Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Trường THCS Hồng Châu

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào. Phân biệt được chức năng từng cấu trúc tế bào, chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh.

3. Thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.

II. Phương tiện dạy học:

 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 8

 Tranh vẽ phóng to các hình 3. 1 đến 3.2

 Bảng phụ bảng 3.1, phiếu học tập

 Học sinh: Đọc trước bài mới

III Tiến trình bài học:

* Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số:

Kiểm tra bài cũ:(6’ - kiểm tra miệng)

?HSTB: Cơ thể người có cấu tao như thế nào? Nêu sơ lược chức năng các hệ cơ quan?

 

doc470 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Trường THCS Hồng Châu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 2: Ngày soạn: 11.9.09 Tiết 3: TẾ BÀO I. Mục tiêu bài dạy: Kiến thức: Giúp học sinh nắm được thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào. Phân biệt được chức năng từng cấu trúc tế bào, chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. Thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn. II. Phương tiện dạy học: Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 8 Tranh vẽ phóng to các hình 3. 1 đến 3.2 Bảng phụ bảng 3.1, phiếu học tập Học sinh: Đọc trước bài mới III Tiến trình bài học: * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: Kiểm tra bài cũ:(6’ - kiểm tra miệng) ?HSTB: Cơ thể người có cấu tao như thế nào? Nêu sơ lược chức năng các hệ cơ quan? Trả lời: Cấu tạo cơ thể người:( 4 điểm) Cơ thể người chia làm 3 phần là đầu, thân và chi. Nhờ có cơ hoành chia cơ thể người thành 2 khoang: khoang ngực( có tim, phổi), khoang bụng(có gan, dạ dày, bóng đái, thận, ruột, cơ quan sinh sản Chức năng các hệ cơ quan( 6 điểm) Hệ tiêu hoá: Biến đổi thức ăn thành dinh dưỡng và thải bã Hệ tuần hoàn: Vận chuyển oxi, dinh dưỡng đến các tế bào và vận chuyển khí cacbonic, chất thải đến cơ quan thải. Hệ bài tiết: Lọc từ máu các chất thừa và chất thải có hại đến cơ quan thải để thải ra ngoài. Hệ hô hấp: Trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường. Hệ thần kinh: Điều khiển hoạt động của tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể. Hệ vận động: Nâng đỡ, vận động và thực hiện các động tác lao động II. Bài mới: Vào bài: Tế bào là đơn vị cấu tạo nhỏ nhất của cơ thể, dù là cơ thể có cấu tạo đơn giản hay phức tạp. Vậy tế bào có cấu tao như thế nào? Thành phần hoá học và hoạt động sống của tế bào ra sao? Ta xét bài hôm nay: Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm GV Chuyển: Tế bào có cấu tạo bao gồm những thành phần nào?Ta xét nội dung thứ nhất của bài: Cấu tạo tế bào: (10’) Hoạt động I: Tìm hiểu về cấu tạo của tế bào. Mục tiêu: Học sinh nắm được thành phần và cấu trúc của tế bào Thực hiện: Hoạt động độc lập của học sinh. TB TB KG TB TB KG KG Từ kiến thức đã học ở sinh học lớp 6: Một em hãy nhắc lại cấu tạo của tế bào thực vật? ( Tế bào gồm màng, tế bào chất, nhân) Từ mục" Em có biết” em có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của tế bào? ( Tế bào của cơ thể người có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Hình dạng: hình đĩa như tế bào hồng