Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 5+6 - Mào Thị Chiến

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình và trùng giày.

- HS thấy được sự phân hoá chức năng các bộ phận trong tế bào của trùng giày, đó là biểu hiện mầm mống của động vật đa bào.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập.

II. CHUẨN BỊ.

- Hình phóng to 5.1; 5.2; 5.3 trong SGK.

- Chuẩn bị tư liệu về động vật nguyên sinh.

- HS kẻ phiếu học tập vào vở.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

1. ổn định tổ chức lớp .

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 5+6 - Mào Thị Chiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/09/2012 Ngày dạy : 05/09/2012 TIẾT 5 – BÀI 5: TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh nắm được đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình và trùng giày. - HS thấy được sự phân hoá chức năng các bộ phận trong tế bào của trùng giày, đó là biểu hiện mầm mống của động vật đa bào. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp. - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập. II. CHUẨN BỊ. - Hình phóng to 5.1; 5.2; 5.3 trong SGK. - Chuẩn bị tư liệu về động vật nguyên sinh. - HS kẻ phiếu học tập vào vở. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. ổn định tổ chức lớp . 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động 1: Cấu tạo,Di chuyển,Dinh dưỡng,Sinh sản. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm và hoàn thành phiếu học tập. - GV quan sát hoạt động của các nhóm để hướng dẫn, đặc biệt là nhóm học yếu. - GV kẻ phiếu học tập lên bảng để HS chữa bài. - Yêu cầu các nhóm lên ghi câu trả lời vào phiếu trên bảng. - GV ghi ý kiến bổ sung của các nhóm vào bảng. - Dựa vào đâu để chọn những câu trả lời trên? - GV tìm hiểu số nhóm có câu trả lời đúng và chưa đúng (nếu còn ý kiến chưa thống nhất, GV phân tích cho HS chọn lại). - GV cho HS theo dõi phiếu kiến thức chuẩn. - Cá nhân tự đọc các thông tin £ SGK trang 20, 21. - Quan sát H 5.1; 5.2; 5.3 SGK trang 20; 21 ghi nhớ kiến thức. - Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. Yêu cầu nêu được: - Đại diện nhóm lên ghi câu trả lời, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung. - HS theo dõi phiếu chuẩn, tự sửa chữa nếu cần. Bài tập Tên động vật Đặc điểm Trùng biến hình Trùng giày 1 Cấu tạo Di chuyển - Gồm 1 tế bào có: + Chất nguyên sinh lỏng, nhân + Không bào tiêu hoá, không bào co bóp. - Nhờ chân giả (do chất nguyên sinh dồn về 1 phía). - Gồm 1 tế bào có: + Chất nguyên sinh lỏng, nhân lớn, nhân nhỏ. + 2 không bào co bóp, không bào tiêu hoá, rãnh miệng, hầu. + Lông bơi xung quanh cơ thể. - Nhờ lông bơi. 2 Dinh dưỡng - Tiêu hoá nội bào. - Bài tiết: chất thừa dồn đến không bào co bóp và thải ra ngoài ở mọi vị trí. - Thức ăn qua miệng tới hầu tới không bào tiêu hoá và biến đổi nhờ enzim. - Chất thải được đưa đến không bào co bóp và qua lỗ để thoát ra ngoài. 3 Sinh sản Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể. - Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang. - Hữu tính: bằng cách tiếp hợp. Kết luận: + Cấu tạo: cơ thể đơn bào + Di chuyển: nhờ bộ phận của cơ thể; lông bơi, chân giả. + Dinh dưỡng: nhờ không bào co bóp. + Sinh sản: vô tính, hữu tính. Hoạt động 2: Trùng biến hình và trùng đế giày - GV lưu ý giải thích 1 số vấn đề cho HS: - GV cho HS tiếp tục trao đổi: + Trình bày quá trình bắt mồi và tiêu hoá mồi của trùng biến hình. - Không bào co bóp ở trùng đế giày khác trùng biến hình như thế nào? - Số lượng nhân và vai trò của nhân? - Quá trình tiêu hoá ở trùng giày và trùng biến hình khác nhau ở điểm nào? - HS nêu được: + Trùng biến hình đơn giản + trùng đế giày phức tạp + Trùng đế giày: 1 nhân dinh dưỡng và 1 nhân sinh sản. + Trùng đế giày đã có Enzim để bíên đổi thức ăn. Két luận: (Nội dung phiếu học tập) Kết luận: + Không bào tiêu hoá ở động vật nguyên sinh hình thành khi lấy thức ăn vào cơ thể. + Trùng giày: tế bào mới chỉ có sự phân hoá đơn giản, tạm gọi là rãnh miệng và hầu chứ không giống như ở con cá, gà. + Sinh sản hữu tính ở trùng giày là hình thức tăng sức sống cho cơ thể và rất ít khi sinh sản hữu tính. 4, Củng cố: - So sánh cấu tạo của trùng biến hình và trùng đế giày? - Nêu cách di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hoá của trùng đế giày? 5, Dặn dò. - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Đọc mục “Em có biết” - Kẻ phiếu học tập vào vở bài tập. ................................................................................................................................... Ngày soạn: 01/09/2012 Ngày dạy : 06/09/2012 TIẾT 6 – BÀI 6: TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh nắm được đặc điểm cấu tạo của trùng sốt rét và trùng kiết lị phù hợp với lối sống kí sinh. - HS chỉ rõ được những tác hại do 2 loại trùng này gây ra và cách phòng chống bệnh sốt rét. