Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 26, Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng - Lê Thị Phương Uyên

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức :

- Trình bày được các hoạt động tiêu hóa diễn ra trong khoang miệng

- Trình bày được hoạt động nuốt và đẩy thức ăn từ khoang miệng qua thực quản xuống dạ dày.

- Trình bày sự biến đổi của thức ăn trong ống tiêu hóa về mặt cơ học miệng.

2. Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng tìm kiếm thông tin quan sát tranh hình tìm kiến thức

- Kĩ năng khái quát hóa kiến thức và hoạt động nhóm

3. Giáo dục :

- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn răng miệng

- Giáo dục ý thức trong khi ăn không cười đùa

II. CHUẨN BỊ :

1. Chuẩn bị của giáo viên :Tranh phóng to hình 25 sách giáo viên.

2. Chuẩn bị của học sinh :HS kẻ bảng 25 vào vở.

III. Hoạt động dạy - học :

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 phút )

2. Kiểm tra bài cũ: ( 8 phút )

Câu 1: Thức ăn gồm những chất nào? Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào ? Hoạt động nào là quan trọng ?

Câu 2: Hệ tiêu hoá ở người gồm những cơ quan nào?

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 22/06/2022 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 26, Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng - Lê Thị Phương Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13 Ngày soạn: -11-2010 Tiết : 26 Ngày giảng: -11-2010 Bài 25 : TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNG I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : - Trình bày được các hoạt động tiêu hóa diễn ra trong khoang miệng - Trình bày được hoạt động nuốt và đẩy thức ăn từ khoang miệng qua thực quản xuống dạ dày. - Trình bày sự biến đổi của thức ăn trong ống tiêu hóa về mặt cơ học miệng. 2. Kĩ năng : - Rèn kĩ năng tìm kiếm thông tin quan sát tranh hình tìm kiến thức - Kĩ năng khái quát hóa kiến thức và hoạt động nhóm 3. Giáo dục : - Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn răng miệng - Giáo dục ý thức trong khi ăn không cười đùa II. CHUẨN BỊ : 1. Chuẩn bị của giáo viên :Tranh phóng to hình 25 sách giáo viên. 2. Chuẩn bị của học sinh :HS kẻ bảng 25 vào vở. III. Hoạt động dạy - học : 1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 8 phút ) Câu 1: Thức ăn gồm những chất nào? Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào ? Hoạt động nào là quan trọng ? Câu 2: Hệ tiêu hoá ở người gồm những cơ quan nào? Đáp án – Biểu điểm Câu 1: ( 4 điểm ) - Thức ăn gồm các chất vô cơ và hữu cơ - Hoạt động tiêu hóa gồm : Ăn, đẩy thức ăn, tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng, thải phân . - Nhờ quá trình tiêu hóa thức ăn biến đổi thành chất dinh dưỡng và thải cặn bã. - Họat động tiêu hóa thức ăn hấp thu chất dinh dưỡng là quan trọng. Câu 2: ( 6 điểm ) Hệ tiêu hoá ở người gồm những cơ quan: - Ống tiêu hóa gồm : Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn. - Tuyến tiêu hóa gồm: Tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tụy, tuyến vị, tuyến ruột. 3. Mở bài : ( 2 phút ) - GV : ? Hệ tiêu hóa của người bắt đầu từ cơ quan nào ? - GV: ? Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ cơ quan nào ? - HS trả lời: Miệng. - Hôm nay chúng ta tìm hiểu quá trình tiêu hóa ở khoang miệng . 4. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động 1: ( 17 phút ) Tìm hiểu sự tiêu hóa ở khoang miệng Hoạt động của GV - HS Nội dung - GV treo tranh hình 25.1 và giới thiệu: Đây là tranh cấu tạo trong của khoang miệng chúng ta. Các em hãy quan sát và trả lời cho cô câu hỏi: ? Trình bày cấu tạo trong của khoang miệng? - GV gọi HS lên chỉ tranh và trả lời: ĐH: Cấu tạo trong của khoang miệng gồm: Răng, lưỡi, tuyến nước bọt. - GV gọi HS khác nhận xét. - GV nhận xét. - GV hỏi: ? Răng có chức năng gì trong việc tiêu hoá thức ăn? - HS: Nhai, nghiền nát, đảo trộn tạo viên thức ăn. - GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: ? Răng có chức năng gì trong việc tiêu hoá thức ăn? ? Để phù hợp với chức năng đó, răng phải có đặc điểm gì? ? Em phải làm gì để bảo vệ hàm răng? - HS thảo luận và trả lời: ĐH: + Răng có chức năng nghiền nát, đảo trộn,cắnthức ăn. + Để phù hợp với những chức năng đó, hàm răng phải chắc khoẻ. + Để có hàm răng chắc khoẻ chúng ta cần: Đánh răng trước khi đi ngủ, sau khi ăn; Khi ăn nên nhai đều cả hai hàm răng, buổi tối hạn chế ăn thức ăn ngọt - GV nhận xét và nói: Với cấu tạo khoang miệng như vậy, khi chúng ta đưa thức ăn vào trong khoang miệng thì sẽ diễn ra những hoạt động nào tiêu hoá thức ăn nào? - HS trả lời: ĐH: + Tiết nước bọt + Nhai. + Đảo trộn thức ăn. + Hoạt động của enzim ( men ) amilaza trong nước bọt. + Tạo viên thức ăn - GV gọi một HS nhận xét và viết bảng. - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK phần gạch đầu hàng thứ 3 sau đó trả lời câu hỏi: ? Trong nước bọt chứa enzim nào? - HS trả lời: ĐH: + Nước bọt chứa emzim amilaza. - GV nhận xét và nói: Trước khi tìm hiểu về enzim amilaza, em hãy định nghĩa cho cô enzim là gì? - HS trả lời: ĐH: Enzim là chất xúc tác sinh học, chỉ với một lượng rất nhỏ có thể thúc đẩy tốc độ phản ứng tăng lên nhiều lần - GV gọi một HS nhận xét. - GV nhận xét và bổ sung: Mỗi loại enzim chỉ xúc tác cho một phản ứng nhất định trong điều kiện pH và nhiệt độ nhất định. - GV treo hình 25.2, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi; ? Enzim amilaza trong nước bọt đã biến đổi thức ăn ở khoang miệng như thế nào? ? Điều kiện để cho enzim amilaza hoạt động? - HS trả lời: ĐH: + Enzim amilaza đã biến đổi một phần tinh bột chín thành đường mantôzơ. + Điều kiện pH = 7,2 ; nhiệt độ =37°C - GV nhận xét và nói: Enzim hoạt động ở nhiệt độ 37°C phù hợp với cơ thể chúng ta, vậy pH = 7,2 thì enzim amilaza hoạt động được trong môi trường nào? - HS trả lời: Môi trường bazơ. - GV nhận xét và nói: Dựa vào quá trình họat động của en zim amilaza, em hãy giải thích cho cô: Tại sao nhai cơm lâu trong miệng có cảm giác ngọt. - HS trả lời: ĐH: Vì một phần tinh bột trong cơm chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt đã biến đổi một phần tinh bột thành đường mantôzơ, đường này tác dụng vào gai vị giác trên lưỡi cho ta có cảm giác ngọt. - GV nhận xét, bổ sung: Mỗi ngày cơ thể ta tiếp khoản 800 – 1200 ml nước bọt, nước bọt tiết nhiều khi nói, nhai, đặc biệt khi ăn thức ăn khô nước bọt sẽ tiết nhiều hơn. Nước bọt không chỉ có vai trò tiêu hoá thức ăn mà còn có tác dụng bảo vệ răng miệng vì trong nước bọt có chất lizôzim, chất này có tác dụng sát khuẩn. Khi nước bọt tiết ít ( vào ban đêm, uống thuốc kháng sinh ) là điều kiện cho vi khuẩn phát triển nơi vết thức ăn còn dính lại trên răng miệng, tạo môi trường axit gây sâu răng, viêm lợi làm cho miệng có mùi hôi. Vì vậy chúng ta phải vệ sinh răng miệng đúng cách. Với những thông tin chúng ta vừa tìm hiểu, các em