cầu; hình cầu như tế bào trứng; hình sao, hình nhiều cạnh như tế bào xương, tế bào thần kinh; hình trụ như tế bào lót xoang mũi; hình sợi như tế bào cơ. Kích thước: lớn nhất như tế bào trứng( có đường kính 0,1mm), nhỏ nhất như tế bào tinh trùng, dài nhất như tế bào thần kinh. Mặc dù khác nhau về hình dạng và kích thước song các tế bào đều có cấu tạo thống nhất. ( HS quan sát hình 3.1- sgk trang 11, ghi nhớ các thông tin về chú thích) Qua quan sát và ghi nhớ thông tin: Một em hãy chú thích vào tranh câm hình 3.1 các thành phần cấu tạo của tế bào bằng cách gắn các thông tin cho trước vào chỗ cho phù hợp? ( Gọi một học sinh lên bảng gắn, học sinh khác nhận xét và bổ sung) Dựa vào tranh vẽ đã chú thích, một em lên chỉ tranh và nêu cấu tạo của tế bào điển hình) ( Tế bào gồm màng sinh chất, chất tế bào(có lưới nội chất, ti thể, thể Gônghi, trung thể, ribôxôm) và nhân( gồm nhiễm sắc thể, nhân con) Từ phần trình bày của bạn, em hãy tóm tắt cấu tạo của tế bào bằng sơ đồ chữ? ( Tế bào gồm: màng sinh chất chất tế bào nhân ( GV chỉ trên tranh và nêu đặc điểm cấu tạo của tế bào) Từ kiến thức đã khai thác, so sánh tế bào thực vật với tế bào động vật và người có những đặc điểm gì chung? ( Đều gồm các thành phần cấu tạo giống nhau và đều có kích thước nhỏ) Từ những đặc điểm giống nhau ta có thể khẳng định: sinh vật có cấu tạo thông nhất và có chung nguồn gốc. Ngoài những đặc điểm chung đó, tế bào thực vật với tế bào động vật và người còn có những đặc điểm gì khác nhau? ( - Tế bào thực vật: màng có vách tế bào bằng Xenlulơz nên cứng, lạp thể phát triển, không bào rất to. - Tế bào động vật và người: màng và chất nguyên sinh rất mềm, không có lục lạp, không bào nhỏ) Từ những đặc điểm khác nhau đã nêu cho thấy: Từ một gốc chung, sinh vật phát triển theo hai hướng khác nhau: + Thực vật: thích nghi với lối sống tự dưỡng nhờ có lục lạp. + Động vật: thích nghi với lối dị dưỡng do không có lục lạp, lấy chất hữu cơ sẵn có làm thức ăn - Tế bào gồm: màng sinh chất, chất tế bào và nhân. Trong chất tế bào có các bào quan như lưới nội chất, thể Gônghi, ribôxôm, trung thể, ti thể. GV Chuyển:Với thành phần cấu trúc đã nêu, chức năng của mỗi thành phần cấu tạo trong tế bào như thế nào?Ta xét: Chức năng của các bộ phận trong tế bào: (14’) Hoạt động II: Tìm hiểu về chức năng các bộ phận trong tế bào. Mục tiêu: HS nắm được chức năng từng bộ phận của tế bào. Thực hiện: Hoạt động độc lập của HS KG KG ( Cả lớp nghiên cứu thông tin bảng 3.2- sgk trang 11 và ghi nhớ thông tin trong bảng) Qua thông tin đã nghiên cứu, hãy đối chiếu với bảng” Chức năng các bộ phận trong tế bào” trên bảng ( GV treo bảng phụ ghi nội dung bảng 3.2 song sắp xếp chưa đúng thứ tự như bảng 3.2 trong sgk) Dựa vào thông tin đã ghi nhớ em hãy sáp xếp lại nội dung ở cột 2 cho phù hợp với cột 3 và 1. Các bộ phận Các bào quan Chức năng Màng s.c giúp tế bào thực hiện trao đổi chất Chất tế bào - Bộ máy Gônghi - ti thể - lưới nội chất - trung thể - ribôxôm Thực hiện các hoạt động sống của tế bào +Tổng hợp vận chuyển các chất + Nơi tổng hợp Protein +Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng + Thu nhận hoàn thiện và phân phối sản phẩm + Tham gia quá trình phân chia tế bào Nhân Nhiễm sắc thể Nhân con Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào - Là cấu trúc quy định sự hình thành Protein có vai trò quyết định trong di truyền. - Chứa rARN cấu tạo nên Ribôxôm TB KG ( GV gọi một học sinh lên hoàn thiện bảng, HS khác nhận xét và bổ sung) Đáp án: Thay thứ tụ từ trên xuống lần lượt như sau: Lưới nội chất Ribôxôm Ti thể Bộ máy Gônghi Trung thể Qua bảng đã hoàn thành, em nêu chức năng các bộ phận trong tế bào? ( HS nêu nội dung bảng 3.2 đã hoàn thành) Hãy giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất, chất tế bào và nhân? ( Các bộ phận trong tế bào luôn có sự phối hợp hoạt động để tế bào thực hiện chức năng sống, thể hiện như sau: Màng sinh chất: có lỗ màng đảm bảo mối liên hệ giữa tế bào và máu. Nhờ vậy sự trao đổi chất được thực hiện để tổng hợp nên những chât sống của tế bào. Chất tế bào có các bào quan: Ti thể: thực hiện chức năng phân giải các vật chất tạo năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động sống của tế bào. Lưới nội chất: Tạo các kênh dẫn và xoang rộng phân bố khắp và vận chuyển các chất trong tế bào. Hạt Ribôxôm: Gắn trên lưới nội chất là nơi tổng hợp Protein Bộ máy Gônghi: Có khả năng tạo các túi màng thu nhận Protein(do ribôxôm tạo ra) để bao gói, phân phối tới các bào quan khác hoặc tập hợp sản phẩm tiết, các chất cặn bã trong hoạt dộng sinh lí của tế bào để thải ra ngoài. Trung thể: Có vai trò trong sự phân chia tế bào Nhân: Có nhiễm sắc thể quy định đặc điểm cấu trúc Prtein được tổng hợp trong tế bào ở ribôxôm. Như vậy: Giữa màng, tế bào chất và nhân luôn có quan hệ thống nhất. Nhờ đó tế bào hoạt động hoạt động được bình thường - học nội dung bảng 3.2 đã hoàn thành GV Chuyển:Ta vừa xét xong đặc điểm cấu tạo và chức năng các bộ phận của tế bào. Vậy tế bào có thành phần và những hoạt động sống nào? Ta xét tiếp: Thành phần hoá học của tế bào: (7’) Hoạt động III: Tìm hiểu về thành phần hoá học. Mục tiêu: Học sinh nắm được thành phần hoá học của tế bào Thực hiện: hoạt động độc lập của học sinh. GV TB ( HS nghiên cứu thông tin mục III- trang 12) Từ thông tin hãy vào bảng các nội dung yêu cầu cho phù hợp? ( GV kẻ bảng vào phần bảng chính và gọi một học sinh lên điền) Chất có trong tế bào Nguyên tố hoá học cấu tạo nên Chất hữu cơ Protein: Gluxxit Lipit Axit nucleic C, H, O, N, S, P C, H, O C, H, O AND, ARN Chất vô cơ Các loại muối khoáng: Ca, K, Na, Fe, Cu... TB KG Trong đó: Protein có N là nguyên tố hoá học đặc trưng chochất sống . Lipit và Gluxit đều được cấu tạo từ C, H, O song tỉ lệ khác nhau. Ví dụ: Gluxxit có 2H: 10 Lipit: tỉ lệ O, H thay đổi tuỳ loại Qua bảng trên kể tên các thành phần hoá học chính có trong tế bào? (Gồm chất hữu cơ( protein, gluxxit, lipit, axit nucleic) và chất vô cơ( các loại muối khoáng) Từ thành phần hoá học em có nhận xét gì về các nguyên tố tham gia cấu tạo nên thành phần hoá học của tế bào? ( Đều là những chất vô cơ có trong tự nhiên. Điều đó chứng tỏ giữa cơ thể với môi trường luôn có sự trao đổi chất và sự cung cấp đầy đủ các chất cho cơ thể thông qua thức ăn tự nhiên là rất cần thiết) - Học nội dung bảng đã hoàn thành. Chuyển: Với thành phần cấu tạo trên, ở tế bào luôn xảy ra những hoạt động sống nào? Ta xét tiếp: Các hoạt động sống của tế bào: ( 5’) Hoạt động IV: