Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 9: Đa dạng của ngành ruột khoang - Võ Thị Luyến

I. MỤC TIÊU

 - Hiểu được ruột khoang chủ yêú sống ở biển, rất đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể nhất là biển nhiệt đới

 - Nhận biết được cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống bơi lội tự do ở biển.

 - Giải thích được cấu tạo của hải quỳ và san hô, thích nghi với lối sống bám cố định ở biển.

 - Quan sát, so sánh.

 - Tiếp nhận thông tin qua kênh hình, kênh chữ.

II. CHUẨN BỊ

*GV: -Tranh hình trong SGK.

 - Sưu tầm tranh ảnh về sứa, san hô, hải quỳ.

* HS: - Kẻ phiếu học tập vào vở.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

* Kiểm tra: Phân biệt thành phần tế bào ở lớp ngoài và lớp trong thành cơ thể thuỷ tức và chức năng từng loại tế bào này ?

* Mở bài: Biển chính là cái nôi của ruột khoang vối khoảng 10 nghìn loài. Ruột khoang phân bố ơ hầu hết các vùng biển thế giới. Các đại diện thường gặp là: sứa, hải quỳ và san hô. Sự đa dạng thể hiện ở cấu tạo, lối sống tổ chức cơ thể và di chuyển.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 9: Đa dạng của ngành ruột khoang - Võ Thị Luyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Ngày soạn:17/9/09 Tiết 9 ĐA DạNG CủA NGàNH RUộT KHOANG nth; 19/9/09 I. Mục tiêu - Hiểu được ruột khoang chủ yêú sống ở biển, rất đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể nhất là biển nhiệt đới - Nhận biết được cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống bơi lội tự do ở biển. - Giải thích được cấu tạo của hải quỳ và san hô, thích nghi với lối sống bám cố định ở biển. - Quan sát, so sánh. - Tiếp nhận thông tin qua kênh hình, kênh chữ. II. Chuẩn bị *GV: -Tranh hình trong SGK. - Sưu tầm tranh ảnh về sứa, san hô, hải quỳ. * HS: - Kẻ phiếu học tập vào vở. III. TIếN TRìNH DạY HọC: * Kiểm tra: Phân biệt thành phần tế bào ở lớp ngoài và lớp trong thành cơ thể thuỷ tức và chức năng từng loại tế bào này ? * Mở bài: Biển chính là cái nôi của ruột khoang vối khoảng 10 nghìn loài. Ruột khoang phân bố ơ hầu hết các vùng biển thế giới. Các đại diện thường gặp là: sứa, hải quỳ và san hô. Sự đa dạng thể hiện ở cấu tạo, lối sống tổ chức cơ thể và di chuyển. * Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của sứa qua so sánh với thủy tức. + Mục tiêu: HS so sánh được đặc điểm của sứa với thủy tức. +Tiến hành hoạt động: HOạT ĐộNG CủA THầY HOạT ĐộNG CủA TRò - GV treo tranh H. 9.1, hướng dẫn HS quan sát về cấu tạo cơ thể của sứa. - GV hướng dẫn HS đánh dấu (x) vào bảng 1: So sánh cấu tạo của sứa và thuỷ tức - GV đi các bàn quan sát, kiểm tra. -GV tiếp tục cho HS thảo luận: + Nêu đặc điểm cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống tự do như thế nào? - GV nhận xét và khẳng định kiến thức: Đặc điểm cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống bơi lội tự do như: cơ thể hình chuông, miệng ở dưới, di chuyển bằng cách co bóp chuông, nhưng vẫn giữ các đặc điểm của ruột khoang như: Đối xứng toả tròn, tự vệ bằng tế bào gai - HS làm việc theo hướng dẫn của GV. - 2 - 4 HS đọc kết quả, HS khác nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận. - Đại diện lên trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. Tiểu kết: Cơ thể sứa hình dù thích nghi với lối sống bơi lội. * Hoạt động 2: Cấu tạo của hải qùi và san hô. * Mục tiêu: - HS nắm được cấu tạo của hải qùi và san hô. - So sánh san hô với sứa . +Tiến hành hoạt động: HOạT ĐộNG CủA THầY HOạT ĐộNG CủA TRò - GV treo tranh H.9.2; 9.3 cho HS quan sát để diễn đạt bằng lời về cấu tạo của hải qùi và san hô. - GV có thể bổ sung thêm: hải qùi và san hô đều thuộc lớp San hô, nhưng chỉ hải qùi sống đơn độc không có bộ xương đá vôi điển hình. Còn san hô sống thành tập đoàn và có bộ khung xương đá vôi điển hình. - GV tiếp tục hướng dẫn HS đánh dấu vào bảng 2 (so sánh san hô với sứa) + Nêu đặc điểm giống và khác nhau giữa san hô và sứa? - GV bổ sung: San hô và sứa tuy cùng là Ruột khoang, có đặc điểm đối xứng toả tròn và lối sống ăn thịt động vật khác, nhưng san hô có đời sống bám cố định và có bộ khung xương đá vôi nâng đỡ và sống thành tập đoàn. Cá thể này kiếm được thức ăn có thể nuôi được cá thể kia vì chúng có khoang ruột liên thông với nhau - HS làm theo yêu cầu của GV. - 2-3 HS trình bày, HS khác bổ sung. - HS làm theo yêu cầu của GV. - 2 - 3 HS căn cứ vào bảng 2, trả lời câu hỏi. Tiểu kết Cơ thể hải quỳ, san hô hình trụ, thich nghi với lối sống bám. riêng san hô còn phát triển khung xương bất động và có tổ chức cơ thể kiểu tập đoàn. * Kết luận chung: HS đọc kết luận chung SGK. IV. Kiểm tra đánh giá 1.Sự khỏc nhau của San hụ,thuỷ tức trong sinh sản vụ tớnh bằng cỏch mọc chồi? 2.Cành san hụ dựng trang trớ là bộ phận nào của cơ thể chỳng? V. Hướng dẫn học ở nhà - Trả lời các câu hỏi cuối bài vào vở bài tập và học thuộc. - Đọc mục: “ Em có biết?” - Tìm hiểu vai trò của ruột khoang. - Kẻ bảng tr. 42 SGK vào vở bài tập. ......................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_9_da_dang_cua_nganh_ruot_khoang.doc