Hoạt Động Của Thầy Hoạt Động Của Trò Đáp An
Câu hỏi 1:
Hy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?
Theo dõi hs trả lời.
Nhận xét bổ sung.
Đưa ra đáp án đúng.
Dựa vào kiến thức đã học-Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời.
Đại diện nhóm trình bày-lớp bổ sung.
Học sinh tư sửa sai vào vở 1/chức năng của tế bào là: thực hiện trao đổi chất và năng lượng,cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.Ngoài ra sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản.Như vậy mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 31: Bài tập - Võ Văn Chi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16:từ07/12/2009à12/12/2009. GV:võ văn chi
Tiết 31.ngày soạn:o8/.12/2009.
BÀI TẬP
I/MỤC TIÊU:
Giúp hs sửa một số bài tập,câu hỏi khó trong chương trình.
Kích thích tinh thần tự học,tự nghiên cứu kiến thức ngoài sgk.
Giáo dục ý thức ham thích bộ môn.
II/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Đáp Aùn
Câu hỏi 1:
Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?
Theo dõi hs trả lời.
Nhận xét bổ sung.
Đưa ra đáp án đúng.
Dựa vào kiến thức đã học-Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời.
Đại diện nhóm trình bày-lớp bổ sung.
Học sinh tư sửa sai vào vở
1/chức năng của tế bào là: thực hiện trao đổi chất và năng lượng,cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.Ngoài ra sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản.Như vậy mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
Câu hỏi 2:
Có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa không?tại sao?
Đưa ra đáp án đúng.
Học sinh tự suy nghĩ dựa vào kiến thức đã học.
Phát biểu ý kiến.
Lớp nhận xét bổ sung.
Hs tự sửa sai.
2/không khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa.
Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ(người bị liệt)
Câu hỏi 3:
Trong một bửa ăn gồm cơm,canh,thịt heo,cá chiên,rau luộc.
Em hãy cho biết cơ thể sẽ hấp thụ được những chất gì?con đường vận chuyển các chất ấy vào cơ thể như thế nào?
GV nhận xét câu trả lời của các nhóm.
Sửa sai –đưa ra đáp án chuẩn.
Hướng dẫn hs sửa sai.
Dựa vào kiến thức chương tiêu hoá thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời.
Đại diện nhóm trình bày đáp án.
Lớp bổ sung.
Rút ra kết luận.
Tự sửa sai.
Ghi đáp án đúng vào vở.
3/phân loại thức ăn:
Cơm:gluxit,thịt heo,cá chiên:prôtêin và lipit.canh:nươcù muối khoáng.
Rau luộc:vitamin.
A/tiêu hoá ở khoang miệng:
1.Biến đổi lý học:tiết nước bọt,nhai,trộn đều thức ăn,tạo viênànuốt.
2.biến đổi hoá học:enzim Amylaza biến đổi 1phần cơm(tinh bột chín)thành đường mantôzơ.còn các chất khác được đưa xuống dạ dày.
B/Tiêu hoá ở dạ dày:
1.Biến đổi lý học:Tiêùt dịch vị làm loãng thức ăn.dạ dày co bóp trộn đều thức ăn với dịch vị.
2.Biến đổi hoá học:Enzim Pepsin biến đổi chuỗi dài prôtêin thành chuỗi ngắn từ 3-10 axitamin.
Tinh bột chín được enzim Amylaza tiếp tục biến đổi thành đường mantôzơ
C/Tiêu hoá ở ruột non:
1.Biến đổi lý học:Tiết dịch ruột,dịch mật dịch tuỵ.
Muối mật tách lipit thành giọt nhỏ biệt lập tạo nhũ tương hoá.
Thức ăn hoà loãng trộn đều dịch.
Phân nhỏ thức ăn.
2.Biến đổi hoá học:Tinh bột prôtêin chịu tác dụng của enzimamylaza,pepsin,tripsin,erepsin.
Tinh bột biến đổi thành đường đơn.
Prôtêin thành axitamin.
