm sông
Chân khớp
Mang đơn giản
Tim đơn giản, hệ tuần hoàn hở
Chuỗi hạch có hạch não
Tuyến SD có ống dẫn
Châu chấu
Chân khớp
Hệ ống khí
Tim đơn giản, hệ tuần hoàn hở
Chuỗi hạch có hạch não lớn
Tuyến SD có ống dẫn
Cá chép
ĐV có xương sống
Mang
Tim có 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất, tuần hoàn kín, máu đỏ tươi nuôi cơ thể
Hình ống, bán cầu não nhỏ, tiểu não hình khối trơn
Tuyến SD có ống dẫn
Ếch đồng
ĐV có xương sống
Da và phổi
Tim có 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, tuần hoàn kín, máu pha nuôi cơ thể
Hình ống, bán cầu não nhỏ, tiểu não nhỏ hẹp
Tuyến SD có ống dẫn
Thằn lằn bóng
ĐV có xương sống
Phổi
Tim có 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất có vách hụt, tuần hoàn kín, máu pha ít nuôi cơ thể
Hình ống, bán cầu não nhỏ, tiểu não phát triển hơn ếch
Tuyến SD có ống dẫn
Chim bồ câu
ĐV có xương sống
Phổi và túi khí
Tim có 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, tuần hoàn kín, máu đỏ tươi nuôi cơ thể
Hình ống, bán cầu não lớn, tiểu não lớn có mấu 2 bên nhỏ
Tuyến SD có ống dẫn
Thỏ
ĐV có xương sống
Phổi
Tim có 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, tuần hoàn kín, máu đỏ tươi nuôi cơ thể
Hình ống, bán cầu não lớn, vỏ chất xám, khe rãnh, tiểu não lớn có mấu 2 bên lớn
Tuyến SD có ống dẫn
Nội dung 2: Sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể
+Mục tiêu:
Học sinh chỉ ra được sự phân hoá và chuyên hoá của các hệ cơ quan
+Tiến hành hoạt động:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
GV: Yêu cầu học sinh đọc lại nội dung trong bảng vừa tìm được để trả lời câu hỏi sau:
+ Sự phức tạp hoá của các hệ cơ quan được thể hiện như thế nào qua các ngành động vật đã học ?
GV: giảng giải thêm
GV: Đặt câu hỏi:
+ Sự phức tạp hoá về tổ chức cơ thể ở động vật có ý nghĩa gì ?
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, đại diện tham gia trả lời. Yêu cầu học sinh nêu được:
+ Hệ hô hấp: từ chưa phân hoá ® qua da ® mang đơn giản ® mang ® da và phổi ® phổi.
+ Hệ tuần hoàn: từ chưa có tim ® tim chưa có ngăn ® tim 2 ngăn ® tim 3 ngăn ® tim 4 ngăn.
+ Hệ thần kinh: từ chưa phân hoá ® hệ thần kinh mạng lưới ® chuỗi hạch đơn giản ® chuỗi hạch phân hoá ® hình ống phân hoá (bộ não, tuỷ sống)
HS: chú ý lắng nghe
HS: tham gia trả lời. Yêu cầu học sinh nêu được:
- Các cơ quan hoạt động có hiệu quả hơn.
- Giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống
+ Tiểu kết:
Sự phức tạp hoá về tổ chức cơ thể của động vật thể hiện về sự phân về cấu tạo và chuyên hoá chức năng. Giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống
IV.Kiểm tra đánh giá.
*Nêu sự phân hoá và chuyên hoá 1 số hệ cơ quan (Hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, sinh dục ) trong quá trình tiến hoá của các ngành động vật ?
V. Dặn dò.
1. Về nhà học bài củ, soạn bài mới theo câu hỏi SGK.
2. Xem lại quá trình tiến hoá về sinh sản của các ngành động vật đã học.
3. Kẻ bảng trang 176 SGK vào vở soạn
----------------------------cd----------------------------
Tuần 29
Tiết 58 Bài: TIẾN HOÁ VỀ SINH SẢN Ngày soạn:
Ngày dạy:
I. Mục tiêu:
+ Giáo viên giúp học sinh nêu được sự tiến hoá các hình thức sinh sản ở động vật từ đơn giản đến phức tạp. Thấy được sự hoàn chỉnh của hình thức sinh sản hữu tính
+ Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát so sánh, kỹ năng hoạt động nhóm
+ Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi truờng và động vật.
II. Đồ dùng dạy học.
GV:+ Chuẩn bị tranh vẽ sinh sản vô tính ở trùng roi và thuỷ tức, tranh về sự chăm sóc trứng và con
+ Kẻ bảng trang 180 vào bảng phụ
III.Tiến trình dạy học.
