Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 5, Tiết 9: Đa dạng của ngành ruột khoang - Trần Thị Hoàng Oanh

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Mô tả được tính phong phú, đa dạng của Ruột khoang (số lượng loài, hình thái cấu tạo, hoạt động sống và môi trường sống).

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.

- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của ngành Ruột khoang

II. Các kĩ năng sống cơ bản:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát hình ảnh để tìm hiểu sự đa dạng về số lượng loài, hình thái cấu tạo, hoạt động sống và môi trường sống.

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm.

- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm.

III. Phương pháp:

- Dạy học nhóm.

- Vấn đáp – tìm tòi.

- Trực quan.

IV. Phương tiện:

- Tranh vẽ: Sứa, san hô, hải quỳ.

- Bảng phụ Bảng 1, 2 SGK.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 5, Tiết 9: Đa dạng của ngành ruột khoang - Trần Thị Hoàng Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 Ngày soạn: 23/09/2012 Tiết 9: ĐA DẠNG CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Mô tả được tính phong phú, đa dạng của Ruột khoang (số lượng loài, hình thái cấu tạo, hoạt động sống và môi trường sống). 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp. - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức yêu thích môn học. - Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của ngành Ruột khoang II. Các kĩ năng sống cơ bản: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát hình ảnh để tìm hiểu sự đa dạng về số lượng loài, hình thái cấu tạo, hoạt động sống và môi trường sống. - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm. - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm. III. Phương pháp: - Dạy học nhóm. - Vấn đáp – tìm tòi. - Trực quan. IV. Phương tiện: - Tranh vẽ: Sứa, san hô, hải quỳ. - Bảng phụ Bảng 1, 2 SGK. V. Tiến trình: 1. ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Xác định trên mô hình cấu tạo trong và tên gọi các loại tế bào của thủy tức? - Nêu đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản của thủy tức 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu về sứa (13’) Mục tiêu: - Trình bày được hình dạng ngoài và cách di chuyển của sứa. - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, kết hợp quan sát H9.1, thảo luận nhóm hoàn thành Bảng: So sánh đặc điểm của Sứa và Thuỷ tức. GV chuẩn hoá bảng. - Từ Bảng, cho biết đặc điểm giống và khác nhau của sứa và thuỷ tức. - Đặc điểm cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống di chuyển tự do? * Củng cố: Gọi HS lên bảng dựa vào tranh và mô tả cấu tạo cơ thể của sứa. G nhận xét, hoàn thiện® kết luận. - Giới thiệu các loài sứagsự đa dạng - HS nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm hoàn thành bảng. Cử đại diện ghi kết quả vào bảng phụ. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Giống: Cơ thể có đối xứng toả tròn và có tế bào gai để tự vệ. Khác: Hình dạng cơ thể, vị trí miệng và khả năng di chuyển. - Cơ thể hình dù, miệng ở dưới, di chuyển bằng co bóp dù. - HS thực hiện. I. Sứa: - Cơ thể hình dù, cấu tạo thích nghi với lối sống bơi lội ở biển. - Di chuyển bằng co bóp dù, đẩy nước qua lỗ miệng và tiến về phía ngược lại. Hoạt động 2: Tìm hiểu về hải quỳ và san hô (20’) Mục tiêu: - Trình bày được hình thái cấu tạo, hoạt động sống và môi trường sống của hải quỳ và san hô. - Mô tả được tính phong phú, đa dạng của Ruột khoang. - Yêu cầu H nghiên cứu thông tin mục II, III, nêu cấu tạo của hải quỳ và san hô. - San hô có đặc điểm gì khác với hải quỳ? - GV giới thiệu thêm: San hô có màu sắc sặc sỡ: san hô đỏ, đen. San hô, hải quỳ đều là động vật ăn thịt. - HS hoàn thành Bảng 2: So sánh sứa, hải quỳ, san hô. GV chuẩn hoá bảng. * Em có nhận xét gì về ngành Ruột khoang? -Thực trạng các loài thuộc ngành Ruột khoang hiện nay. Theo dự đoán của các chuyên gia: đến năm 2030 hơn 50% các rặng san hô trên thế giới sẽ biến mất do các hoạt động khai thác và biến đổi khí hậu - Dựa vào thông tin SGK, cần nêu được: Hải quỳ: cơ thể hình trụ, gồm miệng, quanh miệng có nhiều tua miệng, thân và đế bám. San hô: cơ thể hình trụ, sống thành tập đoàn. Cơ thể gồm miệng, tua miệng, thân. - Khi sinh sản mọc chồi, cơ thể con dính với cơ thể mẹ, khoang ruột thông nhau. Cơ thể hình thành khung xương đá vôi. - Cá nhân H hoàn thành Bảng. Ghi kết quả vào bảng phụ. - Ngành Ruột khoang rất phong phú, đa dạng. II. Hải quỳ: - Sống đơn độc, bám vào bờ đá. Có nhiều tua miệng, màu sắc sặc sỡ. III. San hô: - Sống bám. -Sinh sản bằng cách mọc chồi. Cơ thể con dính vào cơ thể mẹ tạo thành khung xương bất động chung cho cả tập đoàn. Þ Ruột khoang rất đa dạng và phong phú. 4. Củng cố: (4’) - Đọc ghi nhớ. - Trả lời câu hỏi SGK. 5. HDVN: (2’) - Học bài. - Đọc mục “ Em có biết” - Chuẩn bị bài mới: Đặc điểm chung và vai trò của Ruột khoang Kẻ Bảng: Đặc điểm chung của một số đại diện Ruột khoang vào vở. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_5_tiet_9_da_dang_cua_nganh_ruot.doc