I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Chứng minh được cơ co sinh ra công. Công của cơ được sử dụng vào lao động và di chuyển.
- Trình bày được nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu các biện pháp chống mỏi cơ.
- Nêu được lợi ích của sự luyện tập cơ, từ đó mà vận dụng vào đời sống, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và lao động vừa sức.
2. Kĩ năng
-Thu thập thông tin, phân tích, khái quát hóa.
- Hoạt động nhóm.
- Vận dụng lí thuyết và thực tế rèn luyện cơ thể
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu hoạt động của cơ, xác định nguyên nhân mỏi cơ và đề biện pháp chống mỏi cơ
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực
- Kĩ năng đặc mục tiêu: rèn luyện TDTT để tăng cường hoạt động của cơ
- Kĩ năng giải quyết vấn đề: xác định nguyên nhân của hiện tượng mỏi cơ
3.Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn vệ sinh hệ cơ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1.Giáo viên:
Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn vệ sinh hệ cơ.
2. Học sinh:
Xem trước nội dung bài.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 10, Bài 10: Hoạt động của cơ - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 05 Ngày soạn: 16/ 09/ 2013
Tiết 10 Ngày giảng: 18/ 09/ 2013
Bài 10: HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Chứng minh được cơ co sinh ra công. Công của cơ được sử dụng vào lao động và di chuyển.
- Trình bày được nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu các biện pháp chống mỏi cơ.
- Nêu được lợi ích của sự luyện tập cơ, từ đó mà vận dụng vào đời sống, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và lao động vừa sức.
2. Kĩ năng
-Thu thập thông tin, phân tích, khái quát hóa.
- Hoạt động nhóm.
- Vận dụng lí thuyết và thực tế ® rèn luyện cơ thể
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu hoạt động của cơ, xác định nguyên nhân mỏi cơ và đề biện pháp chống mỏi cơ
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực
- Kĩ năng đặc mục tiêu: rèn luyện TDTT để tăng cường hoạt động của cơ
- Kĩ năng giải quyết vấn đề: xác định nguyên nhân của hiện tượng mỏi cơ
3.Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn vệ sinh hệ cơ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1.Giáo viên:
Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn vệ sinh hệ cơ.
2. Học sinh:
Xem trước nội dung bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số 8A1: ../. . 8A2: /..
8A3: ../. . 8A4: /..
8A5: ../. .
2. Kiểm tra bài cũ
(?) Trình bày cấu tạo của bắp cơ? Sự co cơ diễn ra khi nào?
(?) Nêu tính chất và ý nghĩa của hoạt động co cơ?
3. Hoạt động dạy học :
* Mở bài:Gv: Nêu sơ lược nội dung đã n/c ở tiết trước.Vậy hoạt động co cơ mang lại hiệu quả gì và làm gì để tăng hiệu quả hoạt động co cơ? Đó là ND bài hôm nay.
Hoạt động 1: Tìm hiểu công của cơ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin và làm bài tập mục SGK.
(?) Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống
(?) Từ bài tập trên em có nhận xét gì về sự liên quan giữa: cơ - lực và co cơ ?
(?) Thế nào là công của cơ ?
(?) Làm thế nào để tính được công của cơ ?
(?) Công của cơ được sử dụng vào mục đích gì?
(?) Hoạt động cơ co phụ thuộc vào những yếu tố nào?
I/ Công cơ
- HS: tự thu thập thông tin và chọn từ trong khung để hoàn thành bài tập.
- HS: Co...; lực đẩy; Lực kéo
- HS: HĐ của cơ tạo ra lực làm di chuyển vật hay mang vác vật -> sinh công
- Khi cơ co tạo một lực tác động vào vật, làm vật di chuyển tức là đã sinh ra công
- HS: Dựa vào CThức: A = F.S
- HS: được sử dụng vào các thao tác lao động, vận động...
- Công của cơ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Trạng thái thần kinh.
+ Nhịp độ lao động.
+ Khối lượng của vật.
Tiểu kết 1:
- Khi cơ co tạo một lực tác động vào vật, làm vật di chuyển tức là đã sinh ra công
- Công của cơ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Trạng thái thần kinh.
+ Nhịp độ lao động.
+ Khối lượng của vật.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự mỏi cơ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Em đã bao giờ bị mỏi cơ chưa? Nếu bị mỏi cơ thì có hiện tượng như thế nào ?
- GV: Y/c hs nghiên cứu thí nghiệm/sgk và tiến hành thí nghiệm trên máy ghi công cơ.
- GV: Giới thiệu máy ghi công của cơ và tổ chức cho hs làm thí nghiệm trên máy ghi công
+ Lần 1: Co ngón tay nhịp nhàng với quả cân 500 gam.
+ Lần 2: Cũng với quả cân đó nhưng với tốc độ nhanh hơn.
- GV: Thay đổi khối lương quả cân
(?) Qua kết quả trên cho biết khối lượng như thế nào thì công sản sinh ra lớn nhất?
(?) Khi ngón tay trỏ kéo rồi thả quả cân nhiều lần em có nhận xét gì về biên độ co cơ trong QT TN0 kéo dài?