Tìm hiểu về các hoạt động sống của tế bào Mục tiêu: Học sinh nắm được các hoạt động sống trong tế bào Thực hiện: Hoạt động nhóm ( GV treo sơ đồ mối quan hệ giữa chức năng của tế bào với môi trường. Chỉ trên tranh giới hạn của tế bào, cơ thể và môi trường) Khung màu xanh chỉ giới hạn cơ thể Khung màu hồng biểu thị giới hạn của tế bào Màu trắng ở ngoài biểu thị môi trường ngoài cơ thể. ( Cả lớp hoạt động nhóm) Các nhóm quan sát kỹ sơ đồ, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi sau: Cho biết mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường? ( * Môi trường: cung cấp cho cơ thể những chất như nước, muối khoáng, chất hữu cơ. Các chất cần thiết được đưa vào cơ thể đến tận các tế bào. Đồng thời cơ thể tiếp nhận các chát kích thích từ môi trường *Tế bào: Thực hiện sự trao đổi chất tạo năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể diễn ra được. thải khí cacbonic và chất bài tiết thông qua cơ quan thải ra ngoài môi trường. Nhờ có trao đổi chất, tế bào lớn lên được và tiến hành phân chia tạo tế bào mới giúp cơ thể lớn lên và sinh sản. Dưới tác dụng kích thích của môi trường ở tê bào có sự cảm ứng giúp cơ thể phản ứng với kích thích từ môi trường Từ mối quan hệ trên cho biết chức năng của tế bào trong cơ thể là gì? Tế bào thực hiện sự trao đổi chất, cảm ứng, sinh trưởng phát triển và sinh sản) ( GV gọi các nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung , giáo viên hoàn thiện và cho ghi) - Hoạt động sống của tế bào bao gồm sự trao đổi chất, sự sinh trưởng và phát triển, sự sinh sản. (HS đọc kết luận chung- sgk trang 12) * KLC/ trang 12 * Củng cố: 5’ ? HSTB: Hãy sắp xếp các bào quan tương ứng với các chức năng bằng cách ghép chữ(a, b, c...) với số( 1, 2, 3...)vào ô trống ở bảng 3.2 sao cho phù hợp. Đáp án: 1- c, 2- a, 3 – b, 4- e, 5- d. ? HSKG: Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể? (Chức năng của tế bào là thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra, sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên khi tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản. Tế bào tiếp nhận kích thích giúp có thể phản ứng lại kích thích của môi trường( sự cảm ứng). Do vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào. Chính vì thế tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể,) III. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà: - Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 12. - Làm bài tập 2- sgk trang 12. - Đọc mục” Em có biết”- sgk trang13. - Đọc trước và chuẩn bị bài mới. Ngày soạn:12.9.09 TIẾT 4 MÔ Phần chuẩn bị: Mục tiêu bài dạy: Kiến thức: Giúp học sinh nắm được khái niệm mô, phân biệt được các loại mô và chức năng của chúng Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. Thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn. Phương tiện: Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 8 Tranh vẽ phóng to các hình từ 4.1 đến 4.4 SGK trang 14, 15 Bảng phụ bảng, phiếu học tập Học sinh: Đọc trước bài mới Phần thể hiện tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ: (5’- kiểm tra miệng) ?HSTB: Trình bày chức năng các bộ phận trong tế bào? Tế bào có những hoạt động sống nào? Yêu cầu trả lời: * Chức năng các bộ phận trong tế