Bài giảng Tiết 1 nguồn gốc, cấu tạo cơ thể người

I. Mục tiêu tiết dạy

Hs nắm được tại sao con người có nguồn gốc từ động vật và người là động vật tiến hóa nhất

Học sinh nắm được cấu tạo chung của cơ thể người

II Phương pháp

Vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm.

III/ Chuẩn bị

GV Giáo án

HS: SGK, vở ghi

IV/ Tiến trình tiết dạy:

 

doc33 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1 nguồn gốc, cấu tạo cơ thể người, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn 20/8/2009 Tiết 1 Nguồn gốc, cấu tạo cơ thể người I. Mục tiêu tiết dạy Hs nắm được tại sao con người có nguồn gốc từ động vật và người là động vật tiến hóa nhất Học sinh nắm được cấu tạo chung của cơ thể người II Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm. III/ Chuẩn bị GV Giáo án HS: SGK, vở ghi IV/ Tiến trình tiết dạy: 1. ổn định tổ chức(2) NG Tiết thứ Lớp Sĩ số 8A 8B 2. Kiểm tra. 3. Bài mới TG hoạt động của giáo viên hoạt động của học sinh 20 15 ? Hãy cho biết con người được xếp vào lớp động vật nào? Vì sao lại được xếp vào lớp động vật đó GV gợi ý hãy cho biết con người có những đặc điểm nào giống năm lớp động vật đã học lớp 7 GV chính xác hóa kiến thức ? Hãy cho biết tại sao con người là động vật tiến hóa nhất ? Hãy nêu cấu tạo chung của cơ thể người ? Cơ thể người chia làm mấy phần, đó là những nào I/ Nguồn gốc của con người HS thảo luận nhóm Đại diện nhóm trả lời các nhóm khác bổ xung Con người giống với thú như: cơ thể có lông mao, răng phân hóa thành răng cửa răng nanh, răng hàm, có tuyến sữa, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ Con người có những đặc điểm mà động vật không có đó là: - Nhờ lao động có mục đích con người bớt lệ thuộc vào thiên nhiên - Có tiếng nói chữ viết và có tơ duy trừu tượng từ đó con người bớt lệ thuộc vào thiên nhiên -Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn *KL Con người có nguồn gốc từ động vật và là động vật tiến hóa nhất trong giới động vật II/ Khái quát về cơ thể người - Da: bao bọc cơ thể, bảo vệ nội quan, giữ nhiệt độ của cơ thể, trên da có nhiều lông nhỏ, trong da có nhiều mạch máu, đầu mút là các dây thần kinh và các tuyến mồ hôi, dưới da có lớp mỡ - Cơ: Tạo nên hình dáng ngoài của cơ thể - Xương: làm thành bộ khung của cơ thể, bảo vệ các nội quan bên trong _ Cơ thể người chia làm 3 phần: + Đầu +Thân(khoang ngực, khoang bụng, giữa 2 khoang ngăn cách với nhau bởi cơ hoành) (+) Khoang ngực gồm: tim và phổi (+) Khoang bụng gồm nhiều cơ quan: ruột, dạ dày, gan, thận, bóng đái.... + Chân, tay 4/ Củng cố(7) ? Hãy chứng minh người có nguồn gốc từ động vật và là động vật tiến hóa nhất GV gợi ý nêu đặc điểm giống và khác nhau giữa người và động vật ? Trong các phần của cơ thể phần nào quan trọng nhất? Vì sao 5/ HDVN(1) Ôn lại cấu tạo, chức năng các hệ cơ quan trong cơ thể động vật V/ Rút kinh nghiệm tiết dạy .............................................................................................................................................................................................................................................................................. -------------------------------------------------- Soạn: 22/08/2009 Tiết: 2 Các hệ cơ quan trong cơ thể người I. Mục tiêu tiết