I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm về ngành Động vật nguyên sinh.
- Thấy được dưới kính hiển vi 2 đại diện của ngành ĐVNS là trùng giày và trùng roi. Thông qua quan sát nhận biết các đặc điểm chung nhất của động vật nguyên sinh.
- Bước đầu phân biệt được hình dạng, cách di chuyển của chúng làm cơ sở cho bài sau.
2. Kỹ năng:
- Củng cố kỹ năng sử dụng và quan sát bằng kính hiển vi.
3. Thái độ:
- Say mê khoa học, thí nghiệm
- Yêu thích bộ môn
II. Các kĩ năng sống cơ bản:
- Kĩ năng hợp tác, chia sẻ thông tin trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi quan sát tiêu bản động vật nguyên sinh, tranh hình để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo ngoài của động vật nguyên sinh.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm và quản lí thời gian khi thực hành.
III. Phương pháp:
- Thực hành – quan sát.
- Dạy học nhóm.
- Vấn đáp – tìm tòi.
- Trình bày 1 phút.
IV. Phương tiện:
- Tranh vẽ trùng roi và trùng giày.
- Kính hiển vi, miếng kính, lam. Mẫu váng nước có trùng roi và trùng giày.
V. Tiến trình:
1. ổn định lớp: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Nêu điểm giống và khác nhau giữa động vật và thực vật?
- Đặc điểm chung của động vật và vai trò của động vật đối với đời sống con người?
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 2, Tiết 3: Thực hành quan sát một số động vật nguyên sinh - Trần Thị Hoàng Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2 Ngày soạn: 03/09/2012
Chương I: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
Tiết 3: Thực hành: QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm về ngành Động vật nguyên sinh.
- Thấy được dưới kính hiển vi 2 đại diện của ngành ĐVNS là trùng giày và trùng roi. Thông qua quan sát nhận biết các đặc điểm chung nhất của động vật nguyên sinh.
- Bước đầu phân biệt được hình dạng, cách di chuyển của chúng làm cơ sở cho bài sau.
2. Kỹ năng:
- Củng cố kỹ năng sử dụng và quan sát bằng kính hiển vi.
3. Thái độ:
- Say mê khoa học, thí nghiệm
- Yêu thích bộ môn
II. Các kĩ năng sống cơ bản:
- Kĩ năng hợp tác, chia sẻ thông tin trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi quan sát tiêu bản động vật nguyên sinh, tranh hình để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo ngoài của động vật nguyên sinh.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm và quản lí thời gian khi thực hành.
III. Phương pháp:
- Thực hành – quan sát.
- Dạy học nhóm.
- Vấn đáp – tìm tòi.
- Trình bày 1 phút.
IV. Phương tiện:
- Tranh vẽ trùng roi và trùng giày.
- Kính hiển vi, miếng kính, lam. Mẫu váng nước có trùng roi và trùng giày.
V. Tiến trình:
1. ổn định lớp: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Nêu điểm giống và khác nhau giữa động vật và thực vật?
- Đặc điểm chung của động vật và vai trò của động vật đối với đời sống con người?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Khái niệm động vật nguyên sinh (3’)
Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm về ngành động vật nguyên sinh.
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi:
1/ Thế nào là ĐVNS?
- Rút ra khái niệm về động vật nguyên sinh.
- HS cần nêu được:
ĐVNS là những động vật có cấu tạo cơ thể chỉ có một tế bào và là nhóm động vật xuất hiện sớm nhất.
Hoạt động 2: Quan sát trùng giày (15’)
Mục tiêu: - Qua quan sát nắm hình dạng, cách di chuyển của trùng giày.
- Hướng dẫn HS cách quan sát. Chú ý:
+ hình dạng
+ cấu tạo
+ di chuyển
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm, quan sát và trả lời câu hỏi:
2/ Trùng giày có hình dạng như thế nào?
3/ Trùng giày di chuyển như thế nào?
- Quan sát các nhóm hoạt động, dẫn dắt HS đến kiến thức đúng.
- Lắng nghe
- Hoạt động theo nhóm. Mỗi nhóm 1 kính hiển vi, giọt nước có trùng giày, kết hợp quan sát H3.1, thông tin SGK.
- Thảo luận nhóm trả lời:
+ Cơ thể không đối xứng, có hình khối như chiếc giày.
+ Vừa tiến vừa xoay.
I. Quan sát trùng giày:
- Cơ thể trùng giày không đối xứng, có hình khối như chiếc giày.
- Di chuyển: vừa tiến vừa xoay.
(Vẽ hình 3.1A)
Hoạt động 3: Quan sát trùng roi (15’)
Mục tiêu: - Qua quan sát nắm hình dạng, cách di chuyển của trùng roi.
- Qua quan sát nhận biết các đặc điểm chung nhất của động vật nguyên sinh.
- Hướng dẫn HS quan sát trùng roi dưới kính hiển vi.
- Chú ý:
+ đặc điểm cấu tạo
+ cách di chuyển
+ cách dinh dưỡng
4/ Tại sao trùng roi có màu xanh lá cây?
5/ Rút ra những đặc điểm chung của ngành ĐVNS?
- Yêu cầu HS viết thu hoạch thực hành.
- Các nhóm quan sát trùng roi dưới kính hiển vi.
- Dựa vào kết quả quan sát, thảo luận nhóm rút ra đươc đặc điểm cấu tạo, cách di chuyển, dinh dưỡng của trùng roi.
- Trong cơ thể có hạt diệp lục.
- HS rút ra đặc điểm chung.
- Viết thu hoạch.
II. Quan sát trùng roi:
- Có hình chiếc lá, đầu tù, đuôi nhọn. Ở đầu có roi, cạnh gốc roi có điểm mắt.
- Trong cơ thể có hạt diệp lục.
- Di chuyển: vừa tiến vừa xoay
(Vẽ hình 3.3)
4. Củng cố: (4’)
- Nhận xét thái độ làm việc các nhóm.
- Đánh giá, cho điểm các nhóm.
5. HDVN: (2’)
- Hoàn tất bài thu hoạch.
- Chuẩn bị bài: Trùng roi.
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_2_tiet_3_thuc_hanh_quan_sat_mot.doc