1.Kiểm tra bài củ: sử dụng câu hỏi cuối bài
2.Bài mới:
Nội dung 1: Sinh sản vô tính
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình thức sinh sản vô tính
+ Mục tiêu:
Học sinh nêu được khái niệm sinh sản vô tính và các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
+ Tiến hành hoạt động:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động độc lập cá nhân tham khảo thông tin phần I trang 179 SGK
GV: Đặt câu hỏi:
+Thế nào là sinh sản vô tính ?
GV:Có những hình thức sinh sản vô tính nào đã học trong giới động vật ?. Cho ví dụ ?
GV: giảng giải thêm
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
HS: Tham gia trả lời, . Yêu cầu học sinh nêu được:
+ Sinh sản vô tính: Không có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái
+ Phân đôi. Ví dụ: Amíp, trùng roi...
+ Sinh sản sinh dưỡng: mọc chồi và tái sinh. Ví dụ: Thuỷ tức, san hô...
HS: chú ý lắng nghe
+ Tiểu kết:
- Sinh sản vô tính: Không có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái
- Các hình thức sinh sản vô tính:
Sinh sản sinh dưỡng: mọc chồi và tái sinh
Phân đôi cơ thể
Nội dung 2: Sinh sản hữu tính
Hoạt động 2: Tìm hiểu hình thức sinh sản hữu tính
+Mục tiêu: Học sinh nêu được khái niệm sinh sản hữu tính và sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính thông qua các lớp động vật
+Tiến hành hoạt động:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động độc lập cá nhân tham khảo thông tin phần II trang 179 SGK, trả lời câu hỏi sau:
+ Thế nào là sinh sản hữu tính ?
GV: Yêu cầu học sinh học sinh hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
+ So sánh hình thức sinh sản vô tính và hữu tính ?
+ Hãy cho biết giun đất, giun đũa cá thể nào là lưỡng tính, phân tính và cá thể nào có hình thức thụ tinh ngoài, thụ tinh trong ?
GV: nhắc lại hình thức thức sinh sản hữu tính phân tính và lưỡng tính
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, tham khảo thông tin SGK, đại diện tham gia trả lời. Yêu cầu học sinh nêu được:
+ Sinh sản hữu tính: có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái
HS: Tiến hành thảo luận, đại diện nhóm tham gia trả lời câu hỏi các nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung. Yêu cầu học sinh nêu được:
+ Sinh sản vô tính không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và cái ngược với hình thức sinh sản hữu tính
+ Giun đất: lưỡng tính, thụ tinh ngoài
+ Giun đũa: phân tính, thụ tinh trong
HS: chú ý lắng nghe
+Tiểu kết:
Sinh sản hữu tính: có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái
Nội dung 3: Sự tiến hoá các hình thức sinh sản hữu tính
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự tiến hoá các hình thức sinh sản hữu tính
+Mục tiêu:
Học sinh nêu được sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính thông qua các lớp động vật
+Tiến hành hoạt động:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
GV: giảng giải: Trong quá trình phát triển của sinh vật tổ chức cơ thể ngày càng tiến hoá phức tạp.
GV: Yêu cầu học sinh tham khảo thông tin phần III trang 179 SGK và những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi sau:
+ Hình thức sinh sản hữu tính hoàn chỉnh dần qua các lớp động vật thể hiện như thế nào ?
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm hoàn thành thông tin bảng trang 180 SGK
HS: chú ý lắng nghe
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, đại diện tham gia trả lời. Yêu cầu học sinh nêu được:
+ Từ thụ tinh ngoài ® thụ tinh trong,
+ Đẻ trứng ® đẻ con
+ Phôi phát triển có biến thái ® trực tiếp không có nhau thai ® trực tiếp có nhau thai
+ Con non không được chăm sóc ® Con non được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ
HS: Tiến hành thảo luận, đại diện nhóm tham gia hoàn thành nội dung bảng, các nhóm khác theo dõi bổ sung chọn ý kiến đúng nhất. Yêu cầu học sinh nêu được như bảng sau:
Tên loài
Thụ tinh
Sinh sản
Phát triển phôi
Tập tính bảo vệ trứng
Tập tính nuôi con
Trai sông
Thụ tinh ngoài
Đẻ trứng
Biến thái
Không
Ấu trùng tự đi kiếm ăn
Châu chấu
Thụ tinh trong
Đẻ trứng
Biến thái
Không
Ấu trùng tự đi kiếm ăn
Ếch đồng
Thụ tinh ngoài
Đẻ trứng
Biến thái
Không
Ấu trùng tự đi kiếm ăn
Cá chép
Thụ tinh ngoài
Đẻ trứng
Trực tiếp
( không nhau thai)
Không
Con non tự đi kiếm ăn
Thằng lằn bóng
Thụ tinh trong
Đẻ trứng
Trực tiếp
( không nhau thai)
Không
Con non tự đi kiếm ăn
Chim bồ câu
Thụ tinh trong
Đẻ trứng
Trực tiếp
( không nhau thai)
Làm tổ ấp trứng
Nuôi con bằng sữa diều, mớm mồi
Thỏ
Thụ tinh trong
Đẻ con
Trực tiếp
( có nhau thai)
Đào hang, lót ổ
Nuôi con bằng sữa mẹ
GV: Dựa vào nội dung bảng vừa hoàn thành, hãy nêu lợi ích của sự thụ tinh trong, đẻ con, phôi phát triển trực tiếp không hoặc có nhau thai và các hình thức bảo vệ trứng, nuôi con ?