bào: 6 điểm Màng tế bào: thực hiện chức năng trao đổi chất với môi trường quanh tế bào. Chất tế bào là nơi diễn ra các hoạt đông sống của tế bào + Lưới nội chất: tổng hợp vận chuyển các chất + Ribôxôm là nơi tổng hợp protein + Ti thể tham gia các hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng + Trung thể có vai trò trong sự phân bào + Thể Gônghi thu nhận hoàn thiện và phân phối sản phẩm Nhân điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào + Nhân con có rARN cấu tạo nên ribôxôm + Nhiễm sắc thể là cấu trúc quy định sự hình thành protein có vai trò di truyền quan trọng * Các hoạt động sống của tế bào: 4 điểm - gồm trao đổi chất, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản. Bài mới: Vào bài: Trong cơ thể có nhiều loại tế bào, mỗi loại tế bào lại thực hiện những chức năng khác nhau. Tuy nhiên, người ta cũng có thể xếp loại chúng thành những nhóm tế bào có nhiệm giống nhau gọi là mô. Vậy mô là gì? có những loại mô nào trong cơ thể người? Ta sẽ giải quyết điều đó trong bài hôm nay: Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm Chuyển: Để tìm hiểu khái niệm về mô ta xét nội dung thứ nhất của bài: 1. Khái niệm mô: (5’) Hoạt động I: Tìm hiểu về khái niệm mô Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niệm mô Thực hiện: Hoạt động độc lập của học sinh. TB KG KG TB (Cả lớp nghiên cứu thông tin mục I- sgk trang 14) Dựa vào thông tin hãy kể tên những tế bào có hình dạng khác nhau mà em biết? + Tế bào hình cầu: Tế bào trứng + Tế bào hình đĩa: Hồng cầu + Tế bào hình khối: Tế bào biểu bì + Tế bào hình nón, hình que: Tế bào võng mạc + Tế bào hình sao: tế bào thần kinh + Không có hình dạng nhất định: tế bào bạch cầu Dự đoán vì sao tế bào lại có hình dạng khác nhau như vậy? ( Trong quá trình phát triển của phôi, các phôi bào có sự phân hoá đẻ hình thành các cơ quan khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau.Vì vậy tế bào có hình dạng khác nhau) ( Cả lớp nghiên cứu tiếp thông tin mục I- trang 14) Từ thông tin, cho biết những tế bào như thể nào tập hợp lại để tạo thành mô? ( Tập hợp gồm các tế bào chuyên hoá có cấu tạo giống nhau đảm nhận những chức năng nhất định gọi là mô Þ Đây chính là khái niệm về mô). Một em hãy nhắc lại khái niệm mô? ( Mô là tập hợp các tế bào chuyên hoá có cấu tạo giống nhau đảm nhận những chức năng nhất định. Tập hợp các tế bào như vậy được gọi là mô.) Ngoài ra ở một số loai mô còn có yếu tố không có cấu trúc tế bào( như nước trong máu, Ca trong xương) - Mô là tập hợp các tế bào chuyên hoá có cấu tạo giống nhau đảm nhận những chức năng nhất định Chuyển: Mô là tập hợp các tế bào chuyên hoá có cấu tạo giông nhau đảm nhận những chức năng nhất định. Vậy cơ thể có những loại mô nào? Ta xét: 2,Các loại mô: (28’) Hoạt động II: Tìm hiểu về các loại mô Mục tiêu: HS phân biệt được các loại mô và chức năng của chúng Thực hiện: Hoạt động nhóm và hoạt động độc lập của HS TB TB TB TB KG KG KG TB TB KG TB KG TB (Cả lớp quan sát tranh vẽ hình từ 4.1 đến 4.4- sgk trang 14, 15, 16) Qua quan sát tranh vẽ, theo em ở người có mấy loại mô? Đó là những loại mô nào? ( Ở người có bốn loại mô: mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết, mô thần kinh. Þ Ta sẽ lần lượt xét từng loại. Loại mô