1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
-HĐ1: HS biết trình bày khái niệm ngành giun tròn, nêu đặc điểm chính của ngành.
-HĐ2: HS biết được đặc điểm cấu tạo và di chuyển của giun đũa
-HĐ3: HS hiểu được cách dinh dưỡng của giun đũa
-HĐ4: HS hiểu được đặc điểm sinh sản của giun đũa
1.2. Kỹ năng:
-HĐ1: HS thực hiện được kỹ năng: Tìm kiếm xử lí thông tin khi đọc SGK
-HĐ2: HS thực hiện thành thạo kỹ năng QS các thành phần cấu tạo giun đũa qua tranh
-HĐ3: HS thực hiện thành thạo: kỹ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong TLN
-HĐ4: Tự bảo vệ bản thân, phòng tránh bệnh giun đũa
1.3. Thái độ:
-HĐ1: Thói quen: Tìm tòi, nghiên cứu
-HĐ2: Tính cách: Học tập tích cực, tự học, tự sáng tạo
-HĐ3: Thói quen: Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường, cá nhân khi ăn uống (GDMT)
-HĐ4:Tính cách: Y học khuyên chúng ta tẩy giun định kì, mỗi năm từ 1 đế 2 lần (GDHN)
2. Nội dung học tập
-Đặc điểm chính của ngành
-Cấu tạo và di chuyển của giun đũa
- Di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của giun đũa
3. Chuẩn bị:
3.1.GV: Tranh giun đũa
3.2.HS: Soạn nội dung câu hỏi SGK/48, 49
16 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 7 - Huỳnh Thị Cẩm Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIUN ĐŨA
Tuần: 7-Tiết PPCT: 13
ND: 1 /10
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
-HĐ1: HS biết trình bày khái niệm ngành giun tròn, nêu đặc điểm chính của ngành.
-HĐ2: HS biết được đặc điểm cấu tạo và di chuyển của giun đũa
-HĐ3: HS hiểu được cách dinh dưỡng của giun đũa
-HĐ4: HS hiểu được đặc điểm sinh sản của giun đũa
1.2. Kỹ năng:
-HĐ1: HS thực hiện được kỹ năng: Tìm kiếm xử lí thông tin khi đọc SGK
-HĐ2: HS thực hiện thành thạo kỹ năng QS các thành phần cấu tạo giun đũa qua tranh
-HĐ3: HS thực hiện thành thạo: kỹ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong TLN
-HĐ4: Tự bảo vệ bản thân, phòng tránh bệnh giun đũa
1.3. Thái độ:
-HĐ1: Thói quen: Tìm tòi, nghiên cứu
-HĐ2: Tính cách: Học tập tích cực, tự học, tự sáng tạo
-HĐ3: Thói quen: Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường, cá nhân khi ăn uống (GDMT)
-HĐ4:Tính cách: Y học khuyên chúng ta tẩy giun định kì, mỗi năm từ 1 đế 2 lần (GDHN)
2. Nội dung học tập
-Đặc điểm chính của ngành
-Cấu tạo và di chuyển của giun đũa
- Di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của giun đũa
3. Chuẩn bị:
3.1.GV: Tranh giun đũa
3.2.HS: Soạn nội dung câu hỏi SGK/48, 49
4.Tiến trình:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện
7A1; 7A2
7A3; 7A4
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1: Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người? (dành HSG). Em hiểu thế nào là ngành giun tròn? (10đ)
TL: - Kí sinh trong ruột non người và cơ bắp trâu, bò, lợn
- Cơ thể: Đầu nhỏ, có giác bám, không miệng, không hậu môn, ruột tiêu giảm, hấp thụ dinh dưỡng qua bề mặt cơ thể, mỗi đốt có 1 cơ quan sinh dục, đẻ nhiều trứng
* Cơ thể tiết diện ngang tròn, có khoang cơ thể chưa chính thức.
Câu 2: Để phòng chống bệnh giun sán kí sinh ta phải làm gì? Kể tên các đại diện của ngành giun tròn? (10đ)
TL: Ăn chín, uống sôi, tắm nước sạch, không nên ăn thịt lợn gạo, không đi chân đất nhất là nơi môi trường nước, đất bị ô nhiễm
Trâu bò nuôi nơi chuồng trại, sân bãi khô ráo, nguồn thức ăn cung cấp cho chúng cần phải xử lí tốt.
* Các đại diện của ngành giun tròn: giun đũa, giun kim
4.3.Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
*HĐ1: (4 phút) Khái niệm ngành giun tròn và đặc điểm chính của ngành.
