Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 11 - Huỳnh Thị Cẩm Nhung

1.Mục tiêu:

1.1.Kiến thức:

-HĐ2: HS biết cách mổ mực và xác định cấu tạo trong của mực qua mẫu sống.

-HĐ3: HS hiểu và viết được bài thu hoạch

1.2.Kỹ năng:

- HĐ2: HS thực hiện được kỹ năng: Mổ mực. QS hình, mẫu vật, hợp tác nhóm. Quản lí thời gian đảm nhận trách nhiệm được phân công.

- HĐ3: HS thực hiện thành thạo kỹ năng: Tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK,

1.3.Thái độ:

- HĐ2: Thói quen: Ý thức bảo vệ động vật thân mềm (GDMT)

- HĐ3: Tính cách: Hiện nay con người rất chú ý khai thác nuôi ngao, trai nước ngọt . mang lại hiệu quả kinh tế cao(GDHN)

2. Nội dung học tập:

 - Cấu tạo trong của mực

 - Thu hoạch

3. Chuẩn bị

3.1.GV: Bộ đồ mổ, khay nhựa, kính lúp, tranh mực

3.2.HS: Mỗi nhóm 1 con mực còn tươi

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 11 - Huỳnh Thị Cẩm Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11-Tiết PPCT: 21 THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ THÂN MỀM (TT) ND: 29/10 1.Mục tiêu: 1.1.Kiến thức: -HĐ2: HS biết cách mổ mực và xác định cấu tạo trong của mực qua mẫu sống. -HĐ3: HS hiểu và viết được bài thu hoạch 1.2.Kỹ năng: - HĐ2: HS thực hiện được kỹ năng: Mổ mực. QS hình, mẫu vật, hợp tác nhóm. Quản lí thời gian đảm nhận trách nhiệm được phân công. - HĐ3: HS thực hiện thành thạo kỹ năng: Tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, 1.3.Thái độ: - HĐ2: Thói quen: Ý thức bảo vệ động vật thân mềm (GDMT) - HĐ3: Tính cách: Hiện nay con người rất chú ý khai thác nuôi ngao, trai nước ngọt .. mang lại hiệu quả kinh tế cao(GDHN) 2. Nội dung học tập: - Cấu tạo trong của mực - Thu hoạch 3. Chuẩn bị 3.1.GV: Bộ đồ mổ, khay nhựa, kính lúp, tranh mực 3.2.HS: Mỗi nhóm 1 con mực còn tươi 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 7A1; 7A2 7A3; 7A4 4.2. Kiểm tra miệng: Nêu các bộ phận bên ngoài của mực, ốc sên, trai (treo tranh câm cho HSG)? Cho biết 1 số cơ quan bên trong của mực? (10đ) TL:-Trai: chân trai, khoang áo, tấm mang, ống hút, ống thoát, cơ khép vỏ -Ốc sên: tua đầu, mắt, lỗ miệng, tua miệng, chân, lỗ thở -Mực: 2 tua dài, 8 tua ngắn, mắt, đầu, thân, vây bơi, giác bám. -Bạch tuộc: giống mực nhưng chỉ có 8 tua, mai lưng tiêu giảm. *Áo, mang, khuy cài áo, phễu phụt nước 4.3.Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC *HĐ1: (3 phút) Vào bài: Chúng ta đã TH về cấu tạo của thân mềm, đề cặp đến nhiều đại diện khác nhau của thân mềm. Để minh họa và bổ trợ cho các đại diện ấy ta tìm hiểu TH cấu tạo trong của mực *HĐ2: (20 phút) Quan sát cấu tạo trong của mực MT: HS biết cách mổ mực và xác định cấu tạo trong của mực qua mẫu sống. Tiến hành: -GV: Hướng dẫn HS cách mổ mực, sau đó cho HS QS mẫu mổ sẵn cấu tạo trong của mực, đối chiếu mẫu mổ với tranh để nhận biết các cơ quan *HS: TLN thực hiện QS mẫu mổ mực -GV: Hướng dẫn HS QS từng bộ phận bên trong của mực rồi yêu cầu HS điền số vào thích hình 20.6 *HS: KL cấu tạo trong của mực *HĐ3: (12 phút) Thu hoạch: MT: HS hiểu và viết được bài thu hoạch Tiến hành: - GV: Yêu cầu HS hoàn thành bài thu hoạch SGK/70 *HS: Đặc điểm Đại diện cần quan sát Ốc Trai Mực Số lớp cấu tạo vỏ 3 3 1đá vôi Số chân (hay tua) 1 1 2D + 8N Số mắt 2 0 2 Có giác bám 0 0 Nhiều Có lông trên tua miệng 0 Nhiều 0 Dạ dày,ruột, gan, túi mực 0 0 có I. Quan sát cấu tạo trong của mực: -Áo, mang, khuy cài áo, tua dài, miệng, tua ngắn, phễu phụt nước, hậu môn, tuyến sinh dục II. Thu hoạch -Viết thu hoạch 4.4 Tổng kết: - Nhận xét tinh thần, thái độ của các nhóm trong giờ thực hành - Kêt quả bài thu hoạch sẽ lấy kết quả