Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của xương
(?) Xương dài là xương có đặc điểm như thế nào? Chỉ trên mô hình?
GV nhận xét, chiếu hình 8-1 Cấu tạo của xương dài, yêu cầu HS trả lời:
(?) Xương dài có cấu tạo gồm mấy phần? Mỗi phần có đặc điểm cấu tạo như thế nào?
- GV yêu cầu HS chỉ trên mô hình các thành phần của xương dài.
(?) Cấu tạo hình ống của thân xương, nan xương ở đầu xương xếp vòng cung có ý nghĩa gì với chức năng của xương?
(?) Nêu cấu tạo và chức năng của xương dài?
- Nghiên cứu bảng 8.1, ghi nhớ thông tin và trình bày.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục 1.3 và quan sát H 8.3 để trả lời:
(?) Nêu cấu tạo của xương ngắn và xương dẹt?
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự to ra và dài ra của xương
(?) Xương to ra do đâu?
GV nhận xét và phân tích quá trình to ra của xương.
GV chiếu hình sự dài ra của xương:
(?) Xương dài ra do đâu?
GV nhận xét và phân tích.
(?) Ý nghĩa của sự to ra và dài ra của xương đối với cơ thể?
HS khác nhận xét – GV kết luận.
3 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương - Năm học 2020-2021 - Vũ Nguyễn Huyền Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Người soạn: Vũ Nguyễn Huyền Trang
TIẾT 8 BÀI 8. CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CUẢ XƯƠNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mô tả được thành phần cấu tạo và chức năng của xương dài.
- Giải thích được sự dài ra và to ra của xương là do đâu.
- Chỉ ra được thành phần hóa học của xương và vai trò của 2 thành phần.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp và khái quát kiến thức.
- Rèn kỹ năng tư duy logic.
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức giải thích thực tế.
3. Thái độ
- Giáo dục quan điểm DVBC khoa học về cấu tạo và tính chất của xương.
- Giáo dục học sinh việc rèn luyện cơ thể để có bộ xương phát triển tốt và khỏe mạnh.
- Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng thực tế như: tại sao trẻ em bị gãy xương thì khả năng phục hồi nhanh hơn người già.
- Có ý thức yêu thích môn học.
II. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp
- Sử dụng phương pháp trực quan vấn đáp.
2. Phương tiện
- GV: hình 8-1, 8-2, 8-6, 8-7 phóng to, bài giảng powerpoint.
- HS: học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định tổ chức – kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
1) Trình bày chức năng của bộ xương? Xác định các phần của bộ xương trên mô hình?
2) Có mấy loại khớp xương? Lấy ví dụ?
3. Dạy bài mới
ĐVĐ:
Hãy đọc phần “Em có biết” ở cuối bài 8. Những thông tin đó cho ta biết, xương có sức chịu đựng rất lớn. Vậy, vì sao xương có được khả năng đó? Nội dung bài 8 “Cấu tạo và tính chất của xương” sẽ giúp ta giải đáp thắc mắc này.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của xương
(?) Xương dài là xương có đặc điểm như thế nào? Chỉ trên mô hình?
GV nhận xét, chiếu hình 8-1 Cấu tạo của xương dài, yêu cầu HS trả lời:
(?) Xương dài có cấu tạo gồm mấy phần? Mỗi phần có đặc điểm cấu tạo như thế nào?
- GV yêu cầu HS chỉ trên mô hình các thành phần của xương dài.
(?) Cấu tạo hình ống của thân xương, nan xương ở đầu xương xếp vòng cung có ý nghĩa gì với chức năng của xương?
(?) Nêu cấu tạo và chức năng của xương dài?
- Nghiên cứu bảng 8.1, ghi nhớ thông tin và trình bày.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục 1.3 và quan sát H 8.3 để trả lời:
(?) Nêu cấu tạo của xương ngắn và xương dẹt?
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự to ra và dài ra của xương
(?) Xương to ra do đâu?
GV nhận xét và phân tích quá trình to ra của xương.