MT: HS biết trình bày khái niệm ngành giun tròn, nêu đặc điểm chính của ngành
Tiến hành
-GV: Ngành giun tròn sống trong nước, đất ẩm, kí sinh cơ thể ĐTV, người. Chúng có cấu tạo như thế nào? Vào bài
-GV: Yêu cầu HS tự đọc TT đầu tiên SGK/47, hỏi:
? Em hiểu thế nào là ngành giun tròn? Ngành này có đặc điểm gì khác so với ngành giun dẹp?
*HS: KL
*HĐ2: (16 phút) Tìm hiểu cấu tạo của giun đũa:
MT: HS biết được đặc điểm cấu tạo và di chuyển của giun đũa
Tiến hành:
- GV: Yêu cầu HS QS H 13.1+ đọc TT cho biết:
? Giun đũa kí sinh ở bộ phận nào của cơ thể? Gây tác hại gì cho cơ thể?
*HS: Ở ruột non người nhất là trẻ em. Đau bụng đôi khi tắc ruột, tắc ống mật
? Cho biết hình dạng ngoài của cơ thể?
*HS: Hình ống, dài bằng chiếc đũa 25cm
? Bọc ngoài cơ thể là lớp gì? Có tác dụng ra sao?
*HS: Lớp cuticun giúp chúng không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột người
?Nếu giun thiếu lớp vỏ cuticun thì số phận chúng sẽ như thế nào?
*HS: Bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong cơ thể
? So sánh giun cái và giun đực? Có ý nghĩa sinh học như thế nào?
*HS: Giun cái dài, to hơn. Đẻ nhiều trứng 2.000.000 trứng/ 1 đêm, có 2 ống sinh dục
-GV: Yêu cầu HS QS H13.2+ TT SGK cho biết:
? Thành cơ thể có mấy lớp? Có khoang cơ thể chưa?
*HS:2 lớp,có khoang cơ thể nhưng chưa chính thức
? Ruột của giun đũa có cấu tạo ra sao? Có hậu môn chưa?
*HS: Ruột thẳng, có hậu môn
? Ruột thẳng và kết thúc tại hậu môn ở giun đũa so với ruột phân nhánh ở giun dẹp (chưa có hậu môn) thì tốc độ tiêu hóa loài nào cao hơn?
*HS: Giun đũa cao hơn vì thức ăn vận chuyển theo 1 chiều, đầu vào là miệng, ra là hậu môn
? Tuyến sinh dục có cấu tạo như thế nào?
*HS: Cuộn khúc và dài
? Giun đũa di chuyển như thế nào?
*HS: Hạn chế, chỉ cong cơ thể lại và duỗi ra
? Nhờ đặc điểm nào giun đũa chui được vào ống mật và hậu quả sẽ như thế nào đối với con người?
*HS: Khi đến ruột non, ấu trùng chui vào máu vào gan, kí sinh trong mạch máu gan chui vào ống mật
*HĐ3: (3 phút) Dinh dưỡng của giun đũa
MT: HS hiểu được cách dinh dưỡng của giun đũa
Tiến hành:
- GV: Cho HS đọc TT trong SGK/ 48, hỏi:
? Bộ phận nào của giun đũa lấy chất dinh dưỡng?
*HS: Hầu phát triển.Tiêu hóa dạng ống.
*HĐ4: (12 phút) Sinh sản của giun đũa
MT: HS hiểu được đặc điểm sinh sản của giun đũa.
Tiến hành:
-GV: Yêu cầu HS QS H13.3,13.4+TT SGK
? Nêu cấu tạo cơ quan sinh dục giun đũa?
*HS: Dạng ống, cái (2), đực (1)
? Thụ tinh như thế nào? Số lượng trứng ra sao?
*HS: Trong, 200.000 trong 1 ngày
? Trình bày vòng đời của giun đũa bằng sơ đồ?
*HS: TLN vẽ sơ đồ, dựa vào sơ đồ trả lời:
? Rữa tay trước khi ăn và không ăn rau sống có liên quan gì đến bệnh giun đũa?
*HS: Có, vì trứng giun có trong rau, mống tay
*GDHN:?Tại sao y học khuyên mỗi người nên tẩy giun từ 1 đến 2 lần trong 1 năm?
*HS: Diệt trứng hạn chế số lượng trứng ra môi trường nhiều
- GVMR: Trứng và ấu trùng giun đũa phát triển ở ngoài môi trường nên dễ lây nhiễm và dễ tiêu diệt
*GDMT: Giun đũa ký sinh trong ruột người, trứng giun đũa đi vào cơ thể qua đường ăn uống, do vậy chúng ta phải biết ăn chín, uống sôi, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng. tẩy giun định kì
I. Đặc điểm chính của ngành:
-Cơ thể: tiết diện ngang tròn, bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức và ống tiêu hóa phân hóa.
