Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 27, Bài 26: Thực hành tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt - Lê Thị Phương Uyên

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức :

- HS biết làm các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện bảo đảm cho enzim họat động .

- HS rút ra kết luận từ kết quả so sánh giữa thí nghiệm với đối chứng .

- HS phân tích kết quả thí nghiệm về vai trò và tính chất của enzim amilaza trong tiêu hóa.

2.Kĩ năng :

 Rèn thao tác tiến hành thí nghiệm khoa học .

3.Thái độ :

 Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Dụng cụ : Các thiết bị cần thiết dùng trong thí nghiệm như sgk

- Vật liệu : Nước bọt, hồ tinh bột, dung dịch HCl, Iôt .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp. ( 1 phút )

2. Kiểm tra bài ( 5 phút )

Câu 1: Thực chất sự biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng là gì?

Câu 2: Khi ta ăn cháo hoặc uống sữa các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào?

- GV gọi một vài em lên bảng trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung

- GV: cho điểm

3. Bài mới:

 Khi chúng ta nhai cơm lâu trong miệng thấy ngọt là vì sao? Bài thí nghiệm này sẽ giúp chúng ta giải thích điều đó.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 27, Bài 26: Thực hành tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt - Lê Thị Phương Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14 Ngày soạn : 14 – 11 - 2010 Tiết : 27 Ngày giảng: 16 – 11 - 2010 Bài 26 : THỰC HÀNH TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA ENZIM TRONG NƯỚC BỌT I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức : - HS biết làm các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện bảo đảm cho enzim họat động . - HS rút ra kết luận từ kết quả so sánh giữa thí nghiệm với đối chứng . - HS phân tích kết quả thí nghiệm về vai trò và tính chất của enzim amilaza trong tiêu hóa. 2.Kĩ năng : Rèn thao tác tiến hành thí nghiệm khoa học . 3.Thái độ : Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Dụng cụ : Các thiết bị cần thiết dùng trong thí nghiệm như sgk - Vật liệu : Nước bọt, hồ tinh bột, dung dịch HCl, Iôt . III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định lớp. ( 1 phút ) 2. Kiểm tra bài ( 5 phút ) Câu 1: Thực chất sự biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng là gì? Câu 2: Khi ta ăn cháo hoặc uống sữa các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào? - GV gọi một vài em lên bảng trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung - GV: cho điểm 3. Bài mới: Khi chúng ta nhai cơm lâu trong miệng thấy ngọt là vì sao? Bài thí nghiệm này sẽ giúp chúng ta giải thích điều đó. 4. Các hoạt động thức hành Hoạt động 1: ( 5 phút ) Kiểm tra về việc chuẩn bị thí nghiệm. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị của mình - GV kiểm tra nhanh 1,2 nhóm - Tổ trưởng các tổ phân công và báo cáo như sau : + Hai HS nhận vật liệu và dụng cụ + Một HS chuẩn bị nhãn cho ống nghiệm. + Hai HS chuẩn bị hòa loãng nước bọt lọc và đun sôi . + Hai HS chuẩn bị bình thủy tinh nước 370C. Hoạt động 2: Tiến hành bước một và bước hai của thí nghiệm (20’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS tiến hành bước một và hai như hướng dẫn SGK - GV lưu ý cho HS khi rót hồ tinh bột không để rớt lên thành ống, thao tác nhanh gọn chính xác - GV kẻ bảng 26 và ghi kết quả của các tổ -GV thông báo kết quả đúng như SGV - Các tổ tiến hành : a. Bước 1: Chuẩn bị - Dùng ống đong hồ tinh bột rót vào các cốc A,B,C,D (2ml)à đặt ống nghiệm vào giá - Dùng các ống đong khác lấy các vật liệu : + Ống A: 2ml nước lã + Ống B: 2ml nước bọt + Ống C: 2ml nước bọt đã đun sôi + Ống D: 2ml nước bọt + vài giọt HCl (2%) (Lưu ý : thao tác này chỉ cần một người làm số còn lại quan sát nhưng vẫn phải nắm được các bước tiến hành ) b. Bước 2: Tiến hành Đo độ pH của ống nghiệm và ghi vào vở . - Đặt thí nghiệm như hình 26 SGK trang 85 trong 15 ph –Các tổ quan sát và ghi vào bảng 26.1 và thống nhất ý kiến giải thích . - Các tổ tự sữa chữa kết quả cho hoàn chỉnh. Hoạt động 3: (10’) Kiểm tra thí nghiệm và giả thích kết quả Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS chia dung dịch trong các ống A,B,C,D thành 2 phần - GV theo dõi các nhóm và hướng dẫn cách đun ống nghiệm (đặt nghiêng ) - GV kẻ bảng 26.2 để ghi kết quả của các tổ - GV yêu cầu : + So sách màu sắc của các ống ở lô 1 +S o sánh màu sắc của các ống trong lô 2 + Màu sắc của các ống nghiệm ở lô 2 cho em suy nghĩ gì ? - GV cho thảo luận tòan lớp và giúp học sinh hòan thiện phần giải thích . - GV cho HS quan sát thí nghiệm mà - GV đã làm thành công để so sánh kết quả . - GV yêu cầu : Trình bày cách tiến hành và kết quả của thí nghiệm “Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt” - Mỗi tổ cử ra 2 HS chia dung dịch các ống đã chuẩn bị sẵn . + Đặt các ống A1, B1,C1 D1 vào lô 1 + Đặt các ống A2,B2C2 D2 vào lô 2 - Lô 1 : Dùng ống hút iôt và nhỏ 1-3 giọt vào mỗi ống - Lô 2 : + Nhỏ mỗi ống 1-3 giọt strome + Đun sôi mỗi ống trên đèn cồn - Cả tổ quansát kết quả và thư kí ghi vào bảng 26.2 - HS thảo luận trong tổ : Lô 1: + Ba ống có màu xanh : Chứng tỏ iôt đã tác dụng với tinh bột và không có enzim tham gia . + Một ống không có màu xanh : Chứng tỏ tinh bột đã biến đổi . Lô 2: + Ba ống không có màu nâu đỏ: Chứng tỏ không có đường tạo thành . +1 ống có màu đỏ nâu chứng tỏ có đường tạo thành và có enzim tham gia . - Đại diện tổ trình bày tổ khác bổ sung . - Các tổ tự sửa chữa theo hướng dẫn của GV . - Đại diện tổ trình bày trên kết quả của tổ . 5. Đánh giá tiết thực hành. - GV nhận xét ý thức của các tổ trong giờ thực hành . - Chấm điểm cho các tổ thực hành tốt 6. Dặn dò. - Cá nhân viết thu hoạch theo mẫu SGK trang 86 . - Nhắc nhở vệ sinh lớp . - Rửa dụng cụ thí nghiệm và trả dụng cụ. **********************************

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_27_bai_26_thuc_hanh_tim_hieu_hoa.doc