GV: Ý nghĩa sự tiến hoá các hình thức sinh sản hữu tính ?
HS: Tham gia trả lời. Yêu cầu học sinh nêu được:
+Thụ tinh trong trứng phát triển an toàn hơn và tỉ lệ trứng thụ tinh cao hơn.
+Đẻ con phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn
+Phôi phát triển trực tiếp không hoặc có nhau thai ® sự phát triển của phôi không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài
+ Các hình thức bảo vệ trứng, nuôi con nâng cao tỉ lệ sống sót của con non
HS: tham gia trả lời:
+ Sự tiến hoá các hình thức sinh sản hữu tính đảm bảo cho động vật đạt hiệu quả sinh học cao như: nâng cao tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ sống sót, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh ở động vật non.
+Tiểu kết:
Sự tiến hoá các hình thức sinh sản hữu tính:
- Từ thụ tinh ngoài ® thụ tinh trong
- Đẻ trứng ® đẻ con
- Phôi phát triển có biến thái ® trực tiếp không có nhau thai ® trực tiếp có nhau thai
- Con non không được chăm sóc ® Con non được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ
Sự tiến hoá các hình thức sinh sản hữu tính đảm bảo cho động vật đạt hiệu quả sinh học cao như: nâng cao tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ sống sót, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh ở động vật non.
VI. Kiểm tra đánh giá.
1.Hãy kể tên các hình thức sinh sản ở động vật và sự phân biệt các hình thức đó ?
2.Giải thích sự tiến hoá hình thức sinh sản hữu tính ? Cho ví dụ ?
V. Dặn dò.
1. Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi SGK
2. Đọc mục “Em có biết”
3. Vẽ hình 56.1; 56.2 SGK
4. Soạn bài mới theo các câu hỏi SGK và câu hỏi Ñ màu xanh
----------------------------cd----------------------------
Tuần 30: Ngày soạn:
Tiết 59: Bài CÂY PHÁT SINH ĐỘNG VẬT Ngày dạy:
I.Mục tiêu
+ Học sinh trình bày được ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh động vật
+ Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích
+ Giáo dục học sinh ý thức yêu thích môn học
II.Đồ dùng dạy học
GV: chuẩn bị tranh vẽ hình 56.1; 56.2; 56.3
III. Tiến trình dạy học.
1.Kiểm tra bài củ:
+ Giải thích sự tiến hoá về hình thức sinh sản hữu tính ? cho ví dụ ?
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1Tìm hiểu bằng chứng về các mối quan hệ giữa các nhóm động vật
+Mục tiêu:
Học sinh thấy được mối quan hệ giữa các nhóm động vật qua các di tích hoá thạch
+Tiến hành hoạt động:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
GV: Yêu cầu học sinh tham khảo thông tin phần I trang 182 SGK kết hợp quan sát hình vẽ 56.1; 56.2
GV: Treo tranh vẽ hình 56.2a, yêu cầu học sinh quan sát và thực hiện theo yêu cầu sau:
+ Gạch chân 1 nét những đặc điểm của lưỡng cư cổ giống cá vây cổ, gạch chân 2 nét những đặc điểm của lưỡng cư cổ giống lưỡng cư ngày nay.
GV: giảng giải thêm
GV: tiếp tục treo tranh vẽ hình 56.2b, yêu cầu học sinh gạch chân những đặc điểm của chim cổ giống với bò sát ngày nay
GV: Đặt câu hỏi:
+ Từ những thông tin vừa tìm hiểu được, những đặc điểm giống nhau và khác nhau đó nói lên điều gì về mối quan hệ họ hàng giữa lưỡng cư cổ và cá vây chân cổ, chim cổ và bò sát cổ ?