II.Cấu tạo và di chuyển:
1/ Cấu tạo ngoài:
-Hình ống, thuôn 2 đầu, giống chiếc đũa, dài khoảng 25 cm
-Có lớp vỏ cuticun bọc bên ngoài, cơ thể luôn căn tròn.
2.Cấu tạo trong:
-Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển
- Khoang cơ thể chưa chính thức.
- Ống tiêu hóa bắt đầu từ lỗ miệng và kết thúc ở lỗ hậu môn
-Tuyến sinh dục: dài và cuộn khúc
3. Di chuyển: hạn chế, chỉ cong và duỗi cơ thể nhờ lớp cơ dọc
III. Dinh dưỡng:
-Hầu phát triển hút chất dinh dưỡng nhanh, nhiều.
IV. Sinh sản của giun đũa:
1. Cơ quan sinh dục:
- Phân tính. Cơ quan sinh dục dạng ống dài, thụ tinh trong.
2 .Vòng đời của giun đũa
Giun đũa đẻ trứng ấu trùng
(ruột người) trong trứng
Thức ăn sống
Máu, gan, Ruột non người
Tim, phổi (ấu trùng)
4.4. Tổng kết:
Câu 1: Vẽ sơ đồ tư duy các phần của giun đũa mà em đã học?
Câu 2: Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan? (HSG)
TL: - Giun đũa: cơ thể hình ống, dài 25cm, đơn tính, có ruột sau và hậu môn, ruột thẳng, chỉ có cơ dọc
- Sán lá gan: cơ thể hình lá, dẹp, dài 2-5cm, lưỡng tính, chưa có ruột sau và hậu môn, ruột phân nhánh, cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển.
Câu 3: Ấu trùng giun đũa trải qua mấy lần lột xác mới trưởng thành. Nơi xảy ra các giai đoạn lột xác đó? (dành cho HSG)
TL: - Ấu trùng của giun đũa phải trải qua 6 lần lột xác mới trưởng thành.
- Hai lần lột xác đầu tiên ở phổi, 4 lần lột xác kế tiếp ở ruột non
4.5. Hướng dẫn học tập :
* Đối với bài học ở tiết này: - Học thuộc bài theo câu hỏi SGK/49.
- Làm BT trong vở bài tập. Đọc em có biết.
*Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Soạn bài 14, QS H 14.1-14.4 cho biết nơi sống của 1 số loài giun tròn và đường xâm nhập của chúng.
5. Phụ lục:
MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC
Tuần 7-Tiết PPCT: 14
ND: 4 /10
1. Mục tiêu:
1.1.Kiến thức:
-HĐ2: HS thấy được tính đa dạng về số lượng loài, môi trường kí sinh của 1 số giun tròn
-HĐ3: HS giải thích được KN về sự nhiễm giun, hiểu được cơ chế lây nhiễm giun, cách phòng giun tròn
1.2.Kỹ năng:
-HĐ2: HS thực hiện thành thạo kỹ năng quan sát tranh ảnh. Tìm kiếm xử lí thông tin khi đọc SGK. Lắng nghe tích cực, ứng xử giao tiếp. So sánh, phân tích, đối chiếu, khái quát đặc điểm cấu tạo của 1 số loại giun tròn.
-HĐ3: HS thực hiện được kỹ năng: Tự bảo vệ bản thân, phòng tránh bệnh do giun tròn
1.3.Thái độ:
-HĐ2: Tính cách: Ý thức học tập tốt, yêu khoa học
-HĐ3: Thói quen: Ý thức vệ sinh môi trường, cá nhân, vệ sinh ăn uống (GDMT)
2. Nội dung học tập:
-Một số giun tròn khác
-Sự nhiễm giun và cơ chế lây nhiễm, cách phòng trừ
3. Chuẩn bị:
3.1.GV: H 14.1 đến H14.4SGK/50
3.2.HS: Soạn nội dung thảo luận SGK/51
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
7A1; 7A2
7A3; 7A4
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Trình bày các biện pháp phòng tránh giun đũa kí sinh? Cho biết các đại diện thuộc giun tròn? (10đ)
TL: Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân khi ăn uống, không dùng phân bắc tưới cây, uống thuốc trừ giun định kì 6 tháng 1 lần. Tìm hiểu vòng đời của chúng để hạn chế lây mầm bệnh
* Đại diện giun tròn: giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa
Câu 2: Giải thích tác hại của giun đũa đối với sức khỏe của con người? (dành cho HSG). Cho biết nơi kí sinh của giun kim và giun móc câu? (10đ)
TL: Ấu trùng giun đũa có mặt ở nhiều cơ quan: tim, gan, phổi..gây đau bụng, ho. Giun trưởng thành tiết chất độc gây buồn nôn, đau bụng vặt ăn không tiêu, số lượng giun đũa nhiều, cạnh tranh dinh dưỡng với người làm tắc ruột, tắc ống mật. suy nhược cơ thể.