đầu tiên ta sẽ tìm hiểu đó là: ( Cả lớp nghiên cứu thông tin mục I- sgk trang 14, quan sát kỹ hình 4.1) Qua tranh vẽ và thông tin, em có nhận xét gì về sự sắp xếp các tế bào trong mô biểu bì? ( Gồm các tế bào xếp xít nhau phủ ngoài cơ thể hay lót trong cơ quan rỗng như ống tiêu hoá, bóng đái, dạ con) Với vị trí và cách sắp xếp như trên mô biểu bì thực hiện chức năng gì? ( Bảo vệ( da), hấp thụ( biểu bì ở dạ dày), tiết (biểu bì ở các tuyến đơn bào hay đa bào) GV: Tuỳ theo hình dạng và chức năng mà người ta chia mô biểu bì thành 6 loại: Biểu mô dẹt( biểu bì da) Biểu mô khối( tế bào hình khối lót trong đường dẫn của thận) Biểu mô rung( tế bào hình trụ lót trên bề mặt tự do của tế bào có nhiều lông rung động như đường hô hấp) Biểu mô trụ Biểu mô cảm giác Biểu mô tuyến Ngoài ra, còn có mô sinh sản gồm các tế bào tham gia sinh trứng và sản xuất tinh trùng đều được xếp vào mô biểu bì( có nguồn gốc từ lá phôi ngoài) Loại mô tiếp theo mà ta sẽ nghiên cứu đó là: ( GV treo tranh phóng to hình 4.2) Quan sát và cho biết: có mấy loại mô liên kết? Đó là những loại nào? ( Có 4 loại mô liên kết đó là: Mô sợi Mô sụn Mô xương Mô mỡ Ngoài ra còn có mô liên kết dinh dưỡng như máu, bạch huyết có chức năng dinh dưỡng. Quan sát cả 4 loại mô trên tranh vẽ em hãy nêu cấu tạo chung của mô liên kết? ( Gồm các tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền, có thể có các sợi đàn hồi. ( GV chỉ trên tranh) Mô sợi: Nằm khắp nơi trên cơ thể, nối liển da với cơ, neo giữ các tuyến, liên kết các tổ chức khác nhau trên cơ thể. Tế bào trong mô sợi tiết ra một mạng sợi dày đan kết vào nhau. Mô sụn: nằm sát đầu xương là một cấu trúc rắn, có tính đàn hồi. Tế bào sụn có thể nằm riêng lẻ hoặc thành từng nhóm( gồm 2 đến 4 tế bào) trong các khoang nhỏ lẫn trong chất cơ bản đặc. Mô xương: gồm hai loại Mô xương xốp, có ở các đầu xương dưới lớp sụn, gồm các nan xương xếp vòng cung tạo thành ô trống chứa tuỷ. Mô xương cứng, có ở thân xương tạo nên các ống xương, các tế bào có mấu sinh chất gắn với ống Have, chất nền chứa muối và phốt pho làm cho xương cứng. Mô mỡ: Nằm ở nhiều nơi trên cơ thể. Gồm các tế bào nằm rải rác trong chất nền Qua quan sát và phân tích trên tranh vẽ, chức năng mà mô liên kết thực hiện là gì? (Tạo ra bộ khung cơ thể, neo giữ các cơ quan, đệm cơ học, dinh dưỡng) Ngoài ra gân, dây chằng cũng thuộc mô liên kết sợi. Như vậy: về cầu tạo, mô liên kết có thành phần chủ yếu là chất nền (có thể có các sợi đàn hồi) trong có các tế bào nằm rải rác. Theo em, máu thuộc loại mô gì? Vì sao máu được xếp vào loại mô đó? (- Máu thuộc loại mô liên kết, dạng liên kết dinh dưỡng - Vì huyết tương của máu là thành phần cơ bản là chất nền, là chất lỏng phù hợp với chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng và chất thải Qua nghiên cứu mô biểu bì và mô liên kết, hãy so sánh điểm khác nhau cơ bản giữa chúng? Mô biểu bì: Gồm chủ yếu là tế bào xếp xít nhau, chất nền ít hoặc không đáng kể Nằm ở mặt ngoài của da hoặc lót trong cơ quan rỗng Mô liên kết: Gồm chủ yếu là chất nền, trong có tế bào nằm rải rác Nằm ở dưới da, gân, dây chằng, sụn, xương, mỡ... Chuyển Ta đã xét xong đặc điểm, vị trí, chức năng của mô liên kết. Vậy mô cơ có cấu tạo và thực hiện chức năng gì? (Quan