dạy Hs nắm được cấu tạo, chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể người Rèn kỹ năng tổng hợp kiến thức II Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm. III/ Chuẩn bị GV Giáo án HS: SGK, vở ghi IV/ Tiến trình tiết dạy: 1. ổn định tổ chức(2) NG Tiết thứ Lớp Sĩ số 8A 8B 2. Kiểm tra. (5) Cơ thể người chia làm máy phần , nêu cụ thể các bộ phận từng phần 3. Bài mới TG hoạt động của giáo viên hoạt động của học sinh 5 25 Cơ thể người gồm các hệ cơ quan nào? Hãy kể tên ? Nêu cấu tạo và chức năng của hệ vận động ? Nêu cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa ? Nêu cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn ? Nêu cấu tạo và chức năng của hệ bài tiết ? Nêu cấu tạo và chức năng của hệ nội tiết và thần kinh ICác hệ cơ quan trong cơ thể Hệ vận động, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ sinh dục, hệ nội tiết II/ Cấu tạo và chức năng của các hệ cơ quan 1. Hệ vận động * Cấu tạo Gồm cơ và xương * Chức năng Nâng đỡ và giúp cơ thể vận động 2. Hệ tiêu hóa *Cấu tạo Gồm ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa * Chức năng Biến đổi thức ăn và đưa các chất dễ hấp thu vào cơ thể 3.Hệ tuần hoàn * Cấu tạo Gồm tim, hệ mạch * Chức năng Vận chuyển khí O2 và chất dinh dưỡng đến cho TB nhận chất thải và CO2 từ tế bào thải ra 4.Hệ bài tiết * Cấu tạo Thận, bóng đái, ống dẫn nước tiểu * Chức năng Tập hợp và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể 5. Hệ thần kinh và hệ nội tiết * Cấu tạo Hệ nội tiết bao gồm các tuyến nội tiết, hệ thần kinh gồm não, tủy sống, dây thần kinh * Chức năng Điều khiển, điều hòa, phối hợp hoạt động của các cơ quan 4/ Củng cố(7) ? Hãy nêu cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa, tuần hoàn ? Hãy vẽ và trình bày sự tuần hoàn máu của thỏ theo 2 vòng tuần hoàn 5/ HDVN(1) Ôn lại cấu tạo của tế bào V/ Rút kinh nghiệm tiết dạy .............................................................................................................................................................................................................................................................................. --------------------------------------------------------------- Soạn 25/8/2009 Tiết 3 Tế bào I. Mục tiêu tiết dạy Hs nắm được cấu tạo của tế bào, giải thích vì sao tế bào là đơn vị cấu tạo, đơn vị chức năng của cơ thể, nắm một số khái niệm đồng hóa dị hóa, cảm ứng, sinh trưởng, phát triển Rèn kỹ năng tổng hợp kiến thức II Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm. III/ Chuẩn bị GV Giáo án HS: SGK, vở ghi IV/ Tiến trình tiết dạy: 1. ổn định tổ chức(2) NG Tiết thứ Lớp Sĩ số 8A 8B 2. Kiểm tra. (5) Nêu cấu tạo và chức năng của hệ nội tiết và thần kinh 3. Bài mới TG hoạt động của giáo viên hoạt động của học sinh 20 10 ? Hãy chứng minh tế bào là đơn vị cấu tạo, đơn vị chức năng của cơ thể GV gợi ý nêu cấu tạo chức năng của tế bào,và nêu các hoạt động sống của tế bào ? Đồng hóa là gì ? Dị hóa là gì ? Em hiểu thế nào là quá trình sinh sản GV giới thiệu I Cấu tạo và chức năng của tế bào - Cơ thể cấu tạo từ nhiều hệ cơ quan, hệ cơ quan cấu tạo từ các cơ quan, cơ quan cấu tạo từ nhiều mô, mô được cấu tạo từ nhiều tế bào. - Tất cả các tế bào trong cơ thể đều có cấu tạo giống nhau, các