* Giun kim kí sinh ở ruột già người nhất là trẻ em. Giun móc câu: ở tá tràng người
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*HĐ1: (1 phút) Vào bài:
-GV: Ngoài Giun đũa, còn có loài nào thuộc ngành giun tròn? Chúng sống ở đâu? Gây tác hại gì?
*HĐ2: (15 phút) Tìm hiểu 1số giun tròn khác
MT: HS thấy được tính đa dạng về số lượng loài, môi trường kí sinh của 1 số giun tròn.
-Tiến hành
? Kể tên một số giun tròn?
*HS: Giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa (tuyến trùng), giun chỉ, giun chỉ, giun tóc, giun xoắn
? Đọc TT cho biết sồ lượng loài giun tròn? Chúng thường sống ở đâu?
*HS: KL
-GV: Đa số giun tròn kí sinh đều gây hại cho vật chủ nhưng mức độ gây hại khác nhau. Hướng dẫn HS QS H 14.1-14.3 đọc TT dưới hình Giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa trong SGK/52
? Chúng kí sinh ở bộ phận nào của cơ thể? Chúng gây tác hại gì cho vật chủ? Con đường lây nhiễm?
*HS: Nêu phần KL
-DHSG: Giun kim: dài 2-10mm. Sau khi thụ tinh, giun cái chui ra hậu môn đẻ trứng, ngây ngứa dung tay gãy gây vết xước dễ nhiễm trùng ở hậu môn
Giun móc câu: 8-13 mm, nó có móc hút máu, tiết độc tố vào máu, lấy nhiều dinh dưỡngà xanh xao
Giun chỉ: ở mạch bạch huyết gây bệnh chân, tay voi, ấu trùng có trong tuyến nước bọt của muỗi truyền vào người bệnh gây bệnh chân voi
Giun xoắn: 1, 5-4mm ở ruột của thú rừng, ngươi ăn phải thịt có kèn nấu chưa chin sẽ bị nhiễm. Nếu bị nặng đau cơ, liệt cơ quan hô hấp, chết người.
-GV: Qua tìm hiểu 1 số giun tròn, sự nhiễm giun là gì? Cơ chế lây nhiễm? Cách phòng như thế nào?
*HĐ3: (19 phút) Khái niệm sự nhiễm giun, cơ chế lây nhiễm và cách phòng giun tròn
MT: HS giải thích được KN về sự nhiễm giun, hiểu được cơ chế lây nhiễm giun, cách phòng giun tròn.
Tiến hành:
? Em hiểu thế nào là sự nhiễm giun?
*HS: KL
-GV: Yêu cầu HS QS H14.4, TLN 5 phút
? Trình bày vòng đời của giun kim?
*HS: Giun kim đẻ trứng ở hậu môn
(ruột già người)
gây ngứa
mút tay Trẻ gãy
? Giun kim gây cho trẻ em những phiền toái gì?
*HS: Gây trẻ em đau bụng, buồn nôn (trứng ở ruột non), ngứa ngáy, mất ngủ (trưởng thành đẻ trứng hậu môn), xanh xao, chậm lớn..(giun con ở ruột già)
? Do thoái quen nào ở trẻ em mà giun kim khép kín vòng đời?
*HS: Thích chơi bẩn, ngậm tay vào miệng, ăn uống không đảm bảo vệ sinh
*GDMT? Chúng ta cần có biện pháp gì để phòng tránh bệnh giun tròn kí sinh?
*HS: KL
-GV: Mỗi cá nhân và cộng đồng thật sự cố gắng trong việc giữ vệ sinh cá nhân và MT. Bệnh về giun có thể khỏi tự nhiên nhưng cũng có thể bị tái nhiễm kéo dài dẫn đến phù toàn than, liệt tim, tử vong...do đó ta phải tẩy giun định kỳ
? Dựa vào nơi kí sinh giun đũa, giun kim loài nào có hại? Vì sao?
*HS: Giun kim kí sinh ở ruột già là nơi ít chất bã nên ít hại hơn giun đũa ở ruột non
?So với giun móc câu, giun đũa thì loài nào có hại?
