Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 13, Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện - Nguyễn Đình Yên

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:

1. Kiến thức :

 - Nêu được khái niệm các đặc tính về hình thái ( cơ thể phân thành 3 phần rõ rệt và có 4 đôi chân) và hoạt động của lớp Hình nhện.

- Trình bày được chi tiết cấu tạo và hoạt động của đại diện lớp Hình nhện ( nhện ). Nêu được một số tập tính của lớp Hình nhện .

- Trình bày được sự đa dạng của lớp Hình nhện, nhận biết thêm một số đại diện khác của lớp Hình nhện như : bò cạp, cái ghẻ, ve bò.

- Nêu được ý nghĩa thực tiễn của lớp Hình nhện đối với tự nhiên và con người. Một số căn bệnh do lớp Hình nhện gây ra ở người.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát các bộ phận của nhện.

- Rèn kỹ năng phân tích tìm hiểu tập tính chăng lưới và bắt mồi của nhện và thảo luận nhóm.

3. Thái độ:

- Biết cách phòng trừ bệnh tật do lớp Hình nhện gây ra.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

Hình 25.1  25.5 SGK phóng to; bảng phụ; phiếu học tập.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 13, Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Ngày soạn : 22/11/2012 Ngày giảng :24/11/2012 LÔÙP HÌNH NHEÄN Baøi 25: Nheän Vaø Söï Ña Daïng Cuûa Lôùp Hình Nheän. I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải: 1. Kiến thức : - Nêu được khái niệm các đặc tính về hình thái ( cơ thể phân thành 3 phần rõ rệt và có 4 đôi chân) và hoạt động của lớp Hình nhện. - Trình bày được chi tiết cấu tạo và hoạt động của đại diện lớp Hình nhện ( nhện ). Nêu được một số tập tính của lớp Hình nhện . - Trình bày được sự đa dạng của lớp Hình nhện, nhận biết thêm một số đại diện khác của lớp Hình nhện như : bò cạp, cái ghẻ, ve bò. - Nêu được ý nghĩa thực tiễn của lớp Hình nhện đối với tự nhiên và con người. Một số căn bệnh do lớp Hình nhện gây ra ở người. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát các bộ phận của nhện. - Rèn kỹ năng phân tích tìm hiểu tập tính chăng lưới và bắt mồi của nhện và thảo luận nhóm. 3. Thái độ: - Biết cách phòng trừ bệnh tật do lớp Hình nhện gây ra. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Hình 25.1 à 25.5 SGK phóng to; bảng phụ; phiếu học tập. 2. Học sinh: Bài cũ , bài mới . III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: * Nêu các đặc điểm riêng của một số loài Giáp xác điển hình để chứng minh lớp Giáp xác đa dạng và phong phú? * Nêu vai trò của Giáp xác trong tự nhiên và đối với việc cung cấp thực phẩm cho con người? 3. Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Nhện. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV treo hình 25.1 SGK, yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập và trả lời câu hỏi: Trình bày cấu tạo của nhện phù hợp với chức năng? - GV treo đáp án phiếu học tập, nhận xét, bổ sung và hoàn thiện - GV treo hình 25.2 SGK và bảng phụ, yêu cầu HS quan sát, hoàn thành bài tập ở bảng phụ. - GV nhận xét, hoàn thiện. - GV yêu cầu HS rút ra một số tập tính của nhện đại diện cho lớp Hình nhện. * GV mở rộng: Ở nhện cái còn có tập tính ôm trứng. Ýnghĩa của tập tính ôm trứng là gì? - GV nhận xét và chốt. - HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập và trả lời: ( dựa vào phiếu học tập ) - Cử đại diện trả lời. - Toàn lớp thống nhất. - HS quan sát và thực hiện: a. Chăng lưới: 4; 2; 1; 3. b. Bắt mồi: 4; 2; 3; 1. - HS trả lời: Một số tập tính của nhện đại diện cho lớp Hình nhện: Chăng lưới và bắt mồi. - HS lắng nghe và xác định: Tập tính ôm trứng nhằm bảo vệ trứng khỏi kẻ thù. - Toàn lớp thống nhất. Tiểu kết: - Cấu tạo: ( Đáp án phiếu học tập) Các phần cơ thể Các bộ phận quan sát được Chức năng Phần đầu Đôi kìm có tuyến độc. Bắt mồi và tự vệ. Đôi chân xúc giác phủ đầy lông. Cảm giác về khứu giác và xúc giác. Phần ngực 4 đôi chân bò. Di chuyển và chăng lưới. Phần bụng Đôi khe thở. Hô hấp. Một lỗ sinh dục. Sinh sản. Các núm tuyến tơ. Sinh ra tơ nhện. - Tập tính của nhện: + Chăng lưới. + Bắt mồi. + Ôm trứng ( nhện cái ). Hoạt động 2: Sự đa dạng của lớp Hình nhện. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - - GV treo hình 25.3; 25.4; 25.5 SGK, yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK và cho biết: + Một số đại diện khác của lớp Hình nhện? + Lớp Hình nhện có đa dạng và phong phú không? Vì sao? - GV nhận xét và chốt. - HS quan sát, đọc thông tin SGK và thực hiện: + Một số đại diện khác: Bò cạp : Sống ở nơi khô ráo, kín đáo. Hoạt động về đêm. Cơ thể dài, phân đốt. Chân khỏe, cuối đuôi có nọc độc. Dùng làm vật trang trí và thực phẩm. Cái ghẻ: Kí sinh trên da người, gây bệnh ghẻ. Ve bò: Kí sinh trên lông và da của gia súc. + Lớp Hình nhện rất đa dạng và phong phú: Chúng đa dạng về số loài: ( 36.000 loài ). Chúng đa dạng về kích thước cơ thể. ( 0,1 mm – 17 cm) Chúng đa dạng về môi trường sống. ( Sống trên đất và trên cạn, một số sống kí sinh, một số ít chuyển lại đời sống ở nước.) - Toàn lớp thống nhất. Tiểu kết: - Lớp Hình nhện rất đa dạng và phong phú: Chúng đa dạng về số loài: ( 36.000 loài ). Chúng đa dạng về kích thước cơ thể ( 0,1 mm – 17 cm) Chúng đa dạng về môi trường sống. ( Sống trên đất và trên cạn, một số sống kí sinh, một số ít chuyển lại đời sống ở nước.) - Một số đại diện khác như: Bò cạp, cái ghẻ, ve bò. Hoạt động 3: Lớp Hình nhện. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV yêu cầu HS rút ra đặc điểm của lớp Hình nhện. ( Dựa vào đặc tính hình thái và hoạt động của chúng) - GV nhận xét và chốt. - HS thực hiện: Lớp hình nhện sống trong đất và trên cạn, một số sống kí sinh, một số ít chuyển lại đời sống ở nước. Cơ thể có 2 phần: Đầu ngực và bụng. Hình nhện có 6 đôi phần phụ đầu ngực : kìm, chân xúc giác và 4 đôi chân bò. - Toàn lớp thống nhất. Tiểu kết: Lớp hình nhện sống trong đất và trên cạn, một số sống kí sinh, một số ít chuyển lại đời sống ở nước. Cơ thể có 2 phần: Đầu ngực và bụng. Hình nhện có 6 đôi phần phụ đầu ngực : kìm, chân xúc giác và 4 đôi chân bò. Hoạt động 4: Vai trò của lớp Hình nhện. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc thông tin SGK và trả lời các câu hỏi: + Vai trò của lớp Hình nhện đối với tự nhiên và đối với con người?. + Chúng ta phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng và phong phú của các loài động vật thuộc lớp Hình nhện? - GV nhận xét và chốt. - HS thảo luận nhóm, đọc thông tin SGK và trả lời các câu hỏi: Lợi ích: + Đối với tự nhiên: Tiêu diệt các loài sinh vật có hại. + Đối với con người: Làm thực phẩm. Làm đồ trang trí. Tiêu diệt các loài sinh vật có hại cho ngành nông nghiệp. Tác hại: Kí sinh trên động vật, thực vật và con người. + Bảo vệ các loài sinh vật có ích. Tuyên truyền cho mọi người biết vai trò của chúng để cùng nhau bảo vệ. Tiêu diệt các loài có hại. - Toàn lớp thống nhất. Tiểu kết: Vai trò của lớp Hình nhện: Lợi ích: + Đối với tự nhiên: Tiêu diệt các loài sinh vật có hại. + Đối với con người: Làm thực phẩm. Làm đồ trang trí. Tiêu diệt các loài sinh vật có hại cho ngành nông nghiệp. Tác hại: Kí sinh trên động vật, thực vật và con người. IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 1. Củng cố - Đánh giá: * GV yêu cầu HS xác định cấu tạo của nhện trên tranh câm? * Ý nghĩa thực tiễn của lớp Hình nhện đối với tự nhiên và con người? Lấy một số ví dụ về các căn bệnh do lớp Hình nhện gây ra ở người. Trình bày được chi tiết cấu tạo và hoạt động của đại diện lớp Hình nhện ( nhện ). Kể tên một số tập tính của lớp Hình nhện . 2. Nhận xét – Dặn dò: Nhận xét tình hình học tập của lớp. Dặn dò: Học bài, trả lời các câu hỏi SGK. Đọc phần “ Em có biết”. Chuẩn bị bài mới: “Châu chấu”

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_13_bai_25_nhen_va_su_da_dang_cua.doc