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức qua kênh hình. - Kĩ năng phân tích, tổng hợp. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường và cơ thể. II. CHUẨN BỊ. - Tranh phóng to H 6.1; 6.2; 6.4 SGK. - HS kẻ phiếu học tập bảng 1 trang 24 “Tìm hiểu về bệnh sốt rét” vào vở. Phiếu học tập STT Tên động vật Đặc điểm Trùng kiết lị Trùng sốt rét 1 Cấu tạo 2 Dinh dưỡng 3 Phát triển III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. ổn định tổ chức lớp . 2. Kiểm tra bài cũ - Đặc điểm di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hoá và thải bã của trùng biến hình và trùng giày? 3. Bài mới Hoạt động 1: Trùng kiết lị và trùng sốt rét Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 6.1; 6.2; 6.3 SGK trang 23, 24. Hoàn thành phiếu học tập. - GV nên quan sát lớp và hướng dẫn các nhóm học yếu. - GV kẻ phiếu học tập lên bảng. - Yêu cầu các nhóm lên ghi kết quả vào phiếu học tập. - GV ghi ý kiến bổ sung lên bảng để các nhóm khác theo dõi. - GV cho HS quan sát phiếu mẫu kiến thức. - Cá nhân tự đọc thông tin và thu thập kiến thức. - Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu học tập. - Yêu cầu nêu được: + Cấu tạo: cơ thể tiêu giảm bộ phận di chuyển. + Dinh dưỡng: dùng chất dinh dưỡng của vật chủ. + Trong vòng đời; phát triển nhanh và phá huỷ cơ quan kí sinh. - Đại diện các nhóm ghi ý kiến vào từng đặc điểm của phiếu học tập. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Một vài HS đọc nội dung phiếu. Phiếu học tập: Đặc điểm của trùng kiết lỵ và trùng sốt rét STT Tên động vật Đặc điểm Trùng kiết lị Trùng sốt rét 1 Cấu tạo - Có chân giả ngắn - Không có không bào. - Không có cơ quan di chuyển. - Không có các không bào. 2 Dinh dưỡng - Thực hiện qua màng tế bào. - Nuốt hồng cầu. - Thực hiện qua màng tế bào. - Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu. 3 Phát triển - Trong môi trường, kết bào xác, khi vào ruột người chui ra khỏi bào xác và bám vào thành ruột. - Trong tuyến nước bọt của muỗi, khi vào máu người, chui vào hồng cầu sống và sinh sản phá huỷ hồng cầu. - GV cho HS làm nhanh bài tập mục s trang 23 SGk, so sánh trùng kiết lị và trùng biến hình. - GV lưu ý: trùng sốt rét không kết bào xác mà sống ở động vật trung gian. - Khả năng kết bào xác của trùng kiết lị có tác hại như thế nào? - GV cho HS làm bảng 1 trang 24. - GV cho HS quan sát bảng 1 chuẩn. - Yêu cầu: + Đặc điểm giống: có chân giả, kết bào xác. + Đặc diểm khác: chỉ ăn hồng cầu, có chân giả ngắn. - Cá nhân tự hoàn thành bảng 1. - Một vài HS chữa bài tập, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bảng 1: So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét Đặc điểm Động vật Kích thước (so với hồng cầu) Con đường truyền dịch bệnh Nơi kí sinh Tác hại Tên bệnh Trùng kiết lị To Đường tiêu hóa Ruột người Viêm loét ruột, mất hồng cầu. Kiết lị. Trùng sốt rét Nhỏ Qua muỗi Máu người Ruột và nước bọt của muỗi. - Phá huỷ hồng cầu. Sốt rét. - GV yêu cầu HS đọc lại nội dung bảng 1, kết hợp với hình 6.4 SGK. - Tại sao người bị sốt rét da tái xanh? - Tại sao người bị kiết lị đi ngoài ra máu? Liên hệ: Muốn phòng tránh bệnh kiết lị ta phải làm gì? - HS dựa vào kiến thức ở bảng 1 trả lời. Yêu cầu: + Do hồng cầu bị phá huỷ. + Thành ruột bị tổn thương. -Giữ vệ sinh ăn uống Kết luận: (Nội dung 2 bảng trên) Hoạt động 2: Bệnh sốt rét ở nước ta - GV yêu cầu HS đọc SGK kết hợp với thông tin thu thập được, trả lời câu hỏi: - Tình trạng bệnh sốt rét ở Việt Nam hiện này như thế nào? - Cách phòng tránh bệnh sốt rét trong cộng đồng? - GV hỏi: Tại sao người sống ở miền núi hay bị sốt rét? - GV thông báo chính sách của Nhà nước trong công tác phòng chống bệnh sốt rét: + Tuyên truyền ngủ có màn. + Phát thuốc chữa cho người bệnh. - Cá nhân đọc thông tin SGK và thông tin mục “ Em có biết” trang 24, trao đổi nhóm và hoàn thành câu trả lời. Yêu cầu: + Bệnh đã được đẩy lùi nhưng vẫn còn ở một số vùng miền núi. + Diệt muỗi và vệ sinh môi trường. HS lắng nghe. Kết luận: -Bệnh sốt rét ở nước ta đang dần dần được thanh toán. -Phòng bệnh:Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, diệt muỗi. 4, Củng cố: Gv hệ thống kiến thức 5, Dặn dò. - Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Tìm hiểu về bệnh do trùng gây ra.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_5_bai_5_trung_bien_hinh_va_trung.doc