I/MỤC TIÊU:
1.Kiến Thức:
Trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế trong điều hoà thân nhiệt.
Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng được vào đời sống các biện pháp chống nóng-lạnh.đề phòng cảm nóng cảm lạnh.
2.Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm.
Kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiển.
Kỹ năng tư duy tổng hợp-khái quát.
3.Thái độGiáo dục ý thức bảo vệ cơ thể đặc biệt khi môi trường thay đổi.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tư liệu về sự trao đổi chất-thân nhiệt-tranh về môi trường.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
*Kiểm tra:
1.Nêu sự khác biệt giữa đồng hoá và tiêu hoá?giữa dị hoá với bài tiết?
2.giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hoá và dị hoá?
*Bài mới:
Em đã cặp nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế chưa?cơ thể em được bao nhiêu độ?-->đó chính là thân nhiệt.-->thân nhiệt là gì?
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 36: Thân nhiệt - Võ Văn Chi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết :36.Ngày soạn:28/12/2009 vovan chi
THÂN NHIỆT
I/MỤC TIÊU:
1.Kiến Thức:
Trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế trong điều hoà thân nhiệt.
Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng được vào đời sống các biện pháp chống nóng-lạnh.đề phòng cảm nóng cảm lạnh.
2.Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm.
Kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiển.
Kỹ năng tư duy tổng hợp-khái quát.
3.Thái độGiáo dục ý thức bảo vệ cơ thể đặc biệt khi môi trường thay đổi.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tư liệu về sự trao đổi chất-thân nhiệt-tranh về môi trường.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
*Kiểm tra:
1.Nêu sự khác biệt giữa đồng hoá và tiêu hoá?giữa dị hoá với bài tiết?
2.giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hoá và dị hoá?
*Bài mới:
Em đã cặp nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế chưa?cơ thể em được bao nhiêu độ?-->đó chính là thân nhiệt.-->thân nhiệt là gì?
HOẠT ĐỘNG 1:THÂN NHIỆT LÀ GÌ?
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Kết Luận
Thân nhiệt là gì?ở người khoẻ mạnh thân nhiệt thay đổi như thế nào khi trời nóng hoặc lạnh?
Gv nhận xét đánh giá kết quả các nhóm-giảng giải thêm:
Ơû người khoẻ mạnh thân nhiệt không phụ thuộc môi trường do cơ chế điều hoà.
Khi bệnh-sốt nhiệt độ không quá 420C.
Cá nhân tự nghiên cứu sgk trang 105.trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
Đại diện nhóm trình bày đáp án-các nhóm bổ sung.
Rút ra kết luận.
Kết luận 1
Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể.
Thân nhiệt luôn ổn định ở 370C là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt và toả nhiệt.
HOẠT ĐỘNG 2:CƠ CHẾ ĐIỀU HOÀ THÂN NHIỆT.
GV đặt vấn đề:
Bộ phận nào của cơ thể tham gia sự điều hoà thân nhiệt?
Sự điều hoà thân nhiệt dựa vào cơ chế nào?
Gợi ý:Nhiệt độ do hoạt động của cơ thể sinh ra đã đi đâu và để làm gì?
Khi lao động nặng cơ thể có những phương thức toả nhiệt nào?
Vì sao vào mùa hè da người ta luôn hồng hào?vào mùa đông da sần sùi hay sởn gai ốc?
Khi trời nóng độ ẩm không khí cao không thoáng gió cơ thể có phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?
Gv tóm tắt ý kiến các nhóm lên bảng.
Cá nhân nghiên cứu thông tin sgk trang 106.
Kết hợp kiến thức thực tếàtrao đổi nhóm thống nhất ý kiến.trả lời câu hỏi.
Đại diện nhóm trình bày đáp án-các nhóm bổ sung.
Lớp thảo luận.
Hs tự hoàn thiện kiến thức.
Kết luận 2
Da có vai trò quan trọng trong điều hoà thân nhiệt.
Cơ chế:
Khi trời nóng,lao động nặng mao mạch ở da dãn-toả nhiệt tăng tiết mồ hôi.
Khi trời rét mao mạch co lạiàcơ chân lông cồgiảm sự toả nhiệt.
Mọi hoạt động điều hoà thân nhiệt đều là phản xạ dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
HOẠT ĐỘNG 3:TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỐNG NÓNG LẠNH
Chế độ ăn uống vào mùa hè và mùa đông khác nhau thế nào?
Chúng ta phải làm gì để chống nóng và chống rét?
Vì sao rèn luyện thân thể cũng là biện pháp chống nóng,chống rét?
Trồng cây xanh có phải là biện pháp chống nóng chống rét không?
Gv nhận xét ý kiến các nhóm.
Cá nhân nghiên cứu thông tíngk trang 106 kết hợp kiến thức thực tế-trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.
Đại diện nhóm trình bày đáp án-các nhóm bổ sung.
Hs tự hoàn thiện kiến thức.
Kết luận 3
Biện pháp chống nóng lạnh.
Rèn luyện thân thể tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.
Nơi ở nơi làm việc phù hợp cho mùa nóng mùa lạnh.
Mùa đông giữ ấm cổ ngực ăn thức ăn nóng nhiều dầu mỡ.
Trồng cây xanh quanh nhà,nơi công cộng.
IV/KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
1.Thân nhiệt là gì?tại sao thân nhiệt luôn được ổn định?
2.Giải thích câu”trời nắng chóng khát,trời mát chóng đói”
3.Đề phòng cảm lạnh,cảm nóng,trong lao động và trong sinh hoạt hàng ngày em cần phải chú ý những điểm gì?Điền dấu + vào ô ý lựa chọn của em:
Đi nắng cần đội mũ nón.
Không chơi thể thao ngoài nắng và nhiệt độ không khí cao.
Trời nắng sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về,mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay,không ngồi nơi lộng gió,không bật quạt quá mạnh.
Trời rét cần giữ ấm cho cơ thể nhất là cổ,ngực,chân;không ngồi nơi hút gió.
Rèn luyện thể dục thể thao hợp lý để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.
Trồng cây xanh,tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư.
DẶN DÒ:Học thuộc nội dung bài ghi.
Làm các bài tập trang 69,70 vở bài tập sinh 8.
Nghiên cứu bài(VI TA MIN VÀ MUỐI KHOÁNG)
Làm các câu hỏi trong trang 72,73 vở bài tập sinh 8.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_36_than_nhiet_vo_van_chi.doc