Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 20

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn.

- Trình bày được sự sinh sản và phát triển của ếch đồng.

2. Kĩ năng

- Có kĩ năng quan sát, phân tích.

3. Thái độ

Yêu thích môn học và bảo vệ động vật.

II. ĐỒ DÙNG:

GV: Mô hình ếch đồng.

HS: Vở ghi, sgk.

III. PHƯƠNG PHÁP:

Nêu và giải quyết vấn đề, giảng giải, vấn đáp, thảo luận nhóm .

IV : TỔ CHỨC GIỜ HỌC:

 1. Ổn định tổ chức: (1 phút)

 2. Kiểm tra bài cũ: (không)

 3. Khởi động: (1 phút)

 * Mục tiêu: gây hứng thú học tập

* Đồ dùng: không

 * Cách tiến hành: Ếch có cấu tạo ngoài như thế nào để có thể thích nghi với

 đời sống. Để biết được ta tìm hiểu bài hôm nay.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/07/2022 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/01/2014 Ngày dạy: 06-11/01/2014 Tuần: 20 Tiết PPCT: 37 LỚP LƯỠNG CƯ TIẾT 37: ẾCH ĐỒNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn. - Trình bày được sự sinh sản và phát triển của ếch đồng. 2. Kĩ năng - Có kĩ năng quan sát, phân tích. 3. Thái độ Yêu thích môn học và bảo vệ động vật. II. ĐỒ DÙNG: GV: Mô hình ếch đồng. HS: Vở ghi, sgk. III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu và giải quyết vấn đề, giảng giải, vấn đáp, thảo luận nhóm. IV : TỔ CHỨC GIỜ HỌC: 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (không) 3. Khởi động: (1 phút) * Mục tiêu: gây hứng thú học tập * Đồ dùng: không * Cách tiến hành: Ếch có cấu tạo ngoài như thế nào để có thể thích nghi với đời sống. Để biết được ta tìm hiểu bài hôm nay. 4. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1 TÌM HIỂU ĐỜI SỐNG ẾCH ĐỒNG ( 10 P ) Bước 1: GV Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ trả lời câu hỏi. - Thường gặp ếch đồng ở đâu? - Thường gặp ếch đồng vào mùa nào? - Thức ăn của ếch đồng là gì? Bước 2:Hs trả lời câu hỏi. - 2 -3 hoc sinh trả lời câu hỏi học sinh khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Giáo viên giải thích để học sinh hiểu rõ về hiện tượng trú đông để không nhầm lẫn với hiện tượng ngủ đông. Kết luận. - ếch đồng sống vừa ở nước vừa ở cạn. - ăn sâu bọ, cá, cua - Có hiện tượng trú đông. - Là đông biến nhiệt. Hoạt động 2 TÌM HIỂU CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN ( 20 P ) Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: GV yêu cầu hs quan sát cách di chuyển của ecchs dựa vào hình 35.2 mô tả động tác di chuyển trên cạn. Quan sát hình 35.3 mô tả động tác di chuyển trong nước. Bước 2: GV yêu cầu hs quan sát hình 35.1,2,3 và mô hình ếch thảo luận nhóm hoàn chỉnh bảng sgk trang 114. HS thảo luận cử đại diện báo cáo kết quả . Bước 3: Các nhóm khác nhận xét bổ sung. Gv Từ kết quả của bảng trả lời câu hỏi. Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi đời sống ở nước? ở cạn? HS trả lời Bước 4: GV nhận xét và chuẩn kiến thức. Di chuyển. Ếch có 2 cách di chuyển - Nhảy cách ( trên cạn ) - Bơi ( dưới nước ) Cấu tạo ngoài ếch đồng có các đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi đời sống vừa ở nước vừa ở cạn. ( Các đặc điểm như bảng tr 114 sgk ) Các đặc điểm thích nghi đời sống của ếch. Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài ý nghĩa thích nghi - Đầu nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước. - Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu( mũi thông với khoang miệng và phổi vừa ngừi, vừa thở - Da trần phủ chất nhầy và ẩm ướt dễ thấm khí. - Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ. - Chi 5 phần có chia đốt linh hoạt. - Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón. - Giảm sức cản của nước khi bơi. - Khi bơi vừa thở vừa quan sát. - Giúp hô hấp trong nước - Bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn. - Thuận lợi cho việc di chuyển. - Tạo thành chân bơi để đẩy nước. Hoạt động 3 SINH SẢN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ẾCH ( 10 P ) Bước 1: Yêu cầu học sinh sử dụng thông tin trả lời câu hỏi sau: - Ếch sinh sản vào mùa nào? - Khi sinh sản ếch có hiện tượng gì? - So sánh sự thụ tinh của ếch và cá? Bước 2: HS trả lời câu hỏi. 1 -2 học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung. Bước 