*HS: Giun móc câu có hại hơn vì chúng kí sinh ở tá tràng là đoạn ruột diễn ra các quá trình tiêu hóa quan trọng nhất ở ruột non làm người xanh xao
?Giun kim và giun móc câu loài nào nguy hiểm hơn? Loài nào dễ phòng chống hơn?
*HS: Giun móc câu nguy hiểm hơn nhưng dễ phòng chống hơn vì ấu trùng xâm nhập qua da bàn chân nên chỉ cần đi dép nơi có giun móc câu là được
? Đặc điểm nào dễ nhận biết giun tròn?
*HS: Cơ thể hình trụ, tiết diện ngang tròn, thuôn 2 đầu
I. Một số giun tròn khác
-Có khoảng 30 nghìn loài giun tròn kí sinh ở ĐV, TV, người
1/ Giun kim:
-Kí sinh ở ruột già người nhất là trẻ em
- Qua đường tiêu hóa
- Gây ngứa ngáy, mất ngủ
2/Giun móc câu:
-Kí sinh ở tá tràng người
- Qua da bàn chân
-Làm người xanh xao, vàng vọt.
3/ Giun rễ lúa:
-Kí sinh: Ở rễ lúa
-Qua rễ lúa
-Gây bệnh vàng lụi
II.Sự nhiễm giun, cơ chế lây nhiễm và cách phòng trừ:
-Nhiễm giun: cơ thể sinh vật lây nhiễm 1 số bệnh về giun
-Cơ chế: Tiếp xúc với nơi dơ bẩn, ăn uống không dảm bảo vệ sinh.
- Phòng:
+ Giữ vệ sinh cá nhân: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
+ Giữ vệ sinh môi trường: tiêu diệt ruồi nhặng, không vứt rác bừa bãi, không tưới phân tươi cho rau, sử dụng hố xí hợp vệ sinh
+ Giữ vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi
+ Giáo dục trẻ em bỏ thói quen mút tay
+ Đi giày, ủng khi tiếp xúc nước dơ bẩn
+ Tẩy giun định kỳ.
4. 4. Tổng kết:
Câu 1: Câu hỏi 1 SGK/52?
TL: -Giun móc câu kí sinh tá tràng nên chúng hút chất dinh dưỡng trước khi cơ thể hấp thụ, còn giun kim kí sinh ở ruột già sử dụng dinh dưỡng sau khi cơ thể hấp thụ.--> Giun móc câu nguy hiểm hơn giun kim.
-Giun móc câu dễ hơn giun kim, vì chỉ cần mang dép khi tiếp xúc đất nơi có ấu trùng. (bị bệnh: móc câu có móc bám chắc vào thành tá tràng nên khó tẩy khi dùng thuốc trừ giun). Còn giun kim sống tự do không bám chắc nên khó phòng hơn
Câu 2: Ở nước ta qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao, tại sao? (dành cho HSG)
TL: Do trứng giun đũa khả năng phát tán rộng, đẻ nhiều, trứng không bị phân hủy trong điều kiện sát trùng bình thường mà nhân dân ta thường áp dụng. Do ý thức giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống còn thấp, nên dân tộc ta bệnh giun đũa tỉ lệ cao
4.5.Hướng dẫn học tập :
* Đối với bài học ở tiết này:
-Học thuộc bài, trả lời câu hỏi SGK/52. Đọc mục “em có biết”
*Đối với bài họcở tiết tiếp theo:
-Soạn bài “Giun đất”, QS cách di chuyển, cấu tạo ngoài.. giun đất
Mỗi nhóm chuẩn bị 1 con giun đất
5. Phụ lục:
NGÀNH GIUN TRÒN
*.Mục tiêu ngành giun tròn:
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm về ngành giun tròn. Nêu được đặc điểm chính của ngành.
- Mô tả được hình thái, cấu tạo, các đặc điểm sinh lí của 1 đại diện trong nhành giun tròn. Ví dụ giun đũa, trình bày được vòng đời, đặc điểm của chúng.
- Tính đa dạng của ngành giun tròn: giun đũa, giun kim, giun móc câu
- Khái niệm sự nhiễm giun, hiểu được cơ chế lây nhiễm giun và cách phòng giun tròn
2. Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng:
-Tự bảo vệ bản thân, phòng tránh bệnh giun tròn
-Hợp tác, lắng nghe tích cực
-Tìm kiếm xử lí thông tin
3. Thái độ:
-Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân khi ăn uống.
GIUN ĐŨA
Tuần: 7-Tiết PPCT: 13
ND: 1 /10
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
-HS biết trình bày khái niệm ngành giun tròn, nêu đặc điểm chính của ngành.