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
HS: Tham gia lên bảng thực hiện . Yêu cầu học sinh thực hiện được:
+ Lưỡng cư cổ giống cá vây cổ: có vảy, vây đuôi, nắp mang
+ Lưỡng cư cổ giống lưỡng cư ngày nay: có 4 chi, chi có 5 ngón
HS: chú ý lắng nghe
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, Yêu cầu học sinh thực hiện được:
+ Chim cổ giống với bò sát ngày nay: có răng, có vuốt, đuôi dài có nhiều đốt
HS: Tham gia trả lời, yêu cầu học sinh nêu được:
+ Cá vây chân cổ có thể là tổ tiên của lưỡng cư cổ, còn bò sát có thể là tổ tiên của chim cổ ® Nguồn gốc chung của giới động vật
+Tiểu kết:
- Di tích hóa thạch của các động vật cổ có nhiều đặc điểm giống động vật ngày nay
- Những loài động vật mới được hình thành có đặc điểm giống tổ tiên của chúng
Hoạt động 2 Tìm hiểu cây phát sinh giới động vật
+ Mục tiêu: Nêu được vị trí của các ngành động vật và mối quan hệ họ hàng của các ngành động vật
+ Tiến hành hoạt động:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV: Thông báo thông tin: Những cơ thể có tổ chức càng giống nhau phản ánh quan hệ nguồn gốc gần giống nhau
GV: Yêu cầu học sinh tiến hành hoạt động nhóm, đọc thông tin phần II trang 183 SGK, kết hợp quan sát hình vẽ 56.3 tìm các thông tin để trả lời câu hỏi sau:
+Ngành chân khớp có quan hệ họ hàng gần với ngành thân mềm hơn hay gần với động vật có xương sống hơn ?
+Ngành thân mềm có quan hệ họ hàng gần với ngành Ruột khoang hơn hay gần với ngành Giun đốt hơn ?
GV: giảng giải
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 56.3, hãy cho biết:
+Cây phát sinh động vật biểu thị điều gì?
+ Mức độ quan hệ họ hàng thể hiện trên cây phát sinh động vật như thế nào ?
GV: giảng giải ® chốt kiến thức
HS: chú ý lắng nghe
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, tiến hành thảo luận nhóm đại diện nhóm tham gia trả lời các nhómm khác theo dõi bổ sung. Yêu cầu học sinh nêu được:
+Ngành chân khớp có quan hệ họ hàng gần với ngành thân mềm hơn
HS: nêu được:
+Ngành thân mềm có quan hệ họ hàng gần với ngành Giun đốt hơn
HS: chú ý lắng nghe
+ Cây phát sinh động vật cho biết mức độ quan hệ họ hàng giữa các nhóm động vật
+ Trên cây phát sinh động vật nhóm động vật nào có vị trí gần nhau, cùng nguồn gốc thì có quan hệ họ hàng gần nhau hơn.
HS: chú ý lắng nghe
+Tiểu kết:
Cây phát sinh động vật phản ánh mức độ quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật
VI. Kiểm tra đánh giá.
1.Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật ?
2.Cá voi có có quan hệ họ hàng gần với Hươu sao hơn hay gần với Cá chép hơn ?
V. Dăn dò.
1. Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi SGK
2. Đọc mục “Em có biết”
3. Soạn bài mới theo các câu hỏi SGK và câu hỏi Ñ màu xanh
Chương 8 ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
Tuần 30:
Tiết 60: ĐA DẠNG SINH HỌC Ngày soạn:
Ngày dạy:
I.Mục tiêu.
+ Học sinh hiểu được sự đa dạng sinh học thể hiện ở số loài là do khả năng tích nghi cao của động vật với các điều kiện sống khác nhau.
+ Học sinh nêu được sự đa dạng về hình thái và tập tính của động vật ở những miền có khí hậu khắc nghiệt
+ Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích
+ Giáo dục học sinh ý thức yêu thích môn học
II.Đồ dùng dạy học
GV: + Chuẩn bị tranh vẽ phóng to hình 57.1; 57.2 SGK
+ Tư liệu thêm về động vật ở đới lạnh và đới nóng
III. Tiến trình dạy học.
1.Kiểm tra bài củ:
* Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh động vật
2.Bài mới
Các hoạt động:
Nội dung 1: Đa dạng sinh học
Hoạt động 1: Tìm hiểu đa dạng sinh học động vật
+Mục tiêu:
Học sinh biết được khái niệm đa dạng sinh học và môi trường sống phổ biến của đông vật
+Tiến hành hoạt động:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động độc lập cá nhân, tham khảo thông tin SGK trả lời câu hỏi sau:
+ Sự đa dạng sinh học thể hiện như thế nào ?
