I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm cơ thể người.
- Xác định được vị trí các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trên mô hình.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Phát triển kĩ năng tư duy, phân tích so sánh
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát mô hình, tranh ảnh để tìm hiểu các đặc điểm của cơ thể người
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, trước tổ
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1.Giáo viên:
- Tranh phóng to H2.1 – 2.2 SGK
- Mô hình tháo lắp cơ thể người
2. Học sinh:
Xem trước nội dung bài, kẻ bảng 2 vào vở bài tập
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số 8A1: ./ . . 8A2: / .
8A3: ./ . . 8A4: / .
8A5: ./ . .
2. Kiểm tra bài cũ
(?) Trình bày những đặc điểm giống và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp thú ?
(?) Hãy cho biết những lợi ích của việc học tập môn học cơ thể người và vệ sinh ?
3. Hoạt động dạy học :
* Mở bài: Giới thiệu trình tự các hệ cơ quan sẽ được nghiên cứu trong suốt năm học của môn Cơ thể người và vệ sinh. Để có khái niệm chung, chúng ta tìm hiểu khái quát về cấu tạo cơ thể người
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/07/2022 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 2, Bài 2: Cấu tạo cơ thể người - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 01 Ngày soạn: 21/ 08/ 2013
Tiết 02 Ngày giảng: 23/ 08/ 2013
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
BÀI 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm cơ thể người.
- Xác định được vị trí các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trên mô hình.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Phát triển kĩ năng tư duy, phân tích so sánh
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát mô hình, tranh ảnh để tìm hiểu các đặc điểm của cơ thể người
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, trước tổ
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1.Giáo viên:
- Tranh phóng to H2.1 – 2.2 SGK
- Mô hình tháo lắp cơ thể người
2. Học sinh:
Xem trước nội dung bài, kẻ bảng 2 vào vở bài tập
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số 8A1: ../. . 8A2: /..
8A3: ../. . 8A4: /..
8A5: ../. .
2. Kiểm tra bài cũ
(?) Trình bày những đặc điểm giống và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp thú ?
(?) Hãy cho biết những lợi ích của việc học tập môn học cơ thể người và vệ sinh ?
3. Hoạt động dạy học :
* Mở bài: Giới thiệu trình tự các hệ cơ quan sẽ được nghiên cứu trong suốt năm học của môn Cơ thể người và vệ sinh. Để có khái niệm chung, chúng ta tìm hiểu khái quát về cấu tạo cơ thể người
Hoạt động 1: Tìm hiểu các phần của cơ thể
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv:Cho HS quan sát H 2.1 – 2.2 SGK và cho HS quan sát mô hình các cơ quan ở phần thân cơ thể người, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
(?) Cơ thể nhười gồm có mấy phần? Kể tên các phần đó?
(?) Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào?
(?) Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực?
(?) Những cơ quan nào nằm trong khoang bụng?
- Gv yêu cầu hs lên bảng xác định trên mô hình các cơ quan.
- Gv: Yêu cầu hs đọc thông tin SGK và tiếp tục thảo luận để hoàn thành bảng 2.
(?) Hãy ghi tên các cơ quan có trong thành phần của mỗi hệ cơ quan và chức năng ra kết luận
(?) Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có các hệ cơ quan nào?
I/ Cấu tạo
1/ Các phần của cơ thể
- HS: Tự quan sát, trao đổi nhóm và thống nhất ý kiến
- Cơ thể người chia làm 3 phần: đầu, thân và tay chân
- HS: Nhờ cơ hoành
- Phần thân gồm khoang ngực và khoang bụng nhờ cơ hoành
+ Khoang ngực chứa tim, phổi
+ Khoang bụng chứa dạ dày, ruột, gan, tụy, thận, bóng đái, cơ quan ss...
- HS xác định trên mô hình.
2/ Các hệ cơ quan
- HS: Tự thu thập thông tin và trao đổi nhóm ,để tìm hiểu các hệ cơ quan của cơ thể và chức năng của nó.
Tiểu kết 1:
- Các phần cơ thể người: đầu, thân, chi
- Phần thân gồm khoang ngực và khoang bụng nhờ cơ hoành
+ Khoang ngực chứa tim, phổi
+ Khoang bụng chứa dạ dày, ruột, gan, tụy, thận, bóng đái, cơ quan sinh sản.
Hệ cơ quan
Các cơ quan trong từng hệ cơ quan
Chức năng của hệ cơ quan
Hệ vận động
- Cơ và xương
- Nâng đỡ và vận động cơ thể
Hệ tiêu hóa
- Ống tiêu hóa
- Tuyến tiêu hóa
- Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể
Hệ tuần hoàn
- Tim
- Mạch máu
- Vận chuyển chất dinh dưỡng, oxi tới các tế bào và v/c chất thải từ tế bào → cơ quan bài tiết
Hệ hô hấp
- Đường dẫn khí
- 2 lá phổi
- Thực hiện trao đổi O2, CO2 giữa cơ thể với môi trương ngoài (dẫn khí ra vào, thực hiện trao đổi khí)
Hệ bài tiết
- Thận, bóng đái, ống dẫn nước tiểu, bóng đái
- Lọc các chất dư thừa, độc hại, góp phần ổn định môi trường của cơ thể
Hệ thần kinh
- Não, Tủy sống (bộ phần trung ương)
- Dây thần kinh và hạch thần kinh (bộ phận ngoại biên)
- Điều khiển và điều hòa phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đảm bảo sự thích nghi với sư thay đổi của môi trường
Hệ sinh dục
- Cơ quan sinh dục dực và cái
- Duy trì nòi giống
Hệ nội tiết
- Tuyến nội tiết
- Tiết hoocmon góp phần điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể
IV. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ
1. Củng cố
- Hãy điền dấu + (nếu đúng) và dấu – (nếu sai) để xác định vị trí của mỗi cơ quan trong bảng sau:
Cơ quan
Vị trí
Khoang ngực
Khoang bụng
Vị trí khác
Thận
Phổi
Khí quản
Não
Mạch máu
Mắt
Miệng
Gan
Tim
Dạ dày
- Cho biết hệ cơ quan, các cơ quan trong từng hệ cơ quan và chứ năng của hệ cơ quan?
2.Dặn dò
- Học thuộc bài, trả lời câu hỏi 1 trang 10
- Xem trước nội dung bài 3 “Tế Bào” chú ý phần I, II, IV
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_2_bai_2_cau_tao_co_the_nguoi_ngu.doc