hoạt động sống của cơ thể diễn ra tại tế bào +Màng sinh chất là nơi diễn ra quá trình TĐC +Chất tế bào: là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào Ti thể tạo ra năng lượng cho hoạt động của tế bào và cơ thể Ribôxôm là nơi tổng hợp Pr Bộ máy GônGi thực hiện chức năng bài tiết Trung thể tham gia vào quá trình phân chia của tế bào Tất cả các hoạt động trên làm cơ sở cho sự sống, sự lớn lên, sinh trướng và phát triển II/ Các khái niệm sinh học 1. Đồng hóa Đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản 2. Dị hóa Là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản và giải phóng năng lượng 3. Sinh sản Là quá trình phân chia tạo nên tế bào mới giúp cơ thể phát triển và thay thế những tế bào mới 4. Sinh trưởng, phát triển Giúp cơ thể lớn lên và trưởng thành 4/ Củng cố (7) Hãy chứng minh mọi hoạt động sống của cơ thể diễn ra tại tế bào 5/ HDVN(1) Ôn lại khái niệm mô V/ Rút kinh nghiệm tiết dạy .............................................................................................................................................................................................................................................................................. -------------------------------------------------------- Soạn: 28/8/2009 Tiết 4 Mô (t1) I. Mục tiêu tiết dạy Hs nắm được khái niệm về mô, trình bày được điểm giống và khác nhau giữa các loại mô Rèn kỹ năng tổng hợp kiến thức II Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm. III/ Chuẩn bị GV Giáo án HS: SGK, vở ghi IV/ Tiến trình tiết dạy: 1. ổn định tổ chức(2) NG Tiết thứ Lớp Sĩ số 8A 8B 2. Kiểm tra. (5) Hãy chứng minh tế bào là đơn vị cấu tạo, đơn vị chức năng của cơ thể sống 3. Bài mới TG hoạt động của giáo viên hoạt động của học sinh 5 25 ? Mô là gì ? So sánh mô biểu bì và mô liên kết về vị trí, sắp xếp, chức năng ? So sánh sự giống và khác nhau của mô sợi, mô xương, mô sụn I Khái niệm mô Mô là tập hợp các yếu tố có cấu trúc tế bào giống nhau và các yếu tố không có cấu trúc tế bào (gian bào) để thực hiện chức năng nhất định II/ So sánh cấu tao và chức năng các loại mô 1.So sánh mô biểu bì và mô liên kết Mô biểu bì Mô liên kết Vị trí Bao bọc ngoài cơ thể, lót trong cơ quan rỗng Nối kết các cơ quan trong cơ thể, cấu tạo mô máu, mô mỡ, mô sụn, mô xương Sắp xếp Các tế bào xếp xít nhau Các tế bào nằm rải rác và cách rời nhau Chức năng Bảo vệ che chở cho cơ thể, cơ quan ổn định vị trí cơ quan, dinh dưỡng, bảo vệ nâng đỡ cơ thể 2. So sánh mô sợi, mô sụn, mô xương a. Giống nhau Cả 3 loại mô trên đều là mô liên kết b. Khác nhau Mô sợi Mô xương Mô sụn Có tổ chức dạng sợi dai, đàn hồi Có tổ chức dạng khối, rắn chắc Có tổ chức rắn chắc, đàn hồi Có ở da, trong khoang cơ thể, làm nhiệm vụ nối kết cơ quan Tạo khung chống đỡ cơ thể, bảo vệ một số nội quan Bao bọc đầu xương làm chức năng đệm, giảm ma sát khi xương chuyển động 4/ Củng cố(7) Máu có phải là mô liên kết không, giải thích tại sao 5/ HDVN(1) Ôn lại khái niệm mô V/ Rút kinh nghiệm tiết dạy .............................................................................................................................................................................................................................................................................. Soạn: 