Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 12, Tiết 23: Thực hành quan sát tôm sông - Trần Thị Hoàng Oanh

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được đặc điểm của ngành Chân khớp.

- Nêu được khái niệm về lớp Giáp xác.

- Quan sát được cấu tạo ngoài và các hoạt động sống của tôm sông thích nghi với đời sống trong môi trường nước.

- Giải thích được cách di chuyển, sinh sản, dinh dưỡng của tôm sông.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, quan sát, tổng hợp.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.

II. Các kĩ năng sống cơ bản:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh hình, mẩu vật thật để tìm hiểu cấu tạo ngoài

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm .

III. Phương pháp:

- Dạy học nhóm.

- Trực quan

IV. Phương tiện:

- Tranh vẽ cấu tạo ngoài của tôm sông.

- Bảng phụ ghi nội dung Bảng 1.

- Băng hình về tập tính của tôm sông

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 126 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 12, Tiết 23: Thực hành quan sát tôm sông - Trần Thị Hoàng Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12 Ngày soạn: 11/11/2012 Chương V: NGÀNH CHÂN KHỚP LỚP GIÁP XÁC Tiết 23: Thực hành: QUAN SÁT TÔM SÔNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được đặc điểm của ngành Chân khớp. - Nêu được khái niệm về lớp Giáp xác. - Quan sát được cấu tạo ngoài và các hoạt động sống của tôm sông thích nghi với đời sống trong môi trường nước. - Giải thích được cách di chuyển, sinh sản, dinh dưỡng của tôm sông. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, quan sát, tổng hợp. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức yêu thích môn học.. II. Các kĩ năng sống cơ bản: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh hình, mẩu vật thật để tìm hiểu cấu tạo ngoài - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm . III. Phương pháp: - Dạy học nhóm. - Trực quan IV. Phương tiện: - Tranh vẽ cấu tạo ngoài của tôm sông. - Bảng phụ ghi nội dung Bảng 1. - Băng hình về tập tính của tôm sông V. Tiến trình: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Nêu đặc điểm chung của ngành Thân mềm? - Vai trò của Thân mềm đối với đời sống con người? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Quan sát cấu tạo ngoài và các hoạt động sống của tôm sông (18’) Mục tiêu: - Quan sát được cấu tạo ngoài và các hoạt động sống của tôm sông thích nghi với đời sống trong môi trường nước. - Quan sát trên băng hình và làm phiếu học tập: 1. Cơ thể tôm gồm mấy phần? 2. Vỏ tôm cấu tạo như thế nào? 3. Nhiệm vụ của vỏ cơ thể? 4. Nhận xét màu sắc của vỏ? Khi nào vỏ tôm có màu hồng? 5. Hoàn thành Bảng chức năng chính các phần phụ của tôm. 6/ Tôm có những hình thức di chuyển nào? 7/ Hình thức nào thể hiện bản năng tự vệ của tôm? 8/ Tôm hoạt động vào thời gian nào trong ngày? 9/ Tôm ăn gì? 10/ Dùng thính để câu hay cất vó tôm là dựa vào đặc điểm nào của tôm? 11/ Tôm hô hấp bằng gì? 12/ Tôm là động vật phân tính. Con đực và con cái phân biệt nhau như thế nào? 13/ Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa gì? 14/ Tại sao trong quá trình lớn lên ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần? - Xem băng hình và làm phiếu học tập I. Mục tiêu: - Quan sát được cấu tạo ngoài và các hoạt động sống của tôm sông - Củng cố kĩ năng thực hành II. Chuẩn bị: - Băng hình về cấu tạo và tập tính của tôm sông - Giấy A4 + bút màu - Mẫu vật: tôm sông III. Thực hành: Hoạt động 2: Thu hoạch (15’) Mục tiêu: - Trình bày được cấu tạo ngoài của tôm sông qua bản đồ tư duy - Yêu cầu H dựa trên kết quả quan sát và phiếu học tập, hoàn thành bản đồ tư duy về cấu tạo ngoài và hoạt động sống của tôm sông IV. Thu hoạch: Một nhóm (2HS) vẽ bản đồ tư duy về cấu tạo ngoài và hoạt động sống của tôm sông 4. Củng cố: (4’) - Tổng kết và chỉnh sửa phiếu học tập 5. HDVN: (2’) - Chuẩn bị mẫu vật: tôm sông Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_12_tiet_23_thuc_hanh_quan_sat_to.doc