Lipit chịu tác dụng của dịch mật và enzimlipaza thành glyxêrin và axitbéo
Nước muối khoáng,vitamin được hấp thụ trực tiếp qua thành ruột theo đường máu.
Đường ,axit béo,glyxêrin,axitamin vận chuyển qua đường máu.
Lipit nhũ tương hoá,các vi tamin tan trong dầu:A,D,E,K:vận chuyển theo đường bạch huyết.
III/DẶN DÒ:
Hoàn chỉnh bài làm đầy đủ vào vở học.
Oân lại toàn bộ kiến thức đã học từ đâu năm đến nay.
Kẻ bảng 35.1à35.6 vào vở.dự kiến câu trả lời.
Tiết 32 ngày soạn:10/12/2009. Gv:Võ văn chi
ÔN TẬP
I/MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Hệ thống hoá các kiến thức đã học trong học kỳ I.
Nắm vững nắm chắc các kiến thức đã học.
2.Kỹ năng:
Vận dụng kiến thức khái quát theo chủ đề.
Kỹ năng hoạt động nhóm.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh: Tế bào-mô-hệ cơ quan:vận động-tuần hoàn-hô hấp-tiêu hoá.
Các nhóm chuẩn bị các nội dung như đã phân công:
Nhóm:1 Bảng 35.1 ; Nhóm:2 Bảng 35.2 ; Nhóm:3 Bảng 35.3 ; nhóm:4 bảng 35.4 ; Nhóm:5 Bảng 35.5 ; Nhóm:6 Bảng 35.6.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt Động 1:Hệ Thống Hoá Kiến Thức
GV tiến hành theo các bước như sau:
Hs chuẩn bị trước ở nhà trong lúc ôn hoạt động theo nhóm.
GV chỉ định 1 đại diện nhóm trình bày và thảo luận tìm ra đáp án đúng.
Mỗi hs tự ghi chép vào vở.
Đáp án cho các nội dung điền vào bảng ôn tập.
Bảng 35.1.KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI.
CẤPĐỘ
TCHỨC
ĐẶC ĐIỂM ĐẶT TRƯNG
CẤU TẠO
VAI TRÒ
TẾ
BÀO
Màng ,chất tế bào với các bào quan chủ yếu(ti thể,lưới nội chất,máy gôn ghi)
Nhân(gồm nhiểm sắc thể và nhân con)
Là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể.
MÔ
Tập hợp các tế bào chuyên hoá có cấu trúc giống nhau.
Tham gia cấu tạo các cơ quan.
CƠ
QUAN
Đượ tạo nên bởi các mô khác nhau.
Tham gia cấu tạo và thực hiện một chức năng nhất định của hệ cơ quan.
HỆ CƠ QUAN
Gồm các cơ quan có mối liên hệ về chức năng.
Thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể.
BẢNG 35.2.SỰ VẬN ĐỘNG CƠ THỂ.
HỆ CƠ QUAN
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐẶC TRƯNG
CHỨC NĂNG
VAI TRÒ CHUNG
BỘ XƯƠNG
Gồm nhiều xương liên kết với nhau qua các khớp.có tính chất cứng rắn và đàn hồi.
Tạo bộ khung cơ thể.
Bảo vệ. Nơi bám của các cơ.
Giúp cơ thể hoạt động để thích ứng với môi trường.
HỆ CƠ
Tế bào cơ dài.
Có khả năng co dãn.
Co dãn giúp các cơ quan hoạt động.
BẢNG 35.3:TUẦN HOÀN
CƠ
QUAN
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐẶC TRƯNG
CHỨC NĂNG
VAI TRÒ CHUNG
TIM
Có van nhĩ thất và van vào động mạch.
Co bóp theo chu kỳ 3 pha.
Bơm máu liên tục theo 1 chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch
Giúp máu tuần hoàn liên tục theo 1 chiều trong cơ thể.nước mô cũng liên tục đổi mới.bạch huyết cũng được lưu thông.
HỆ MẠCH
Gồm động mạch,mao mạch,tĩnh mạch.
