Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 14, Tiết 27: Châu chấu - Nguyễn Đình Yên

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:

1. Kiến thức :

 - Nêu được khái niệm về lớp Sâu bọ thuộc ngành Chân khớp.

- Trình bày được chi tiết cấu tạo và hoạt động của đại diện lớp Sâu bọ ( Châu chấu ). Nêu được các hoạt động của chúng.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát các bộ phận của Châu chấu.

- Rèn kỹ năng phân tích tìm hiểu chi tiết cấu tạo và hoạt động của Châu chấu và thảo luận nhóm.

3. Thái độ:

- Biết cách phòng trừ tác hại do Châu chấu gây ra.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Hình 26.1  26.3; 26.5 SGK phóng to;

2. Học sinh: Bài cũ , bài mới .

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

 * Ý nghĩa thực tiễn của lớp Hình nhện đối với tự nhiên và con người? Lấy một số ví dụ về các căn bệnh do lớp Hình nhện gây ra ở người.

 * Trình bày được chi tiết cấu tạo và hoạt động của đại diện lớp Hình nhện ( nhện ). Kể tên một số tập tính của lớp Hình nhện .

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 123 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 14, Tiết 27: Châu chấu - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Ngày soạn :26/11/2012 Tiết 27 Ngày giảng :28/11/2012 NGAØNH Chaân khôùp LÔÙP SAÂU BOÏ Baøi 26: Chaâu Chaáu. I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải: 1. Kiến thức : - Nêu được khái niệm về lớp Sâu bọ thuộc ngành Chân khớp. - Trình bày được chi tiết cấu tạo và hoạt động của đại diện lớp Sâu bọ ( Châu chấu ). Nêu được các hoạt động của chúng. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát các bộ phận của Châu chấu. - Rèn kỹ năng phân tích tìm hiểu chi tiết cấu tạo và hoạt động của Châu chấu và thảo luận nhóm. 3. Thái độ: - Biết cách phòng trừ tác hại do Châu chấu gây ra. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Hình 26.1 à 26.3; 26.5 SGK phóng to; 2. Học sinh: Bài cũ , bài mới . III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: * Ý nghĩa thực tiễn của lớp Hình nhện đối với tự nhiên và con người? Lấy một số ví dụ về các căn bệnh do lớp Hình nhện gây ra ở người. * Trình bày được chi tiết cấu tạo và hoạt động của đại diện lớp Hình nhện ( nhện ). Kể tên một số tập tính của lớp Hình nhện . 3. Hoạt động dạy và học Hoạt động 1: Châu chấu HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV treo hình 25.1, yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK và cho biết: + Môi trường sống của châu chấu? + Cấu tạo ngoài của châu chấu? - GV yêu cầu HS xác định các bộ phận của châu chấu trên tranh. + Châu chấu di chuyển bằng cách nào? So với các loài động vật thuộc lớp Sâu bọ thì Châu chấu có hình thức di chuyển linh hoạt hơn hay không? Vì sao? - GV treo hình 26.2; 26.3, yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm, hoàn thành các câu hỏi: + Trình bày cấu tạo trong của châu chấu? Từ đó thấy được đặc điểm khác biệt của châu chấu so với các loài động vật đã học trước đây? + Hệ tiêu hóa và hệ bài tiết có quan hệ với nhau như thế nào? ( Đều đổ vào ruột sau.) + Tại sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản? ( Vì máu vận chuyển trong hệ tuần hoàn chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể mà không làm nhiệm vụ vận chuyển oxi.) - GV treo hình 26.2, yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi: + Thức ăn của châu chấu? * GV mở rộng: Châu chấu gặm chồi và lá cây đã gây ra tác hại to lớn cho ngành nông nghiệp. + Qúa trình dinh dưỡng của châu chấu được diễn ra như thế nào? + Vì sao bụng châu chấu luôn phập phồng? - GV treo hình 26.5, yêu cầu HS quan sát và nhận xét về quá trình sinh sản và phát triển của châu chấu. * GV treo sơ đồ và giải thích 2 hình thức phát triển qua biến thái: Biến thài hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn + Đặc điểm sinh sản của châu chấu? + Vì sao chấu chấu non phải lột xác nhiều lần? - GV nhận xét và chốt. - HS quan sát, đọc thông