-HS hiểu đặc hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí đại diện của ngành giun tròn.Vòng đời của giun đũa, đặc điểm thích nghi và lối sống kí sinh
1.2. Kỹ năng:
- HS thực hiện được: các kỹ năng: Tự bảo vệ bản thân, phòng tránh bệnh giun đũa
- HS thực hiện thành thạo: kỹ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm về cách phòng trách bệnh giun đũa. Tìm kiếm xử lí thông tin khi đọc SGK, kỹ năng quan sát tranh. Quan sát các thành phần cấu tạo giun đũa qua tranh
1.3. Thái độ:
-Thói quen: Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường, cá nhân khi ăn uống (GDMT)
-Tính cách: Y học khuyên chúng ta tẩy giun định kì, mỗi năm từ 1 đế 2 lần (GDHN)
2. Nội dung học tập
- Cấu tạo ngoài, trong của giun đũa
- Di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của giun đũa
3. Chuẩn bị:
3.1.GV:
3.2.HS: Soạn nội dung câu hỏi SGK/48, 49
4.Tiến trình:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện
7A1; 7A2
7A3; 7A4
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1: Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người? Em hiểu thế nào là ngành giun tròn?(10đ)
TL: - Kí sinh trong ruột non người và cơ bắp trâu, bò, lợn
- Cơ thể: Đầu nhỏ, có giác bám, không miệng, không hậu môn, ruột tiêu giảm, hấp thụ dinh dưỡng qua bề mặt cơ thể, mỗi đốt có 1 cơ quan sd, đẻ nhiều trứng
* Cơ thể phân đốt, mỗi đốt có đôi chân bên. Tiết diện ngang tròn.
Câu 2: Để phòng chống bệnh giun sán kí sinh ta phải làm gì? Kể tên các đại diện của ngành giun tròn? (10đ)
TL: Ăn chín, uống sôi, tắm nước sạch, không nên ăn thịt lợn gạo, không đi chân đất nhất là nơi môi trường nước, đất bị ô nhiễm
Trâu bò nuôi nơi chuồng trại, sân bãi khô ráo, nguồn thức ăn cung cấp cho chúng cần phải xử lí tốt.
* Các đại diện của ngành giun tròn: giun đũa, giun kim
4.3.Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
*HĐ1: Vào bài: Ngành giun tròn sống trong nước, đất ẩm, kí sinh cơ thể ĐTV, người. Chúng có cấu tạo như thế nào? Vào bài
*HĐ2: Khái niệm ngành giun tròn và đặc điểm chính của ngành.
MT: HS hiểu được khái niệm và đặc điểm chính của ngành giun tròn.
Tiến hành:
-GV: Yêu cầu HS tự đọc TT đầu tiên SGK/47, hỏi:
? Em hiểu thế nào là ngành giun tròn? Ngành này có đặc điểm gì khác so với ngành giun dẹp?
*HS: KL
*HĐ 3: Tìm hiểu cấu tạo của giun đũa:
MT: HS mô tả hình thái, cấu tạo ngoài, trong của giun đũa
-Tiến hành:
- GV: Yêu cầu HS QS H 13.1+ đọc TT cho biết:
? Giun đũa kí sinh ở bộ phận nào của cơ thể? Gây tác hại gì cho cơ thể?
*HS: Ở ruột non người nhất là trẻ em. Đau bụng đôi khi tắc ruột, tắc ống mật
? Cho biết hình dạng ngoài của cơ thể?
*HS: Hình ống, dài bằng chiếc đũa 25cm
? Bọc ngoài cơ thể là lớp gì? Có tác dụng ra sao?
*HS: Lớp cuticun giúp chúng không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột người
? Nếu giun thiếu lớp vỏ cuticun thì số phận chúng sẽ như thế nào?
*HS: Bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong cơ thể
? So sánh giun cái và giun đực? Có ý nghĩa sinh học như thế nào?
*HS:Giun cái dài, to hơn. Đẻ nhiều trứng 2.000.000 trứng/ 1 đêm
-GV: Yêu cầu HS QS H13.2+ TT SGK cho biết:
? Thành cơ thể có mấy lớp? Có khoang cơ thể chưa?
*HS:2 lớp,có khoang cơ thể nhưng chưa chính thức
? Ruột của giun đũa có cấu tạo ra sao? Có hậu môn chưa?
*HS: Ruột thẳng, có hậu môn
? Ruột thẳng va kết thúc tại hậu môn ở giun đũa so với ruột phân nhánh ở giun dẹp (chưa có hậu môn) thì tốc độ tiêu hóa loài nào cao hơn?