1/9/2009 Tiết 5 Mô (T2) I. Mục tiêu tiết dạy Hs nắm được cấu tạo và chức năng của mô thần kinh, so sánh mô mỡ và mô máu, mô cơ trơn, mô cơ vân và mô thần kinh II Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm. III/ Chuẩn bị GV Giáo án HS: SGK, vở ghi IV/ Tiến trình tiết dạy: 1. ổn định tổ chức (2) NG Tiết thứ Lớp Sĩ số 8A 8B 2. Kiểm tra. (5) So sánh mô sợi, mô xương, mô sụn 3. Bài mới TG hoạt động của giáo viên hoạt động của học sinh 5 10 10 10 ? Nêu cấu tạo của mô thần kinh ? Nêu chức năng của mô thần kinh ? So sánh sự giống và khác nhau của mô sợi, mô xương, mô sụn Nêu điểm giống và khác nhau của mô cơ trơn, cơ vân, cơ tim I Cấu tạo và chức năng của mô thần kinh 1. Cấu tạo Gồm tế bào thần kinh (Nơron) và tổ chức thần kinh đệm (thần kinh giao) Cấu tạo của nơron gồm tế bào có thân chứa nhân từ thân phát ra tua ngắn gại là sợi nhánh, tua dài gọi là sợi trục tận cùng sợi trục là các đầu mút, chỗ liên hệ giữa đầu mút của nơron này với nơron khác gọi là cúc xinap 2. Chức năng - Cấu tạo nên hệ thần kinh -Tiếp nhận kích thích, xử lý, dẫn truyền thông tin, điều khiển, điều hòa hoạt động của cơ quan, đảm bảo cơ thể thích nghi với môi trường II/ So sánh mô mỡ và mô máu Mô mỡ Mô máu Cấu tạo Có dạng khối mềm tạo thành mô dự trữ, bao bọc một số cơ quan Là thể dịch vận chuyển trong tim và mạch Chức năng Tham gia vào tạo năng lượng cho tế bào và cơ thể có c/n đệm và bảo vệ cơ thể Vận chuyển O2 chất dinh dưỡng cho tb, nhận CO2, chất thải từ tb thải III .So sánh cơ vân cơ trơn, cơ tim a. Giống nhau Đều có có cấu tạo tb dạng sợi, có c/n co dãn tạo sự vân động b. Khác nhau Cơ vân và cơ tim có nhiều nhân có vân ngang, cơ trơn chỉ có 1 nhân và không có vân ngang - Cơ vân giúp cơ thể vận động - Cơ trơn tham gia cấu tạo nội quan thực hiện chức năng dinh dưỡng, bài tiết -Cơ tim tham gia vào cấu tạo tim và co dãn giúp cho sự tuần hoàn máu 4/ Củng cố(7) So sánh mô sợi, mô sụn, mô xương 5/ HDVN(1) Ôn mô thần kinh V/ Rút kinh nghiệm tiết dạy ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Soạn: 2/9/2009 Tiết 6 Phản xạ I/ Mục tiêu tiết dạy Hs nắm được cấu tạo và tính chất của nơron thần kinh, nắm được khái niệm cơ quan thụ cảm, vòng phản xạ II Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm. III/ Chuẩn bị GV Giáo án HS: SGK, vở ghi IV/ Tiến trình tiết dạy: 1. ổn định tổ chức(2) NG Tiết thứ Lớp Sĩ số 8A 8B 2. Kiểm tra. (5) Nêu cấu tạo của mô thần kinh 3. Bài mới TG hoạt động của giáo viên hoạt động của học sinh 15 15 ? Nêu cấu tạo của nơ ron ? Nêu tính chất của nơron ? Em hiểu thế nào là tính dẫn truyền GV giới thiệu thế nào là cơ quan thụ cảm ? vòng phản xạ là gì I Cấu tạo và tính chất của nơron 1. Cấu tạo của nơron Gồm thân và các tua + Thân có hình sao, hình bầu dục có cấu trúc của 1 tb + Tua ngắn mọc quanh thân, phân nhiều nhánh giống cành cây + Tua dài mọc ở 1 góc của thân nơron bọc trong 1 lớp vỏ bằng miêlin, tận cùng là nhánh nhỏ để tiếp xúc với các cơ quan + Thân+ tua ngắn tạo thành chất xám trong não bộ, tủy sống và các hạch thần kinh Tua dàisợi thần kinhbóchất trắng 2. Tính chất + Tính cảm ứng: là khả năng thu nhận kích thích và phản ứng lại kích thích đó dưới sự xuất hiện các xung thần kinh + Tính dẫn truyền. Là khả năng lan truyền các luồng xung