I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Tạo cơ hội cho HS tiếp xúc với thiên nhiên và thế giới động vật
- HS quan sát được nghiên cứu động vật sống trong tự nhiên
2. Kỹ năng:
- Quan sát, ửư dụng dụng cụ để theo dõi hoạt động sống của động vật
-Tập cách nhận biết động vật và ghi chép ngoài thiên nhiên
3. Thái độ
-Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ động vật ( động vật có ích).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
* HS: + Lọ chứa mẫu, vợt bắt động vật, kính lúp cầm tay, túi nilông
+ Vở ghi chép kẻ sẵn bảng như SGK trang 205
* GV: Chổi lông, kim nhọn, khay đựng mẫu, kẹp (panh)
Địa điểm: Vườn rau quanh trường
III. PHƯƠNG PHÁP.
Thực hành, hoạt động nhóm
IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra
Kể tên những động vật có 3 hình thức di chuyển? Có 2 hình hức di chuyển? Có 1 hình thức di chuyển?
3.Bài mới
GV thông báo:
+ Tiết 68: Học trên lớp.
+ Tiết 69: Quan sát thu thập mẫu
+ Tiết 70: Báo cáo
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/07/2022 | Lượt xem: 208 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 36, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/5/2014 Ngày dạy: 12-17/5/2014
Tuần: 36 Tiết PPCT: 68
KIỂM TRA HẾT HỌC KÌ II
I : MỤC TIÊU .
- Giúp Gv có được kết quả phục vụ cho việc đánh giá nhận xét tình hình học tập của học sinh và công tác giảng dạy của bản thân từ đó đưa ra các phương pháp giảng dạy tốt hơn.
- Giúp học sinh có dược kết quả nhằm tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong học tập.
- Giáo dục tính trung thực ,ý thức tự lực tự cường cho học sinh.
II : THIẾT BỊ DẠY HỌC.
Gv dùng đề kiểm tra in sẳn phát cho học sinh.
III : ĐỀ RA - ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM.
I. CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG.
1. Đặc điểm của thú mỏ vịt thích nghi với đời sống là:
a.Mỏ dẹp giống mỏ vịt. b.Bộ lông rậm mịn không thấm nước.
c.Có tuyến sữa nhưng chưa có vú. d.Chân có màng bơi.
2.Đặc điểm nào dưới đây thể hiện thỏ thích nghi với đời sống ăn cỏ ?
a. Phổi được cấu tạo bởi các phế nang .
d. Tim 4 ngăn ,máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
b. Răng cửa cong sắc,thiếu răng nanh ,răng hàm kiêu nghiền.
c. Manh tràng lớn.
3. Ếch đồng sống được trên cạn vì :
a . Mắt có mi giử nước mắt do tuyến lệ tiết ra.
b . Da trần phủ chất nhày và ẩm, dể thấm khí.
c . Đầu dẹp nhọn, khớp vơi thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước.
d . Tim 4 ngăn máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
4.Chim có nguồn gốc từ bò sát vì chim cổ có các đặc đểm:
a.ngón có vuốt sắc,đuôi dài,hàm có răng. b. Phổi có hệ túi khí
c.Chi trước biến đổi thành cánh. d. Chân có 3 ngón trước 1 ngón sau.
5.Đặc điểm về mặt nào dưới đây giúp ta dễ dàng phân biệt 3 bộ thú ăn thịt-gặm nhấm -ăn sâu bọ
a.Đời sống. b.Cấu tạo răng.
c.Cách bắt mồi. d.Chế độ ăn
6.Đặc điểm nào dưới đây có ở khi mà không có ở khỉ hình nguời.
a.Chai mông lớn. b.Túi má lớn.
c. Đuôi dài. d. Sống đơn độc
II.TỰ LUẬN(Nếu thiếu giấy thì làm ra mặt sau)
1.Đa dạng sinh học là gì?Đa dạng sinh học có lợi ích gì?Nguyên nhân nào làm cho đa dạng sinh học bị suy giảm và có những biện pháp bảo vệ nào?
2.Biên pháp đáu tranh sinh học là gì?Có những biện pháp nào?Ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh ọc là gì?
3.Hãy giải thích ý nghĩa các đặc điểm thích nghi của ĐV môi trương đới lạnh?
Ngày soạn: 10/5/2014 Ngày dạy: 12-17/5/2014
Tuần: 36 Tiết PPCT: 68
THAM QUAN THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Tạo cơ hội cho HS tiếp xúc với thiên nhiên và thế giới động vật
- HS quan sát được nghiên cứu động vật sống trong tự nhiên
2. Kỹ năng:
- Quan sát, ửư dụng dụng cụ để theo dõi hoạt động sống của động vật
-Tập cách nhận biết động vật và ghi chép ngoài thiên nhiên
3. Thái độ
-Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ động vật ( động vật có ích).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
* HS: + Lọ chứa mẫu, vợt bắt động vật, kính lúp cầm tay, túi nilông
+ Vở ghi chép kẻ sẵn bảng như SGK trang 205
* GV: Chổi lông, kim nhọn, khay đựng mẫu, kẹp (panh)
Địa điểm: Vườn rau quanh trường
III. PHƯƠNG PHÁP.
Thực hành, hoạt động nhóm
IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra
Kể tên những động vật có 3 hình thức di chuyển? Có 2 hình hức di chuyển? Có 1 hình thức di chuyển?
3.Bài mới
GV thông báo:
+ Tiết 68: Học trên lớp.
+ Tiết 69: Quan sát thu thập mẫu
+ Tiết 70: Báo cáo
Hoạt động 1:
GV giới thiệu sơ lược địa điểm tham quan:
* Đặc điểm: + Có những môi trường nào
+ Một số loài thực vật và động vật có thể gặp
Hoạt động 2:
GV giới thiệu trang bị dụng cụ của các cá nhân và nhóm:
* Dụng cụ cân thiết: 1 túi có dây đeo chứa:
+ Giấy báo rộng, kính lúp cầm tay
+ Bút, sổ ghi chép
* Dụng cụ chung cả nhóm:
+ Vợt bướm, vợt thuỷ sinh, kẹp mẫu, chổi lông
+ Kim nhọn, khay đựng mẫu
+ Lọ chứa mẫu vật sống
Hoạt động 3:
GV giới thiệu cách sử dụng dụng cụ:
+ Với động vật ở nước: dùng vợt thuỷ sinh vợt động vật lên rồi lấy chổi lông quét nhẹ vào khay (chứa nước)
+ Với động vật ở cạn hay trên cây: trải rộng báo dưới gốc rung cành cây hay dùng vợt bướm để hứng, bắt " cho vào túi nilông
+ Với động vật trong đất (sâu, bọ): dùng kẹp mềm gắp cho vào túi nilông (chú ý đục các lỗ nhỏ)
+ Với các động vật lớn hơn như động vật có xương sống (cá, ếch, thằn lằn) dùng vợt bướm bắt rồi cho vào hộp chứa mẫu
Hoạt động 4:
GV giới thiệu cho HS cách ghi chép
+ Đánh dấu vào bảng trang 205 SGK (bảng đã kẻ sẵn)
+ Mỗi nhóm cử 1 HS ghi chép (Đặc điểm cơ bản nhất)
4.Củng cố
GV cho HS nhắc lại các thao tác sử dụng dụng cụ cần thiết trong giờ thực hành tham quan
5.Dặn dò
HS chuẩn bị đầy đủ cho giờ sau tham quan ngoài thiên nhiên.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tân Phú, ngày tháng năm 2014
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
( kí ghi rõ họ tên)
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_36.doc