GV chiếu hình sự dài ra của xương:
(?) Xương dài ra do đâu?
GV nhận xét và phân tích.
(?) Ý nghĩa của sự to ra và dài ra của xương đối với cơ thể?
HS khác nhận xét – GV kết luận.
Vận dụng nhằm giáo dục HS có ý thức rèn luyện để bản thân có đc chiều cao tốt nhất:
(?) Có phải ở xương lúc nào cũng diễn ra 2 quá trình này?
(?) Ở độ tuổi nào quá trình to ra và dài ra của xương diễn ra mạnh mẽ nhất? Làm gì để có một chiều cao lý tưởng?
+ ăn uống đủ các chất dinh dưỡng
+ bổ sung canxi
+ tập luyện thể dục thể thao: bóng rổ, bơi lội, xà đơn,
+ ngủ đủ giấc
Hoạt động 3: Tìm hiểu thành phần hóa học và tính chất của xương
(?) Xương được cấu tạo từ những thành phần hóa học nào?
GV mô tả lần lượt 2 thí nghiệm trong sgk:
TN1: (?) Dự đoán xem xương cứng hay mềm?
Thử giải thích tại sao xương bị mềm?
GV gợi ý: dd axit đã phản ứng với chất nào trong xương,
TN2: (?) Dự đoán xem khi bóp nhẹ xương sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích tại sao?
Vận dụng :
(?) Tại sao xương động vật hầm lâu thì bở?
Khi hầm xương lợn hoặc bò, chất cốt giao bị phân hủy, vì vậy nước hầm xương thường sánh và ngọt lại. Phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi cốt giao nên bị bở
Nhớ lại kiến thức bài 7 trả lời
Tl: dựa vào thông tin và bảng 8-1 sgk.
Tl: tạo thành khoang chứa tủy
- Nghiên cứu thông tin , quan sát hình 8.3 để trả lời.
- Rút ra kết luận.
HS nghiên cứu sgk kết hợp phần 1 để trả lời.
HS phân tích hình kết hợp nghiên cứu sgk trả lời.
HS tự liên hệ bản thân trả lời: giúp cơ thể cao lên và to hơn.
HS liên hệ trả lời – GV nhận xét
HS nghiên cứu sgk trả lời – GV nhận xét.
HS nghiên cứu và trả lời – GV kết luận
HS tự vận dụng trả lời – GV nhận xét
I. Cấu tạo của xương
1. Xương dài
- Cấu tạo gồm:
+ đầu xương: có sụn bọc ngoài, bên trong là mô xương xốp xếp thành các nan xương
+ thân xương: màng xương (ngoài cùng), mô xương cứng, khoang xương (ở giữa chứa tủy)
- Chức năng: bảng 8-1 sgk
2. Xương dài và xương dẹt
II. Sự to ra và dài ra của xương
- Xương to ra nhờ sự phân chia tế bào của màng xương.
- Xương dài ra nhờ sự phân chia tế bào của sụn tăng trưởng.
III. Thành phần hóa học và tính chất của xương
- Xương được cấu tạo từ 2 yếu tố hh:
+ Cốt giao (chất hữu cơ). Cốt giao tạo nên tính mềm dẻo cho xương.
+ Muối khoáng (chủ yếu là Ca) tạo nên tính bền chắc, cứng của xương.
4. Củng cố
Chơi trò chơi lựa chọn trả lời câu hỏi.
Giải thích, tại sao ở người già xương thường giòn và dễ gãy hơn ở trẻ em?
Xương phân hủy nhanh hơn sự tạo thành, tỉ lệ cốt giao giảm, xương xốp, giòn, dễ gãy, sự phục hồi xương gãy rất chậm, không chắc.
5. Dặn dò
- HS về nhà học bài, luyện tập giải thích các hiện tượng vào vở, chuẩn bị bài 9 “Cấu tạo và tính chất của cơ”
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_bai_8_cau_tao_va_tinh_chat_cua_xuong.doc