3?: GV nhận xét và chuẩn kiến thức. Kết luận: ếch sinh sản vào cuối mùa xuân đầu hạ. Có hiện tượng ghép đôi. Tập tính: ếch đực ôm lưng ếch cái, đẻ ở các bờ nước . Thụ tinh ngoài, đẻ trứng. Phát triển.: Trứng-> nòng nọc- > ếch ( phát triển có biến thái ) 5. Củng cố và hướng dẫn học tập ở nhà ( 3P ) Câu hỏi: Trình bày cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống ở nước và ở cạn. Học bài – trả lời các câu hỏi sgk. Nghiên cứu bài 36. V. RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn: 02/01/2014 Ngày dạy: 06-11/01/2014 Tuần: 20 Tiết PPCT: 38 THỰC HÀNH: QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG CỦA ẾCH ĐỒNG TRÊN MẪU MỔ I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Nhận dạng và xác định vị trí các cơ quan của ếch trên mẫu mổ. - Tìm những cơ quan thích nghi với đời sống ở cạn nhưng cấu tạo chưa hoàn chỉnh. 2. Kĩ năng: - Rèn kỳ năng quan sát tranh và mẫu vật. Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực và chia sẻ thông tin quan sát được. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát hình ảnh trên tiêu bẳn để tìm hiểu cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của ếch, quản lí thời gian vfa trách nhiệm được phân công. - Phối hợp làm việc hợp tác trong nhóm nhỏ. 3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập. II. ĐỒ DÙNG. GV: Mô hình: - Cấu tạo trong ếch đồng. Bộ xương ếch đồng. Bộ não ếch đồng. Mẫu vật: - Mẫu thể hiện hệ mạch dưới da. Mẫu thể hiện cấu tạo trong. Tranh vẽ: - Bộ xương ếch. Hệ mạch dưới da. Cấu tạo trong của ếch. - Sơ đồ hệ tuần hoàn và tim ếch.Sơ đồ bộ não ếch. HS: Vở ghi, báo cáo thực hành, cách tiến hành mổ ếch. III. PHƯƠNG PHÁP Nêu và giải quyết vấn đề, giảng giải, vấn đáp. Thực hành - quan sát, trực quan, trình bày 1 phút. IV : TỔ CHỨC GIỜ HỌC: 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) 2. Khởi động: (1 phút) * Mục tiêu: gây hứng thú học tập, ý thức học bài cũ, chuẩn bị bài mới. * Đồ dùng: * Cách tiến hành: a. Kiểm tra bài cũ: Không b.Vào bài mới: Cách mổ ếch được tiến hành như thế nào? Để biết được ta học bài hôm nay. 3. Giảng bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: (13 phút) TÌM HIỂU BỘ XƯƠNG ẾCH Bước 1: GV hướng dẫn học sinh quan sát hình 36.1 sgk nhận biết các xương trong bộ xương ếch. GV yêu cầu học sinh quan sát mẫu bộ xương ếch đối chiếu hình 36.1 xác định các xương trên mẫu. HS xác định các xương trên mẫu. Bước 2: Bộ xương ếch có chức năng gì? HS trả lời GV chuẩn kiến thức. Bộ xương: Xương đầu, xương cột sống, xương đai( đai vai, đai hông), xương chi( chi trước, chi sau) Chức năng: Tạo bộ khung nâng đỡ cơ thể. Là nơi bám của cơ giúp di chuyển. Tạo thành khoang bảo vệ não, tuỷ sống, nội quan. HOẠT ĐỘNG 2 ( 25P) QUAN SÁT DA VÀ CÁC NỘI QUAN TRÊN MẪU Bước 1:GV hướng dẫn học sinh: Sờ tay lên bề mặt da và nhận xét. Nêu vai trò của da? HS trả lời GV chuẩn kiến thức. Bước 2: GV yêu cầu hs quan sát hình 36.3 đối chiếu với mẫu mổ -> xác định các cơ quan của ếch. ? Hệ tiêu hoá có gì khác so với cá? Vì sao ở ếch đã xuất hiện phổi mà vẫn trao đổi khí qua da? ? Tim của ếch khác cá ở đặc điểm nào? ? Quan sát mô hình bộ não ếch xác định các bộ phận của não? HS trả lời Bước 3: GV chuẩn kiến thức. ? Trình bày đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện ở cấu tạo trong của ếch? Hs trả lời. Bước 4: GV chuẩn kiến thức. a, Quan sát da ếch có da trần ( trơn, ẩm ướt ) mặt trong có nhiều mạch máu -> trao đổi khí. b.Quan sát nội quan - Hệ tiêu hóa: Lưỡi phóng ra bắt mồi, dạ dày, gan, mật lớn, có tuyến tuỵ. - Hô hấp: Phổi cấu tạo đơn giản, hô hấp qua da là chủ yếu. - Tuần hoàn: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu pha. - Cấu tạo trong của ếch ( bảng đặc điểm cấu tạo trong sgk trang 118 ) 4. Tổng kết: (4 phút) - Giáo viên đánh giá giờ thực hành. - Học sinh thu dọn đồ dùng, vệ sinh phòng học 5. Dặn dò: (1 phút) - Hoàn thành bản thu hoạch theo mấu sgk trang 119. - Tìm hiểu về các loại lưỡng cư khác. - Sưu tầm hình ảnh về lưỡng cư. V. RÚT KINH NGHIỆM: Tân Phú, ngày tháng năm 2014 DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ( kí ghi rõ họ tên)

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_20.doc