Dẫn máu từ tim đi khắp cơ thể và từ cơ thể về tim.
BẢNG 35.4:HÔ HẤP
CÁC GĐ
CHỦ YẾU
CƠ CHẾ
VAI TRÒ
RIÊNG
CHUNG
THỞ
Hoạt động phối hợp của lồng ngực và các cơ hô hấp
Giúp không khí thường xuyên đổi mới trong phổi.
Cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và thải CO2 ra khỏi cơ thể.
T ĐỔI KHÍ Ở PHỔI
Khí CO2 từ máu vào phổi khí O2 từ phổi vào máu
Tăng nồng độ O2và giảm nồng độ CO2 trong máu.
T ĐỔI KHÍ Ở TẾ BÀO
Khí CO2 từ tế bào vào máu. khí O2 từ máu vào tế bào.
Cung cấp O2 cho tế bào và nhận CO2do tế bào thải ra.
BẢNG 35.6 :TIÊU HOÁ
HOẠT ĐỘNG
CQ TH.HIỆN
LOẠI CHẤT
MIỆNG
THỰC QUẢN
DẠ DÀY
RUỘT NON
RUỘT GIÀ
TIÊU HOÁ
Gluxit
+
+
Lipit
+
Prôtêin
+
+
HẤP THỤ
Đường
+
Axitbéo và Glyxêrin
+
Axit amin
+
BẢNG 35.6:RAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HOÁ.
CÁC QUÁ TRÌNH
ĐẶC ĐIỂM
VAI TRÒ
TRAO ĐỔI
CHẤT
Ở CẤP CƠ THỂ
Lấy các chất cần thiết cho cơ thể từ môi trường ngoài
Thải các chất cặn bã,thừa ra môi trường ngoài.
Là cơ sở cho quá trình chuyển hoá.
Ở CẤP TẾ BÀO
Lấy các chất cần thiết cho tế bào từ môi trường trong.
Thải các sản phẩm phân huỷ vào môi trường trong
CHUYỂN HOÁ Ở TẾ BÀO
ĐỒNG HOÁ
Tổng hợp các chất đặc trưng của cơ thể.
Tích luỹ năng lượng
Là cơ sở của mọi hoạt động sống của cơ thể.
DỊ HOÁ
Phân giải các chất của tế bào.
Giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể,
Hoạt Động 2:Câu Hỏi Ơân Tập.
Câu hỏi:
1.trong phạm vi kiến thức đã học hãy chứng minh tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống?
2.trình bày mối liên hệ về chức năng giữa các hệ cơ quan đã học?
3.các hệ cơ quan trong cơ thể đã tham gia vào hoạt động như thế nàò?
Đáp án:
1.a/tế bào là đơn vị cấu trúc:mọi cơ quan của cơ thể ngươiø đếu được cấu tạo từ các tế bào.
b/tế bào là đơn vị chức năng:các tế bào tham gia vào hoạt động chức năng của các cơ quan.
2.bộ xương tạo khung cho cơ thể:nơi bám các cơ là giá đỡ cho các cơ quan khác.
Hệ cơ: giúp xương cử động.
Hệ tuần hoàn: dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan,giúp các hệ này trao đổi chất.
Hệ hô: hấp lấy O2từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.
Hệ tiêu hoá: lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho các hệ cơ quan thông qua hệ tuần hoàn.
Hệ bài tiết: giúp thải các chất cặn bã thừa trong trao đổi chất của các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.
3/hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:
+Mang oxy từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hoá tới các tế bào.
+Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và bài tiết.
+Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí.
+Lấy oxy từ môi trường ngoài cung cấp cho các tế bào.
+Thải cácbonic do tế bào thải ra khỏi cơ thể.
Hệ tiêu hoá biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho các tế bào
IV/DẶN DÒ:
hoàn thành các kiến thức đã ôn vào vở học.
Học thuộc các kiến thức đã ôn.xem lại các bài tập đã làm.
Chuẩn bị tốt kỳ thi.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_31_bai_tap_vo_van_chi.doc