*HS: Giun đũa cao hơn vì thức ăn vận chuyển theo 1 chiều, đầu vào là miệng, ra là hậu môn
? Tuyến sinh dục có cấu tạo như thế nào?
*HS: Cuộn khúc và dài
? Giun đũa di chuyển như thế nào?
*HS: Hạn chế, chỉ cong cơ thể lại và duỗi ra
? Nhờ đặc điểm nào giun đũa chui được vào ống mật và hậu quả sẽ như thế nào đối với con người?
*HS:Chúng có đầu nhọn, kích thước nhỏ
*HĐ4: Dinh dưỡng của giun đũa
MT: HS hiểu được cách dinh dưỡng của giun đũa
-Tiến hành:
- GV: Cho HS đọc TT trong SGK/ 48, hỏi:
? Bộ phận nào của giun đũa lấy chất dinh dưỡng?
*HS: Hầu phát triển.Tiêu hóa dạng ống.
*HĐ5: Sinh sản của giun đũa
MT: HS hiểu được cách sinh sản và vòng đời của giun đũa
-Tiến hành:
-GV: Yêu cầu HS QS H13.3,13.4+TT SGK
? Nêu cấu tạo cơ quan sinh dục giun đũa?
*HS: Dạng ống, cái (2), đực (1)
? Thụ tinh như thế nào? Số lượng trứng ra sao?
*HS: Trong, 200.000 trong 1 ngày
? Trình bày vòng đời của giun đũa bằng sơ đồ?
*HS: TLN vẽ sơ đồ, dựa vào sơ đồ trả lời:
? Rữa tay trước khi ăn và không ăn rau sống có liên quan gì đến bệnh giun đũa?
*HS: Có, vì trứng giun có trong rau, mống tay
*GDHN:?Tại sao y học khuyên mỗi người nên tẩy giun từ 1 đến 2 lần trong 1 năm?
*HS: Diệt trứng hạn chế số lượng trứng ra môi trường nhiều
- GVMR: Trứng và ấu trùng giun đũa phát triển ở ngoài môi trường nên dễ lây nhiễm và dễ tiêu diệt
*GDMT: Giun đũa ký sinh trong ruột người, trứng giun đũa đi vào cơ thể qua đường ăn uống, do vậy chúng ta phải biết ăn chín, uống sôi, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng. tẩy giun định kì
I. Đặc điểm chính của ngành:
-Cơ thể: tiết diện ngang tròn, bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức và ống tiêu hóa phân hóa.
II.Cấu tạo và di chuyển:
1/ Cấu tạo ngoài:
-Hình ống, thuôn 2 đầu, giống chiếc đũa, dài khoảng 25 cm
-Có lớp vỏ cuticun bọc bên ngoài, cơ thể luôn căn tròn.
2.Cấu tạo trong:
-Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển
- Khoang cơ thể chưa chính thức.
- Trong khoang có ống tiêu hóa bắt đầu từ lỗ miệng ở phía trước cơ thể giữa ba môi bé, kết thúc ở lỗ hậu môn
-Tuyến sinh dục: dài và cuộn khúc
3. Di chuyển: hạn chế, chỉ cong và duỗi cơ thể nhờ lớp cơ dọc
III.Dinh dưỡng:
-Hầu phát triển hút chất dinh dưỡng nhanh, nhiều.
IV. Sinh sản của giun đũa:
1. Cơ quan sinh dục:
- Phân tính. Cơ quan sinh dục dạng ống dài, thụ tinh trong.
2 .Vòng đời của giun đũa
Giun đũa đẻ trứng ấu trùng
(ruột người) trong trứng
Thức ăn sống
Máu, gan, Ruột non người
Tim, phổi (ấu trùng)
4.Câu hỏi và bài tập củng cố:
a/ Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan?
b/ Nhờ đặc điểm nào giun đũa chui được vào ống mật và hậu quả như thế nào đối với con người?
a/- Giun đũa: cơ thể hình ống, dài 25cm, đơn tính, có ruột sau và hậu môn, ruột thẳng, chỉ có cơ dọc
-Sán lá gan: cơ thể hình lá, dẹp, dài 2-5cm, lưỡng tính, chưa có ruột sau và hậu môn, ruột phân nhánh, cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển.
b/-Trứng giun khi đến ruột non, ấu trùng chui ra vào máu đi qua gan, chui vào kí sinh trong mạch máu gan rồi chui vào ống mật. Hậu quả: làm tắc nghẽn ống mật ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa ở người.
5. Hướng dẫn HS tự học :
* Đối với bài học ở tiết học này: Học thuộc bài theo câu hỏi SGK/49.
Làm BT trong vở bài tập. Đọc em có biết.