thần kinh trong sợi thần kinh II/ Khái niệm về cơ quan thụ cảm, vòng phản xạ - Cơ quan thụ cảm tạo nên do đầu mút của tua dài phân nhánh vào các cơ quan để thu nhận kích thích ở bên ngoài, bên trong chuyển vào trung khu thần kinh dể nhận biết sự thay đổi xảy ra trong cơ thể và môi trường - Trong cơ thể có cơ quan thụ cảm như xúc giác, thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác. - Vòng phản xạ là tập hợp các cung phản xạ nối tiếp nhau để chính xác hóa phản ứng của cơ thể trước một kích thích nào đó + Vòng phản xạ chi phối nhiều phản ứng và có sự tham gia của ý thức + Thời gian vòng phản xạ kéo dài 4/ Củng cố(7) So sánh cung phản xạ và vòng phản xạ 5/ HDVN(1) Ôn bộ xương V/ Rút kinh nghiệm tiết dạy ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ------------------------------------------------- Soạn 08/09/2009 Tiết 7 : Bộ Xương I/ Mục tiêu tiết dạy HS nắm được các phần của bộ xương người biết trong cơ thể người có bao nhiêu chiếc xương II Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm. III/ Chuẩn bị GV Giáo án HS: SGK, vở ghi IV/ Tiến trình tiết dạy: 1. ổn định tổ chức(2) NG Tiết thứ Lớp Sĩ số 8A 8B 2. Kiểm tra. (5) Phản xạ là gì? Nêu ví dụ và phân tích 3. Bài mới TG hoạt động của giáo viên hoạt động của học sinh 10 20 ? Cơ thể người có bao nhiêu chiếc xương ? Bộ xương ngươì gồm mấy phần đó là những phần nào ? Nêu chức năng của bộ xương ? Nêu tính chất của nơron ? Em hiểu thế nào là tính dẫn truyền GV giới thiệu thế nào là cơ quan thụ cảm ? vòng phản xạ là gì I Cấu tao chung và tính chất của xương - Cơ thể người gồm 208 chiếc xương - Bộ xương người gồm 3 phần + Xương đầu + Xương chi + Xương thân - Chức năng của bộ xương Bộ xương có chức năng nâng đỡ, bảo vệ cơ thể, vận đông, là chỗ bám của gân và cơ II/ Cấu tạo của từng loai xương 1. Xương đầu *Xương sọ : Hộp xương hình trứng chứa não bộ, có 8 xương dẹt nối với nhau hình răng cưa, có hiều lỗ nhỏ cho mạch máu đi qua * Xương mặt có 6 đôi liên kết hành khối xương hàm trên, xương má, xương mũi, xương lệ,........ 2. Xương thân Gồm 33 đốt sống xếp chồng lên nhau làm thành một ống xương chứa tuỷ sống, giữa 2 đốt sống có đĩa đẹm bằng sụn giúp cho cột sống chuyển động có lỗ giúp cho dây thần kinh và mạch máu đi qua Cột sống giúp cơ thể đứng thẳng và gắn với xương sườn, xương chi * Lồng ngực: gồm 12 đốt sống ngực nối với 12 đôi xương sườn trong đó 2 đôi tự do lồng ngực bảo vệ tim và phổi 3. Xương chi * Xương chi trên - Đai vai: xương đòn và xương bả vai - Xương tay : gồm cánh tay, cẳng tay, cổ tay.bàn tay, xương ngón * Xương chi dưới - Đai hông : xương chậu và xương cùng tạo thành chậu hông - Xương chân : xương đùi, cẳng chân, cổ chân, bàn chân, ngón chân 4/ Củng cố(7) Hãy nêu cấu tạo xương thân của người và so sánh với động vật 5/ HDVN(1) Làm thí nghiệm đốt một chiếc xương gà và nhận xét hiện tượng V/ Rút kinh nghiệm tiết dạy ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------------------------ Soạn: 09/09/2009 Tiết 8: cấu tạo và tính chất của xương I/ Mục tiêu tiết dạy HS nắm được cấu tạo và tính chất của xương,xương dài ra do đâu,giải thích được một số hiện tượng thực tế II Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm. III/ Chuẩn bị GV Giáo án HS: SGK, vở ghi IV/ Tiến trình tiết