GV: tiếp tục đặt câu hỏi:
+Vì sao có sự đa dạng về loài ?
GV: giảng giải thêm
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, đại diện lớp tham gia trả lời, các học sinh khác theo dõi nhận xét và chọn ý kiến đúng nhất. Yêu cầu học sinh nêu được:
+Sự đa dạng sinh học thể hiện bằng số lượng loài.
HS: tham gia trả lời:
Sự đa dạng về loài là do khả năng thích nghi của động vật với nhiều môi trường sống khác nhau
HS: chú ý lắng nghe
+ Tiểu kết:
Sự đa dạng sinh học thể hiện bằng số lượng loài
Sự đa dạng về loài là do khả năng thích nghi của động vật với nhiều môi trường sống khác nhau
Nội dung 2: Đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng
Hoạt động 2: Tìm hiểu đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng
+ Mục tiêu:
Học sinh nêu được đặc điểm thích nghi đặc trưng của động vật với môi trường đới lạnh hoang mạc đới nóng
+ Tiến hành hoạt động:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm tham khảo thông tin phần I và II trang 185, 186 kết hợp quan sát hình vẽ 57.1; 57.2, thảo luận với nội dung sau:
+ Tìm những đặc điểm thích nghi với tập tính và cấu tạo của động vật đới lạnh và đới nóng ?
+ Giải thích vai trò đặc điểm thích nghi ?
GV: treo bảng phụ có nội dung bảng trang 187, yêu cầu các nhóm tham gia hoàn thành nội dung bảng:
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, tiến hành thảo luận nhóm
HS: tham gia trả lời các câu hỏi và lên bảng hoàn thành nội dung theo yêu cầu của giáo viên. Yêu cầu học sinh nêu được như bảng sau:
Môi trường đới lạnh
Môi trường hoang mạc đới nóng
Đặc điểm thích nghi
Giải thích vai trò đặc điểm thích nghi
Đặc điểm thích nghi
Giải thích vai trò đặc điểm thích nghi
Cấu tạo
Bộ lông dày
Giữ nhiệt cho cơ thể
Cấu tạo
Chân dài
Cơ thể ơ vị trí cao so với cát nóng
Lớp mỡ dưới da dày
Giữ nhiệt, dự trữ năng lượng
Thân cao, móng rộng, đệm thịt dày
Cơ thể ơ vị trí cao, không bị lún, chống nóng
Lông màu trắng ( mùa đông)
Lẫn với màu tuyết che mắt kẻ thù
Bướu mỡ lạc đà
Nơi dự trữ nước
Màu lông nhạt
Dễ lẫn trốn kẻ thù
Tập tính
Ngủ trong mùa đông hoặc di cư về mùa đông
Tiết kiệm năng lượng hoặc tránh rét
Tập tính
Mỗi bước nhảy cao, xa
Hạn chế tiếp xúc với cát nóng
Hoạt động ban ngày vào mùa hè
Thời tiết ấm áp hơn
Di chuyển bằng cách quăng mình
Hạn chế tiếp xúc với cát nóng
Hoạt động vào ban đêm
Tránh thời tiết nóng
Khả năng đi xa
Để tìm nước
Khả năng nhịn khát
Khí hậu khô, thời gian tìm nước lâu
Chui rúc sâu trong cát
Chống nóng
GV: giảng giải thêm
GV: Đặt câu hỏi:
+Em có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo và tập tính thích nghi của động vật đới lạnh và đới nóng ?
GV: giảng giải
GV: tiếp tục đặt câu hỏi:
+ Nhận xét về mức độ đa dạng của động vât ở 2 môi trường này ?
GV: giảng giải ® chốt kiến thức
HS: chú ý lắng nghe
HS: Dựa vào bảng thông tin vừa hoàn thành, tham gia trả lời câu hỏi. Yêu cầu học sinh nêu được:
+Đặc điểm cấu tạo và tập tính của động vật nhằm thích nghi được với những môi trường khắc nghiệt.
HS: chú ý lắng nghe
HS: tham gia trả lời:
+ Đa số động vật không sống được, chỉ có những động vật có cấu tạo đặc biệt mới thích nghi ® mức độ đa dạng thấp
+ Tiểu kết:
Sự đa dạng của các động vật ở những môi trường khắc nghiệt rất
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_56_62_truong_thi_dieu_hien.doc