sát hình 4.3) Có những loại mô cơ nào? Các loại mô cơ đã nêu đều có đặc điểm gì chung? Gồm mô cơ vân, cơ trơn và cơ tim Các tế bào cơ đều dài nên khi co dãn tạo sự vận động Quan sát và cho biết hình dạng, cầu tạo tế bào cơ vân giống và khác tế bào cơ tim ở những điểm nào? Giống: Đều có nhiều nhân và đều có vân ngang Khác: tế bào cơ vân tạo thành bắp cơ gắn với xương, khi cơ co làm xương cử động; Tế bào cơ tim phân nhánh tạo nên thành cơ tim Nêu đặc điểm cầu tạo của tế bào cơ trơn? Tế bào cơ trơn có hình thoi, đầu nhọn và chỉ có một nhân tạo nên thành các nội quan như dạ dày, bóng đái, thành mạch Từ những đặc điểm phân tích trên hãy nêu những đặc điểm khác biệt của ba loại mô cơ? Chuyển: Ta xét một loại mô cuối cùng. Đó là mô thần kinh. (Học sinh quan sát hình 4.4 kết hợp nghiên cứu thông tin mục 4. SGK trang 16) Cả lớp hoạt động nhóm Sau khi nghiên cứu thông tin và tranh vẽ, các nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu học tập sau: Đánh dấu vào đáp án mà theo em là đúng về cấu tạo mô thần kinh. Gồm các loại nơron khác nhau. Gồm các tế bào thần kinh (nơron) và các tế bào thần kinh đệm Chỉ gồm tế bào thần kinh Cả a. và c. Nơron (tế bào thần kinh) gồm: Chỉ có một thân (chứa nhân) Có các sợi nhánh và sợi trục Gồm thân (chứa nhân) từ thân phát đi các tua ngắn phân nhánh gọi là nới nhánh và một tua dài là sợi trục.Diện tiếp xúc giữa đầu mút của sợi trục nơron này với nơron kế tiếp gọi là xináp Cả a. và b. Cả b. và c. (Giáo viên gọi các nhóm báo cáo và bổ sung) Đáp án: 1-b; 2-c Để biết các em chọn đáp án đã đúng chưa, cả lớp quan sát tranh vẽ - (Giáo viên chỉ trên tranh) Qua xét cấu tạo, mô thần kinh thực hiện chức năng gì? Tiếp nhận kích thích Xử lý thông tin và điều hoà hoạt động giữa của các cơ quan, bảo đảm sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và sự thích ứng với môi trường Mô biểu bì: - Gồm các tế bào xếp xít nhau phủ ngoài cơ thể hay lót trong cơ quan rỗng như ống tiêu hoá, bóng đái, dạ con. - chức năng: Bảo vệ, hấp thụ và tiết. Mô liên kết: Gồm các tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền, có thể có các sợi đàn hồi. Chức năng: Tạo ra bộ khung cơ thể, neo giữ các cơ quan, đệm cơ học, dinh dưỡng Mô cơ: Các tế bào cơ đều dài nên khi co dãn tạo sự vận động Mô cơ vân: có tế bào dài, chứa nhiều nhân, có vân ngang gắn vào xương Mô cơ trơn có tế bào hình thoi, một đầu nhọn, có một nhân tạo nên thành nội quan (dạ dầy, bóng đái, thành mạch) Mô cơ tim: có tế bào dài, phân nhành, nhiều nhân, tạo thành cơ tim Mô thần kinh: Mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh (nơron) và các tế bào thần kinh đệm Chức năng: tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều khiển sự hoạt động của các cơ quan để trả lời kích thích của môi trường. (HS đọc kết luận chung- sgk trang17) *KLC/ trang 17 * Củng cố: 5’ ? HSTB: So sánh mô biểu bì và mô liên kết về vị trí của chúng trong cơ thể và sự xắp xếp tế bào trong hai loại mô đó? Vị trí: Mô biểu bì bao bọc phần ngoài cơ thể, lót trong cơ quan rỗng. Mô liên kết ở dưới lớp da, gân, dây chằng,... Đặc điểm cấu tạo: Mô biểu bì có các tế bào xếp xít nhau là chủ yếu, chất nền ít hoặc không đáng kể. Mô liên kết có các tế bào nằm rải rác, chủ yếu là chất