dạy: 1. ổn định tổ chức(2) NG Tiết thứ Lớp Sĩ số 8A 8B 2. Kiểm tra. (5) Nêu cấu tạo của xương chi 3. Bài mới TG hoạt động của giáo viên hoạt động của học sinh 15 10 5 ? Cơ thể người có bao nhiêu chiếc xương ? Bộ xương ngươì gồm mấy phần đó là những phần nào ? Nêu chức năng của bộ xương ? Nêu tính chất của nơron ? Em hiểu thế nào là tính dẫn truyền GV giới thiệu thế nào là cơ quan thụ cảm ? vòng phản xạ là gì I Cấu tao và tính chất của chiếc xương dài 1. Đầu xương - Sụn bọc đầu xương có tác dụng làm trơn đầu xương làm giảm ma sát của các xương vào nhau khi chuyển động - Mô xương xốp gồm các nan xương xếp theo nhiều hướng có tác dụng làm phân tán lực tác dụng lên xương. Trong ccs nan xương có chứa tủy đỏ là nơi tạo hồng cầu cho máu 2. Thân xương - Màng xương giúp xương to về bề ngang - Mô xương cứng tạo tính vững chắc và chịu lực cho xương - Khoang xương là một ống rỗng nằm trong thân xương có chứa tủy đỏ tạo hồng cầu ở trẻ nhỏ và chứa tủy vàng ở người già 3. Sụn tăng trưởng Nằm tiếp giáp giữa đầu xương và thân xương có tác dụng giúp xương dài ra, ở người già sụn tăng trưởng hóa xương nên xương không dài ra được nữa II/ Thành phần hóa học của xương - Chất cốt giao(hữu cơ) giúp xương dẻo dai tạo tính đàn hồi cho xương - Chất vô cơ(là những chất khoáng) tạo tính rắn chắc cho xương * Tỉ lệ chất hữu cơ và chất vô cơ thay đổi theo lứa tuổi ở người già chất hữu cơ giảm xương giảm tính dẻo dai xương trở nên xốp giòn và dễ gãy khi có va chạm mạnh. Chất hữu cơ ngoài chức năng tạo tính dẻo dai còn hỗ trợ quá trình dinh dưỡng. Do người già tỉ lệ chất hữu cơ thấp nên xương bị gãy rất khó phục hồi III. Sự lớn lên và dài ra của xương - Xương to ra là nhờ các tế bào trong lớp màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hóa xương - Xương dài ra nhờ sụn tăng trưởng nằm tiếp giáp giữa đầu xương và thân xương 4/ Củng cố(7) Hãy nêu cấu tạo của chiếc xương dài 5/ HDVN(1) Mô tả thí nghiệm xương dài ra nhờ sụn tăng trưởng V/ Rút kinh nghiệm tiết dạy ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Soạn 15/9/2009 Tiết 9 cấu tạo và tính chất của cơ I. Mục tiêu tiết dạy Hs nắm được cấu tạo chung của hệ cơ, tính chất của cơ nắm được những nhóm cơ chính trong cơ thể Rèn kỹ năng tổng hợp kiến thức II Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm. III/ Chuẩn bị GV Giáo án HS: SGK, vở ghi IV/ Tiến trình tiết dạy: 1. ổn định tổ chức(2) NG Tiết thứ Lớp Ghi chú 8A 8B 2. Kiểm tra. (5) Nêu cấu tạo của chiếc xương dài 3. Bài mới TG hoạt động của giáo viên hoạt động của học sinh 15 5 10 ? Cơ thể người có bao nhiêu cơ ? Nêu cấu tạo của một bắp cơ điển hình Nêu tính chất cơ bản của cơ, phân tích cơ chế của sự co cơ ? Hãy cho biết các nhóm cơ chính của cơ thể người I Cấu tạo chung của hệ cơ Cơ thể người có chừng 600 chiếc cơ Hình dạng: hình tấm, hình lông chim, hình nhiều đầu, hình nhiều thân, hình bầu dục Bắp cơ gồm có gân và bụng Mỗi bắp cơ gồm có nhiều bó cơ bọc trong màng liên kết, bó cơ gồm nhiều sợi cơ vân nằm dọc, mỗi sợi cơ là tế bào hình thoi trong có nhiều thân hình bầu dục, tế bào có nhiều tơ cơ nhỏ nằm song song với nhau, mỗi tơ cơ có những đoạn màu sáng và màu sẫm xen kẽ tạo thành những vân ngang. Nhiều mạch máu và nhiều dây thần kinh chia thành nhiều nhánh nhỏ đi đến từng sợi