tường trình của cá nhân - GV nhận xét giờ thực hành của các nhóm, tuyên dương nhóm làm tốt và phê bình nhóm làm chưa tốt. Cho các nhóm dọn vệ sinh lớp. 4.5. Hướng dẫn học tập: *Đối với bài học này: -Tập xác định cấu tạo trong của mực, ốc sên *Đối với bài học tiếp theo: -Soạn bài “Đặc điểm chung và vai trò thân mềm”, cho biết nơi sống, tập tính, đặc điểm chung của thân mềm? 5. Phụ lục: Tuần: 11-Tiết PPCT: 22 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH THÂN MỀM ND: 1/11 1.Mục tiêu: 1.1.Kiến thức: - HĐ2: HS biết được tính đa dạng của ngành thân mềm qua các đại diện khác của ngành như: ốc sên, hến, vẹm, ốc nhồi, đặc điểm chung của ngành thân mềm. - HĐ3: HS hiểu được vai trò cơ bản của ngành thân mềm đối với con người. 1.2.Kỹ năng: -HĐ2: HS thực hiện được kỹ năng: tìm kiếm 1 số mẫu vật thân mềm -HĐ3: HS thực hiện thành thạo kỹ năng: Tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, QS hình để tìm hiểu cấu tạo, hoạt động sống của 1 số đại diện ngành thân mềm. Hợp tác, lắng nghe tích cực, tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm. 1.3.Thái độ: -HĐ2: Thói quen: Ý thức bảo vệ nguồn lợi thân mềm (GDMT) -HĐ3: Tính cách: GDHN: Ngành thân mềm đóng góp đáng kể trong ngành khai thác và chế biến thủy hải sản ở nước ta, làm thức ăn trong chăn nuôi. Bên cạnh đó 1 số loài ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp (ốc sên, ốc bươu vàng..) GDTKNL&HQ:Ý thức bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn năng lượng thủy triều. 2. Nội dung học tập: -Đặc điểm chung thân mềm -Vai trò của thân mềm 3. Chuẩn bị 3.1.GV: Tranh hình 21SGK/71. Bảng phụ: bảng 1 SGK/72 3.2.HS: Soạn nội dung bảng 1, 2 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 7A1; 7A2 7A3; 7A4 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1: Kể tên các bộ phận bên trong của mực? Cho biết môi trường sống của thân mềm? (10đ) TL: -Áo, mang, khuy cài áo, tua dài, miệng, tua ngắn, phễu phụt nước, hậu môn, tuyến sinh dục. * Môi trường sống của thân mềm: trên cạn, dưới nước, 1 số chui rúc Câu 2: Kể tên 1 số loài thân mềm và cho biết ý nghĩa kinh tế của chúng? (HSG) (10đ) - Các loài ốc, trai, sò, ngao - Sò huyết, ngao, hầu ,vẹm * Ý nghĩa: Tham gia quá trình lọc nước. Là nguồn thức ăn giàu đạm. Vỏ vôi dày được dùng để nung vôi. Vỏ xà cừ dùng chế tạo các mặt hàng mỹ nghệ... 4.3.Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học *HĐ1: (2 phút)Vào bài: -GV: Ngành thân mềm có số loài rất lớn, chúng có cấu tạo và lối sống phong phú. Bài học hôm nay, chúng ta tìm hiểu đặc điểm và vai trò của thân mềm. Vào bài *HĐ2: (16 phút) Tìm hiểu đặc điểm chung: MT: HS biết được tính đa dạng của ngành thân mềm qua các đại diện khác của ngành như: ốc sên, hến, vẹm, ốc nhồi, đặc điểm chung của ngành thân mềm. Tiến hành: ? Kể tên 1 số thân mềm? *HS: Các loài ốc, trai, sò, ngao. Sò huyết, ngao, hầu,vẹm -GV: Yêu cầu HS đọc TT QS H 21, lên bảng điền chú thích vào hình *HS: 1.chân, 2.vỏ, 3.ống tiêu hóa, 4.khoang áo, 5.đầu. ? Em có nhận xét gì về kích thước, môi trường sống và tập tính của thân mềm? *HS: KT đa dạng, có loài nhỏ chỉ vài chục gam, có loài lớn cả tấn (bạch tuộc ở Đại Tây Dương) MT sống: ao, hồ, sông, suối, biển, ở cạn TT: vùi lấp, bò chậm chạm, hoặc di chuyển với tốc độ nhanh -GV: Tuy chúng thích nghi rộng nhưng cơ thể vẫn có chung đặc điểm, hướng dẫn HS TLN hoàn thành bảng ĐĐ ĐD Nơi sống Lối sống Kiểu vỏ đá vôi Đặc điểm cơ thể khoang áo phát triển Thân mềm không phân đốt phân đốt Trai sông nước ngọt Vùi lấp 2 mảnh x x x Sò ở biển Vùi lấp 2 mảnh x x x Ốc sên ở cạn Bò chậm 1 vỏ xoắn ốc x x x Ốc vặn nước ngọt bò