(?) Khi chạy một đoạn đường dài, em có cảm giác gì? Vì sao như vậy?
(?) Hiện tượng biên độ co cơ giảm dần khi làm việc quá sức có thể đặt tên là gì?
- GV: Cơ co tạo tao lực TD vào vật làm vật dịch chuyển và sinh công
- Cơ làm việc quá sức → biên độ co cơ giảm xuống → cơ bị mệt ( mỏi cơ)
Vậy: Nguyên nhân nào dẫn đến sự mỏi cơ là gì ?
- GV: Y/c hs đọc thông tin và trả lời câu hỏi sau:
(?) Nguyên nhân nào dẫn đến sự mỏi cơ?
- GV: Liên hệ về việc cung cấp đủ O2 khi vận động...
(?) Khi bị mỏi cơ cần làm gì để cơ hết mỏi (?) Làm thế nào để cơ không bị mỏi, lao động và học tập có kết quả?
(?) Làm thế nào để cơ không bị mỏi, lao động và học tập có kết quả?
- GV: Liên hệ thực tế: Khi chạy thể dục hay học nhiều tiết căng thẳng,gây mệt mỏi ® cần nghỉ ngơi
II/ Sự mỏi cơ
- HS: Liên hệ bản thân để trả lời
- HS: Tự thu thập thông tin trong SGK
- HS: Chú ý lắng nghe
- HS: Đếm xem có được bao nhiêu lần thì mỏi
- HS: Thực hiện và rút ra kết quả thí nghiệm
- HS: Khối lượng càng nhỏ công sinh ra càng lớn
- HS: Biên độ co cơ giảm → ngừng
- HS: Liên hệ trả lời
- HS: Sự mỏi cơ
1/ Nguyên nhân của sự mỏi cơ
- HS: Tự thu nhận thông tin
- Lượng O2 cung cấp cho cơ thiếu.
- Năng lượng cung cấp ít.
- Sản phẩm tạo ra là axit lăctic tích tụ đầu độc cơ → mỏi cơ.
2/ Biện pháp chống mỏi cơ
- Hít thở sâu
- Xoa bóp cơ
- Cần có thời gian lao động, học tập, nghỉ ngơi hợp lý.
- HS: Nghỉ ngơi hợp lí, để cho cơ hoạt động bình thường
Tiểu kết 2:
Mỏi cơ là hiện tượng cơ làm việc nặng và lâu ® biên độ co cơ giảm ® ngừng.
a. Nguyên nhân của sự mỏi cơ
- Lượng O2 cung cấp cho cơ thiếu.
- Năng lượng cung cấp ít.
- Sản phẩm tạo ra là axit lăctic tích tụ đầu độc cơ → mỏi cơ.
b. Biện pháp chống mỏi cơ
- Hít thở sâu
- Xoa bóp cơ
- Cần có thời gian lao động, học tập, nghỉ ngơi hợp lý.
Hoạt động 3: Luyện tập để rèn luyện cơ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận -> trả lời câu hỏi mục lệnh / SGK- 35.
(?) Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào?
(?) Những hoạt động được coi là sự luyện tập cơ?
(?) Luyện tập thường xuyên có tác dụng như thế nào đến các hệ cơ quan trong cơ thể và dẫn tới kết quả gì đối với hệ cơ?
(?) Nên có phương pháp luyện tập như thế nào để có kết quả tố nhất?
- GV: Y/c HS tự rút ra kết luận và liên hệ thực tế để HS thấy được lợi ích của việc luyện tập TDTT từ vấn đề đó giáo dục HS
III/ Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ
- HS: Nêu được:
+ Thần kinh. + K/n dẻo dai, bền bỉ.
+ Thể tích cơ. + Lực co cơ.
+ Giới tính + Trình trạng sức khỏe
+ Tuổi tác...
- HS: Hoạt động TDTT
- HS: Thường xuyên luyện tập TDTT vừa sức dẫn tới:
+ Tăng thể tích co cơ (cơ phát triển)
+ Tăng lực co cơ -> hoạt động tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp có hiệu quả.
+ Tinh thần sảng khoái -> lao động cho năng xuất cao.
- HS: Thường xuyên luyện tập TDTT ( TD buổi sáng, TD giữa giờ) tham gia các môn: Chạy,nhảy, bơi lội.. 1 cách vừa sức
Tiểu kết 3:
Để tăng cương khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai, cần lao động vừa sức và thường xuyên luyện tập TDTT.
IV. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ
1. Củng cố
- Công của cơ sinh ra khi nào?
- Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào?
- Sự mỏi cơ là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến sự mỏi cơ?
- Khi cơ bị mỏi cần phải làm gì để hết mỏi?
- Khả năng co cơ phụ thuộc vào những y/tố nào?
- Nhữn hoạt động nào được coi là luyện tập cơ?
2.Dặn dò
- Học bài, trả lời câu hỏi /SGK - 36.
- Đọc mục " Em có biết".
- Chuẩn bị bài sau: Tìm hiểu sự tiến hóa của hệ vận động kẻ bảng 11/SGK - 38 vào vở bài tập.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_10_bai_10_hoat_dong_cua_co_nguye.doc