cơ để đem theo chất dinh dưỡng và truyền kích thích II/ Tính chất của cơ Tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ Sự co cơ xảy ra khi có tác nhân cơ học, nhiệt độ, dòng điện Khi co các vân sáng co ngắn lại, từng sợi cơ co ngắn, toàn bộ bắp cơ co ngắn, bụng cơ phồng ra làm xương chuyển động theo III/ Các nhóm cơ chính trong cơ thể Các cơ đầu cổ Các cơ nét mặt, Cơ nhai, cơ quay cổ Các cơ ở thân Nhóm cơ ngực: Cơ trước ngực, cơ liên sườn Nhóm cơ bụng: cơ nằm ở thành trước, thành bên ổ bụng, cơ hoành Nhóm cơ lưng: nằm dọc theo cột sống và nối xương sống với xương sườn Các cơ chi trên Gồm cơ đai vai, cơ cánh tay, cơ cẳng tay,cơ bàn tay, cơ ngón chân Các cơ chi dưới Gồm cơ đùi, cơ cẳng chân, cơ bàn chân và cơ ngón chân 4/ Củng cố (7) Nêu cấu tạo của một bắp cơ điển hình 5/ HDVN(1) Ôn lại phản xạ V/ Rút kinh nghiệm tiết dạy .............................................................................................................................................................................................................................................................................. -------------------------------------------------------- Soạn 16/9/2009 Tiết 10 Hoạt động của cơ I. Mục tiêu tiết dạy Hs nắm được thế nào là sự mỏi cơ, nguyên nhân, biết đ][cj biện pháp rèn luyện cơ Rèn kỹ năng tổng hợp kiến thức II Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm. III/ Chuẩn bị GV Giáo án HS: SGK, vở ghi IV/ Tiến trình tiết dạy: 1. ổn định tổ chức(2) NG Tiết thứ Lớp Ghi chú 8A 8B 2. Kiểm tra. (5) Nêu các nhóm cơ chính trong cơ thể 3. Bài mới TG hoạt động của giáo viên hoạt động của học sinh 15 5 10 ? Nêu khái niệm về sự mỏi cơ ? Nguyên nhân nào dẫn đến cơ bị mỏi, giải thích ? Nêu các biện pháp rèn luyện đẻ có hệ cơ khoẻ mạnh ? Hãy giải thích những đặc điểm của hệ cơ thích ứng với chức năng co rút vận động I Mỏi cơ và nguyên nhân gây mỏi cơ 1. Mỏi cơ là gì Mỏi cơ là hiện tượng giảm đần dẫn đén không còn phản ứng với kích thích của môi trường.Trong lao động, mỏi cơ biểu hiện ở việc giảm khả năng lao động, các thao tác trong lao động thiếu chính xác và kém hiệu quả 2. Nguyên nhân - Nguồn năng lượng cung cấp cho cơ co lấy từ sự oxi hoá chất dinh dưỡng do máu mang đến. Quá trình co cơ sản sinh ra nhiệt và chất thải là khí CO2 Nếu lượng oxi cung cấp trong quá trình co cơ không đủ, sản phẩm tạo ra của sự oxi hoá không chỉ có năng lượng, nhiệt, khí CO2 mà còn sinh ra sản phẩm trung gian là axit Lactic. Thiếu oxi cùng với axit lactic sinh ra làm cho cơ bị đầu độc và mỏi, năng lượng không cung cấp đầy đủ là nguyên nhân gây mỏi cơ II/ Biện pháp rèn luyện cơ Có kế hoạch làm việc nghỉ ngơi và lao động hợp lý Lao động vừa sức, công việc phù hợp với lứ tuổi Thường xuyên tập thể dục thể thao III/Đặc điểm của hệ cơ thích ứng với chức năng co rút vận động Tế bào cơ có dạng sợi trong sợi có nhiều tơ cơ gồm tơ mảnh và tơ dày có khả năng lồng vào nhau khi cơ co làm sợi co rút tạo nên lực kéo Bó cơ có màng liên kết bao bọc, bó cơ hợp thành bắp cơ nối vào xương khi sợi co các bắp cơ co rút kéo xương chuyển động Số lượng cơ nhiều đủ để liên kết với toàn bộ xương đẻ tạo ra bộ máy vận động cho cơ thể 4/ Củng cố (7) Nêu nguyên nhân của sự

File đính kèm:

  • docgatuchonsinh8.doc