chậm 1 vỏ xoắn x x x Mực ở biển Bơi nhanh Vỏ tiêu giảm x x x *HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, KL: dựa vào bảng rút ra đặc điểm chung của thân mềm (thân, cấu tạo vỏ, hệ tiêu hóa, cơ quan di chuyển..) -GVMR: Tua dài, tua ngắn ở mực chính là sự phân hóa và phát triển chân mực thích nghi di chuyển tích cực *HĐ3: ( 17 phút) Vai trò của Thân mềm MT: HS hiểu được vai trò cơ bản của ngành thân mềm đối với con người Tiến hành: - GV: Yêu cầu HS tự đọc TT, + kiến thức hiểu biết TLN hoàn thành BT bảng 2 *HS: Tên đại diện 1/ ốc gạo, ốc bươu, sò, mực, hến 2/ ốc gạo, chem chép 3/ Trai, ốc lợi bông.. 4/ vỏ ốc, vỏ trai, vỏ xà cừ.. 5/ Trai, sò, vẹm, hàu 6/ ốc sên, ốc bươu vàng, ốc rạ.. 7/ ốc ao, ốc tai, ốc đỉa, ốc gạo 8/ mực, sò, bào ngư, sò huyết.. 9/ nghêu, vẹm, ốc, trai *HS: KL *GDMT: ? Ngoài lợi ích trên, thân mềm còn có lợi gì? *HS: Thân mềm có vai trò quan trọng đối với tự nhiên (phân hủy thức ăn, là mắt xích trong chuỗi thức); đời sống con người (làm thực phẩm, làm sạch môi trường nước)à chúng ta bảo vệ chúng * GDTKNL và HQ Ngành thân mềm có vai trò làm sạch môi trường nước, có giá trị về mặt địa chất. Chúng ta bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn năng lượng thủy triều ? Bên cạnh mặt lợi đó, thân mềm có hại gì? (HSG) *HS: Hà biển, hà sông đục thuyền, các công trình xây dựng bằng gỗ. Ốc trần, ốc sên phá hại cây trồng, ốc tai, ốc đĩa là vật trung gian truyền bệnh *GDHN: Ngành thân mềm đóng góp đáng kể trong ngành khai thác và chế biến thủy hải sản ở nước ta, làm thức ăn trong chăn nuôi. Bên cạnh đó 1 số loài ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp (ốc sên, ốc bươu vàng...) I.Đặc điểm chung: -Thân mềm: đa dạng về kích thước, tập tính, môi trường sống *Đặc điểm chung: - Thân mềm không phân đốt -Có vỏ đá vôi, có khoang áo phát triển - Hệ tiêu hóa phân hóa - Cơ quan di chuyển thường đơn giản. - Riêng mực, bạch tuộc, thích hợp với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển II. Vai trò của thân mềm * Lợi ích -Cung cấp thực phẩm cho người: mực, sò ốc... -Cung cấp thức ăn cho động vật: vỏ sò, vỏ ốc xay làm thức ăn cho cá.. -Làm đồ mỹ nghệ, trang trí: xà cừ, ngọc trai, vỏ ốc, vỏ sò... -Làm sạch môi trường nước: trai, vẹm.. -Có giá trị xuất khẩu, có giá trị về mặt địa chất: nghêu, vẹm, sò, mực... -Làm dược liệu ( vỏ bào ngư, mai mực), làm thuốc vẻ (mực) * Tác hại: - Gây hại cho cây trồng ( ốc bưu vàng), gây thiệt hại cho nghề đi biển (hà biển), là vật trung gian truyền bệnh cho người và gia súc. 4.4 .Tổng kết Câu 1: Ý nghĩa thực tiễn của thân mềm? TL: -Các thân mềm có nhiều chất canxi như nghêu, sò.dùng để nung vôi. -Vỏ thân mềm có lớp xà cừ dày được dùng làm đồ trang sức, mỹ nghệ -Vỏ bào ngư, mai mực dùng làm dược liệu. Câu 2: Cho biết đặc điểm chung của thân mềm? TL: Thân mềm không phân đốt. Có vỏ đá vôi, có khoang áo phát triển. Hệ tiêu hóa phân hóa. Cơ quan di chuyển thường đơn giản. Riêng mực, bạch tuộc, thích hợp với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển. Câu 3: Kể tên và nêu tác hại của 1 số thân mềm? (HSG) TL: Hà biển, hà sông đục thuyền, các công trình xây dựng bằng gỗ Ốc trần, ốc sên phá hoại cây trồng Ốc tai, ốc đĩa.. là vật chủ trung gian của nhiều loài giun sán kí sinh gây bệnh cho người và gia súc 4.5. Hướng dẫn học tập: *Đối với bài học này: - Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK/73. Đọc mục “ em có biết” *Đối với bài học tiết tiếp theo - Nghiên cứu bài 23. Chuẩn bị theo nhóm: Mỗi nhóm 1 con tôm sống và tôm chín. 5. Phụ lục

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_11_huynh_thi_cam_nhung.doc