Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 27, Tiết 51: Bộ dơi. Bộ cá voi - Nguyễn Đình Yên

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:

1. Kiến thức :

- Tìm hiểu được tính đa dạng của lớp Thú được thể hiện qua quan sát bộ Dơi và bộ Cá voi.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và thảo luận nhóm .

- Biết phân biệt bộ Dơi và bộ Cá voi;

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên; bảo vệ thiên nhiên nói chung và lớp Thú nói riêng.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Hình 49.1; 49.2, phiếu học tập và bảng phụ .

2. Học sinh: Bài cũ , bài mới.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

* Trình bày tính đa dạng và thống nhất của lớp Thú?

* Phân biệt bộ Thú huyệt và bộ Thú túi?

3. Hoạt động dạy – học

 * Chúng ta đã tìm hiểu đặc điểm của bộ Thú huyệt và bộ Thú túi . Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu bộ Dơi , bộ Cá voi để khẳng định sự đa dạng và phong phú của lớp Thú.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 27, Tiết 51: Bộ dơi. Bộ cá voi - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 Ngày soạn : 09/03/2013. Tiết 51 Ngày giảng : 11/03/2013. Bài 49: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ BỘ DƠI – BỘ CÁ VOI I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải: 1. Kiến thức : - Tìm hiểu được tính đa dạng của lớp Thú được thể hiện qua quan sát bộ Dơi và bộ Cá voi. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và thảo luận nhóm . - Biết phân biệt bộ Dơi và bộ Cá voi; 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên; bảo vệ thiên nhiên nói chung và lớp Thú nói riêng. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Hình 49.1; 49.2, phiếu học tập và bảng phụ . 2. Học sinh: Bài cũ , bài mới. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: * Trình bày tính đa dạng và thống nhất của lớp Thú? * Phân biệt bộ Thú huyệt và bộ Thú túi? 3. Hoạt động dạy – học * Chúng ta đã tìm hiểu đặc điểm của bộ Thú huyệt và bộ Thú túi . Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu bộ Dơi , bộ Cá voi để khẳng định sự đa dạng và phong phú của lớp Thú. Hoạt động 1: Bộ Dơi và bộ Cá voi. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV treo tranh 49.1 và 49.2, yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập: + Phân biệt bộ Dơi và bộ Cá voi? + Chứng minh sự đa dạng của lớp Thú? - GV treo đáp án ( bảng phụ). - Nhận xét và chốt. - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Tìm các đặc điểm của dơi – đại diện cho bộ Dơi thích nghi với sự bay và đặc điểm của cá voi xanh – đại diện cho bộ Cá voi thích nghi với sự bơi. + Với đặc điểm cấu tạo nào mà dơi và cá voi xanh vẫn được xếp vào lớp Thú? + Chúng ta phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng của lớp Thú nói chung và bộ Dơi và bộ Cá voi nói riêng? - Nhận xét và chốt. - HS quan sát,đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập: + HS phân biệt bộ Dơi và bộ Cá voi. + HS dựa vào kiến thức có được, chứng minh sự đa dạng của lớp Thú: Lớp Thú có môi trường sống đa dạng: không những chỉ ở trên cạn mà còn có những loài sống trên cây, có đặc điểm cấu tạo phù hợp với sự bay và có những loài có đặc điểm thích nghi với sự bơi. - Nhận xét và sửa chữa. - Toàn lớp thống nhất. - HS thực hiện: + Dơi: Có màng cánh rộng, thân ngắn và hẹp à bay thoăn thoắt, thay hướng, đổi chiều linh hoạt. Chân yếu có tư thế bám vào cành cây treo ngược cơ thể à khi bay, tự buông mình từ trên cao xuống. + Cá voi xanh: Cơ thể hình thoi, lông tiêu biến; Cổ không phân biệt với thân; Vây đuôi nằm ngang à bơi uốn mình theo chiều dọc 1 cách dễ dàng. Chi trước biến đổi thành vây bơi. Chi sau tiêu giảm. + Vì chúng có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa mẹ; Có xương cánh tay và xương ống tay ngắn, xương ngón tay dài ( tương tự cấu trúc xương chi trước của thú); + Bảo vệ các loài động vật thuộc lớp Thú nói chung và bộ Dơi và bộ Cá voi nói riêng. Tuyên truyền với mọi người để cùng nhau bảo vệ . - Toàn lớp thống nhất. Tiểu kết: Bộ Dơi - Đại diện: Dơi. - Môi trường sống: Trên không - Đặc điểm cấu tạo cơ thể: + Chi trước biến thành cánh da. + Chi sau nhỏ yếu. + Đuôi ngắn, răng nhọn, sắc. - Di chuyển: Bay nhưng không có đường bay rõ rệt. Bộ cá voi - Đại diện: Cá voi xanh - Môi trường sống: Nước mặn. - Đặc điểm cơ thể + Chi trước biến thành vây bơi + Chi sau tiêu biến. + Vây đuôi năm ngang, không có răng. - Di chuyển: Bơi uốn mình theo chiều dọc IV. CỦNG CỐ -DẶN DÒ 1. Củng cố * Trình bày tính đa dạng và thống nhất của lớp Thú ? * Phân biệt bộ Dơi và bộ Cá voi ? 2. Dặn dò: Nhận xét tình hình học tập của lớp. Dặn dò: - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK, đọc phần “ Em có biết”. - Chuẩn bị bài mới: “ Đa dạng của lớp Thú ( tt) ”.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_27_tiet_51_bo_doi_bo_ca_voi_nguy.doc
Giáo án liên quan