hãy thảo luận theo nhóm hoàn thành cho cô bảng 25 trong SGK. - HS thảo luận và trả lời. - GV gọi đại diện nhóm lên bảng làm, học sinh khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và hỏi: ? Qua bảng trên thức ăn vào khoan miệng có những biến đổi nào? Biến đổi nào là chủ yếu. - HS trả lời: ĐH: Gồm có biến đổi lý học và biến đổi hoá học. Biến đổi lý học là chủ yếu. I. Tiêu hoá ở khoang miệng: + Tiết nước bọt + Nhai. + Đảo trộn thức ăn. + Hoạt động của enzim ( men ) amilaza trong nước bọt. + Tạo viên thức ăn. ( Học bảng 25 ) Bảng 25: Hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng. Hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng Các hoạt động tham gia Các thành phần tham gia hoạt động Tác dụng của hoạt động Biến đổi lý học - Tiết nước bọt - Nhai, nghiền. - Đảo trộn thức ăn. - Tạo viên thức ăn. - Các tuyến nước bọt -Răng. - Lưỡi, răng, các cơ môi và má. - Lưỡi, răng, các cơ môi và má - Làm ướt và mềm thức ăn. - Làm mềm và nhuyễn thức ăn. - Làm thức ăn thấm đẫm nước bọt. - Tạo viên thức ăn vừa nuốt. Biến đổi hoá học Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt Enzim amilaza Biến đổi một phần tinh bột ( chín ) trong thức ăn thành đường mantôzơ Hoạt động 2: ( 9 phút ) Tìm hiểu quá trình nuốt và đẩy thức ăn Hoạt động của GV - HS Nội dung - GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin SGK và quan sát tranh phóng to trên bảng trả lời câu hỏi: ? Trình bày quá trình nuốt và đẩy thức ăn? - HS trả lời: ĐH: Khi viên thức ăn được tạo ra và thu gọn trên mặt lưỡi thì phản xạ nuốt mới bắt đầu. Đầu tiên lưỡi năng lên cao viên thức ăn lên chạm vào vòm miệng, rồi hơi rụt lại một chút để viên thức ăn được chuyển xuống họng. Lúc lưỡi nâng lên thì đồng thời kéo nắp thanh quản đóng kín lỗ khí quản lại để thức ăn không lọt vào đường hô hấp sau đó thức ăn lọt vào thực quản, các vòng cơ rhực quản lần lược co đẩy viên thức ăn xuống dạ dày - GV hướng dẫn thảo luận nhóm trả lời câu hỏi : ? Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì ? ? Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra như thế nào ? ? Thức ăn qua thực quản có được biến đổi về mặt lí học và hóa học không ? - GV tổng hợp ý kiến các nhóm và trình bày lại quá trình nuốt và đẩy thức ăn -GV hỏi thêm : ? Khi uống nước quá trình nuốt có giống quá trình nuốt thức ăn không ? ? Tại sao người ta khuyên khi ăn uống không được cười đùa ? Tại sao trước khi đi ngủ không nên ăn kẹo đường ? - HS trả lời. - GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức. II. Nuốt và đẩy thức ăn thực quản. - Thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ hoạt động chủ yếu của lưỡi. - Thức ăn được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ thực quản. Kết luận chung: HS đọc phần đòng khung SGK. 5. Kiểm tra đánh giá : ( 6 phút ) Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất? Câu 1: Quá trình tiêu hóa ở khoang miệng gồm a. Biến đổi lí học b. Nhai, đảo trộn thức ăn c. Biến đổi hóa học d. Tiết nước bọt e. Tất cả các ý trên đều đúng Câu 2: Loại thức ăn được biến đổi về mặt hóa học ở khoang miệng là : a. Protein , tinh bột, lipit b. Tinh bột chín c. Protein , tinh bột , hoa quả d. Bánh mì mỡ thực vật Đáp án: Câu 1: e Câu 2: b 6. Dặn dò : ( 2 phút ) -Học bài trả lời câu hỏi SGK -Đọc mục “Em có biết “ -Chuẩn bị bài thực hành : Nước bọt , nước cơm

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_26_bai_25_tieu_hoa_o_khoang_mien.doc