tin SGK và thực hiện: + Trên cạn ( trên cánh đồng lúa) + Cấu tạo ngoài: Cơ thể gồm 3 phần: Đầu : Gồm râu, mắt kép và cơ quan miệng. Ngực : 3 đôi chân và 2 đôi cánh. Bụng: phân nhiều đốt, mỗi đốt là 1 đôi lỗ thở. + Chúng di chuyển bằng cách: Bò , bay và nhảy. Do có cả 3 hình thức di chuyển nên Châu chấu có hình thức di chuyển linh hoạt hơn. - HS quan sát, đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm, hoàn thành các câu hỏi: + Cấu tạo trong của châu chấu: Hệ tiêu hóa: Ống tiêu hóa đã phân hóa rõ, bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn. Có thêm ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày. Hệ bài tiết: Có nhiều ống bài tiết lọc chất thải đổ vào ruột sau và theo phân ra ngoài. Hệ hô hấp: Có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở 2 bên thành bụng, phân nhánh chằng chịt đem oxi tới các tế bào. Hệ tuần hoàn: Cấu tạo đơn giản, tim hình ống có nhiều ngăn. Hệ mạch hở Hệ thần kinh: Ở dạng chuỗi hạch, hạch não phát triển. - HS quan sát và trả lời các câu hỏi: + Nhờ có cơ quan miệng khỏe, sắc, châu chấu gặm chồi và lá cây. + Thức ăn được tập trung ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày, tiêu hóa nhờ enzime do ruột tịt tiết ra. + Đó là cử động hít vào và thở ra của châu chấu. - HS quan sát và thực hiện: Châu chấu phân tính và phát triển qua biến thái. - HS lắng nghe và phân biệt 2 hình thức phát triển qua biến thái. + Châu chấu đẻ trứng dưới đất. + Vì vỏ cơ thể là cutincun không có khả năng đàn hồi. - Toàn lớp thống nhất. Tiểu kết: Môi trường sống: Trên cạn ( trên cánh đồng lúa) Cấu tạo ngoài: Cơ thể gồm 3 phần: Đầu : Gồm râu, mắt kép và cơ quan miệng. Ngực : 3 đôi chân và 2 đôi cánh. Bụng: phân nhiều đốt, mỗi đốt là 1 đôi lỗ thở. Di chuyển: Bò , bay và nhảy. Cấu tạo trong của châu chấu: Hệ tiêu hóa: Ống tiêu hóa đã phân hóa rõ, bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn. Có thêm ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày. Hệ bài tiết: Có nhiều ống bài tiết lọc chất thải đổ vào ruột sau và theo phân ra ngoài. Hệ hô hấp: Có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở 2 bên thành bụng, phân nhánh chằng chịt đem oxi tới các tế bào. Hệ tuần hoàn: Cấu tạo đơn giản, tim hình ống có nhiều ngăn. Hệ mạch hở Hệ thần kinh: Ở dạng chuỗi hạch, hạch não phát triển. Dinh dưỡng: Thức ăn của châu chấu là chồi và lá cây. Thức ăn được tập trung ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày, tiêu hóa nhờ enzime do ruột tịt tiết ra. - Hô hấp qua lỗ thở ở mặt bụng. Sinh sản và phát triển: Châu chấu phân tính. Châu chấu đẻ trứng thành ổ dưới đất. - Phát triển qua biến thái. Hoạt động 2: Khái niệm về lớp sâu bọ. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV đặt vấn để: Dựa vào đặc điểm của châu chấu mà chúng ta vừa tìm hiểu, hãy rút ra: + Khái niệm về lớp sâu bọ? ( Các phần cơ thể, số lượng chân bò và cơ quan hô hấp) + So sánh với lớp Giáp xác đã học. - GV nhận xét và chốt. - HS rút ra khái niệm về lớp sâu bọ: Sâu bọ là những động vật mà cơ thể chia làm 3 phần: Đầu, ngực và bụng. Chúng có 3 đôi chân bò ( chân ngực ) và hô hấp nhờ các ống khí. - HS tự so sánh với lớp Giáp xác đã học. - Toàn lớp thống nhất. Tiểu kết: Lớp Sâu bọ là những động vật mà cơ thể chia làm 3 phần: Đầu, ngực và bụng. Chúng có 3 đôi chân bò ( chân ngực ) và hô hấp nhờ các ống khí. IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 1. Củng cố - Đánh giá: * GV yêu cầu HS xác định cấu tạo của châu chấu trên tranh câm và phân tích cấu tạo của châu chấu phù hợp với chức năng? * Xác định sự khác biệt về đặc điểm cấu tạo trong của lớp Sâu bọ so với lớp Giáp xác đã học? 2. Nhận xét – Dặn dò: Nhận xét tình hình học tập của lớp. Dặn dò: - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK. Đọc phần “ Em có biết”. - Chuẩn bị bài mới: “Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ”

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_14_tiet_27_chau_chau_nguyen_dinh.doc
Giáo án liên quan