*Bài học tiếp theo: Soạn baøi 14, QS H 14.1-14.4 cho biết nơi sống của 1 số loài giun tròn và đường xâm nhập của chúng.
V.RKN:
-Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng đồ dùng, thiết bị
MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC
Bài 14-Tiết: 14
Tuần 7
ND: /10
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- HS biết mở rộng kiến thức về các giun tròn kí sinh khác như: giun kim (kí sinh ở ruột già); giun móc câu (ở tá tràng); giun chỉ ( ở mạch bạch huyết). Từ đó thấy được tính đa dạng của ngành giun tròn.
-HS giải thích được khái niệm về sự nhiễm giun, hiểu được cơ chế lây nhiễm giun và cách phòng giun tròn.
2.Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng:
-Tự bảo vệ bản thân, phòng tránh bệnh do giun tròn gây nên, kỹ năng quan sát tranh ảnh
-Tìm kiếm xử lí thông tin khi đọc SGK. Lắng nghe tích cực, ứng xử giao tiếp
-So sánh, phân tích, đối chiếu, khái quát đặc điểm cấu tạo của 1 số loại giun tròn.
3.Thái độ: GDMT: Ý thức vệ sinh môi trường, cá nhân, vệ sinh ăn uống
II. Trọng tâm:
Sự nhiễm giun và cơ chế lây nhiễm, cách phòng
III. Chuẩn bị:
GV: H 14.1 đến H14.4SGK/50
HS: Soạn nội dung thảo luận SGK/51
IV. Tiến trình:
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
7A1; 7A2
7A3; 7A4
2. Kiểm tra miệng:
a/ Trình bày các biện pháp phòng tránh giun đũa kí sinh? Cho biết các đại diện thuộc giun tròn?(10 đ)
b/ Nêu tác hại của giun đũa đối với sức khỏe của con người? Cho biết nơi kí sinh của giun kim và giun móc câu? (10đ)
a/ Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân khi ăn uống, không dùng phân bắc tưới cây, uống thuốc trừ giun định kì 6 tháng 1 lần. Tìm hiểu vòng đời của chúng để hạn chế lây mầm bệnh.
* Đại diện giun tròn: giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa.
b/ Ấu trùng giun đũa có mặt ở nhiều cơ quan: tim, gan, phổi..gây đau bụng, ho. Giun trưởng thành tiết chất độc gây buồn nôn, đau bụng vặt ăn không tiêu, số lượng giun đũa nhiều, cạnh tranh dinh dưỡng với người làm tắc ruột, tắc ống mật. suy nhược cơ thể.
* Giun kim kí sinh ôû ruột già người nhất là trẻ em
Giun móc câu: ở tá tràng người
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
*HĐ1: Vào bài:
-GV: Giun đũa thuộc nhóm giun có số lượng loài lớn nhất (3000 loài) trong số 5000 loài của cả ngành giun tròn. Hầu hết chúng kí sinh ở người, ĐTV. Vào bài
*HĐ2: Tìm hiểu 1số giun tròn khác
-MT: HS thấy được tính đa dạng về số lượng loài, môi trường kí sinh của 1 số giun tròn.
- Tiến hành:
? Kể tên một số giun tròn kí sinhi?
*HS: Giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa (tuyến trùng), giun chỉ
- GV: Hướng dẫn HS QS H 14.1-14.3 đọc TT dưới hình Giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa trong SGK/52
? Chúng kí sinh ở bộ phận nào của cơ thể? Chúng gây tác hại gì cho vật chủ? Con đường lây nhiễm?
*HS: Nêu phần KL
Tác hại: làm vật chủ gầy yếu, đau bụng, buồn nôn, thiếu dinh dưỡng, làm thối rễ, lá vàng úa, chết cây (TV)
-GVMR: Giun chỉ: ở mạch bạch huyết gây bệnh chân, tay voi, ầu trùng qua muỗi truyền vào người bệnh
*HĐ3: Khái niệm sự nhiễm giun,cơ chế lây nhiễm và cách phòng giun tròn
- MT: HS giải thích được KN về sự nhiễm giun, hiểu được cơ chế lây nhiễm giun, cách phòng giun tròn.
Tiến hành:
? Em hiểu thế nào là sự nhiễm giun?
*HS: KL
-GV: Yêu cầu HS QS H14.4, TLN 5 phút
? Trình bày vòng đời của giun kim?
*HS: Giun trưởng thành đẻ nhiều trứng vào ban đêm ở gần vùng hậu môn, gây ngứa ngáy, khó chịu, khi người bệnh gãi, trứng dính vào đầu ngón tay, từ đó lọt vào m
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_7_huynh_thi_cam_nhung.doc