nền. ? HSKG: So sánh bốn loại mô theo bảng 4 trang 17 SGK Mô biểu bì Mô liên kết Mô cơ Mô thần kinh Đặc điểm cấu tạo Các tế bào xếp xít nhau Có các tế bào nằm rải rác, chủ yếu là chất nền Tế bào dài, xếp thành lớp, thành bó gồm các tế bào thần kinh (nơron) và các tế bào thần kinh đệm Chức năng Bảo vệ, hấp thụ, tiết Đệm cơ học, dinh dưỡng, neo giữ các cơ quan Co dãn tạo nên sự vận động của cơ quan và cơ thể tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều khiển sự hoạt động của các cơ quan để trả lời kích thích của môi trường III. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà: - Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 17 - Làm bài tập 4 trang 17 - Đọc mục” Em có biết” - Đọc trước và chuẩn bị bài mới: Mỗi nhóm chuẩn bị một con ếch, hoặc một miếng thịt lợn nạc tươi. Ngày soạn: 14/ 9/ 2009 TIẾT 5: THỰC HÀNH QUAN SÁT TẾ BÀO VÀ MÔ A. Phần chuẩn bị: I. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được cách làm tiêu bản tạm thời tế bào mô cơ vân. Quan sát và vẽ được các tế bào trong tiêu bản có sẵn: Tế bào niêm mạc miệng( mô biểu bì), mô sụn, mô xương, mô cơ vân, mô cơ trơn. Phân biệt được các thành phần chính của tế bào( màng, tế bào chất, nhân).Phân biệt được các đặc điểm khác nhau trong cấu tạo mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết. Biết cách làm và quan sát tiêu bản trên kính hiển vi. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. 3. Thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn. II. Phương tiện: Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 8 Bộ tiêu bản có sẵn( mô biểu bì, mô sụn, mô xương, mô cơ trơn) Các dụng cụ: 4 lọ dung dịch sinh lý NaCl 0, 65%, có ống hút 4 lọ axit axetic 1% có ống hút; 4 kim nhọn, 4 kim mũi mác; 4 dao mổ; 8 lam kính với các lamen 4 kính hiển vi có độ phóng đại từ 100 – 200( 10x 10; 10x 20) Bảng phụ bảng, phiếu học tập Học sinh: Đọc trước bài mới. Chuẩn bị theo nhóm. Mỗi nhóm 1 khăn lau, giấy thấm, 1 con ếch hoặc miếng thịt lợn nạc còn tươi. B. Phần thể hiện tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: I. Kiểm tra bài cũ:( Không kiểm tra miệng, dành thời gian cho việc kiểm tra chuẩn bị của học sinh) II. Bài mới: 1. Vào bài: Ta đã nghiên cứu về mặt lý thuyết cấu tạo tế bào và mô. Vậy trên thực tế, tế bào và mô có cấu tạo như đã nghiên cứu hay không? Ta xét bài hôm nay: 2. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm GV Chuyển: Trước hết ta tìm hiểu nội dung thứ nhất của bài: I. Mục tiêu: (5’) Hoạt động I: Tìm hiểu về mục tiêu, các phương tiện cần thiết cho bài thực hành. Mục tiêu: Học sinh nắm được mục tiêu, các phương tiện cần chuẩn bị cho bài. Thực hiện: Hoạt động độc lập của học sinh. TB GV TB ( Cả lớp nghiên cứu nội dung mục I- sgk trang 18) Từ nội dung đã nghiên cứu cho biết mục tiêu mà bài thực hành đưa ra là gì? ( Chuẩn bị được tiêu bản tạm thời tế bào mô cơ vân. Quan sát và vẽ được các tế bào trong tiêu bản có sẵn: Tế bào niêm mạc miệng( mô biểu bì), mo sụn, mô xương, mô cơ vân, mô cơ trơn. Phân biệt được các thành phần chính của tế bào( màng, tế bào chất, nhân).Phân biệt được các đặc điểm khác nhau trong cấu tạo mô biểu bì

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_chuong_trinh_ca_nam_truong_thcs_hong.doc