I. MỤC TIÊU:
1 .Kiến thức :
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ và của bắp cơ
- Giải thích được tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ và nêu được ý nghĩa của sự co cơ.
2. Kĩ năng :
- Quan sát tranh hình nhận biết kiến thức.
- Thu thập thông tin khái quát hóa vấn đề .
- Kĩ năng họat động nhóm.
3. Giáo dục:
Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn vệ sinh hệ cơ .
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên cho cả lớp :
- Tranh phóng to hình 9.1SGK, tranh chi tiết về các nhóm cơ
- Tranh sơ đồ một đơn vị cấu trúc của tế bào cơ
2. Chuẩn bị của học sinh :
- Xem lại bài thực hành quan sát mô cơ.
- Xem trước bài cấu tạo và tính chất của cơ.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: ( 10 phút )
Câu 1: Cấu tạo và chức năng của xương dài ?
Câu 2: Thành phần hóa học và tính chất của xương ?
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 22/06/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 9, Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ - Lê Thị Phương Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 5 Ngày soạn:12-09-2010
Tiết : 9 Ngày giảng:14/15-09-2010
Bài 9 : CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
I. MỤC TIÊU:
1 .Kiến thức :
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ và của bắp cơ
- Giải thích được tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ và nêu được ý nghĩa của sự co cơ.
2. Kĩ năng :
- Quan sát tranh hình nhận biết kiến thức.
- Thu thập thông tin khái quát hóa vấn đề .
- Kĩ năng họat động nhóm.
3. Giáo dục:
Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn vệ sinh hệ cơ .
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên cho cả lớp :
- Tranh phóng to hình 9.1SGK, tranh chi tiết về các nhóm cơ
- Tranh sơ đồ một đơn vị cấu trúc của tế bào cơ
2. Chuẩn bị của học sinh :
- Xem lại bài thực hành quan sát mô cơ.
- Xem trước bài cấu tạo và tính chất của cơ.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: ( 10 phút )
Câu 1: Cấu tạo và chức năng của xương dài ?
Câu 2: Thành phần hóa học và tính chất của xương ?
Đáp án – Biểu điểm
Câu 1: Cấu tạo và chức năng của xương dài : ( 6 điểm )
( HS trả lời bảng 8-1 SGK)
Câu 2: Thành phần hóa học và tính chất của xương ( 4 điểm )
* Thành phần hóa học của xương gồm :
- Chất vô cơ : Muối canxi.
- Chất hữu cơ : Cốt giao.
* Tính chất :Rắn chắc và đàn hồi
2. Mở bài : ( 1 phút )
- GV: Dùng tranh hệ cơ ở người giới thiệu tổng quát các nhóm cơ chính của cơ thể như : Nhóm cơ đầu cổ, nhóm cơ thân có cơ ngực, bụng, lưng. Nhóm cơ chi trên và chi dưới.
- GV hỏi: Vì sao được gọi là cơ xương, cơ vân ? Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu.
3. Họat động dạy và học :
Họat động 1: ( 12 phút )
Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ
Họat độngcủa giáo viên - học sinh
Nội dung
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin SGK và hình 9.1 trong SGK
- GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi :
? Bắp cơ có cấu tạo như thế nào ?
? Tế bào cơ có cấu tạo như thế nào ?
? Tại sao tế bào cơ có vân ngang ?
- HS nghiên cứu thông tin và hình 9.1 trong SGK trao đổi nhóm trả lời câu hỏi
-Yêu cầu nêu được :
+ Tế bào cơ có hai loại tơ .
+ Đơn vị cấu trúc của tế bào cơ .
+ Sự sắp xếp của tơ cơ dày và tơ cơ mỏng .
- Đại diện nhóm trình bày đáp án, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét thảo luận của học sinh và giảng giải bổ sung kiến thức khó: + Tơ cơ mảnh :Trơn tạo thành vân sáng .
+ Tơ cơ dày và tơ cơ mỏng xếp xen kẽ theo chiều dọc tạo thành vân ngang ( Vân tối vân sáng xen kẽ nhau )
+ Đơn vị cấu trúc : Là giới hạn giữa tơ mỏng và dày ( đĩa tối ở giữa hai nửa đĩa sáng ở hai đầu )
- GV nhấn mạnh: Vân ngang có được từ đơn vị cấu trúc vì có đĩa sáng và đĩa tối .
I . Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ
-Bắp cơ :
+ Ngoài: là màng liên kết , 2 đầu thon có gân, phần bụng phình to.
+ Trong : Có nhiều sợi cơ tập trung thành bó cơ
- Tế bào cơ : (Sợi cơ )Có nhiều tơ cơ gồm hai loại
+ Tơ cơ dày : Có các mấu lồi sinh chất tạo thành vân tối
+ Tơ cơ mảnh :Trơn tạo thành vân sáng
Tơ cơ dày và tơ cơ mỏng xếp xen kẽ theo chiều dọc tạo thành vân ngang ( Vân tối vân sáng xen kẽ nhau )
-Đơn vị cấu trúc : Là giới hạn giữa tơ mỏng và dày (đĩa tối ở giữa hai nửa đĩa sáng ở hai đầu )
Họat động2 : ( 10 phút )
Tính chất của cơ
Họat động của giáo viên - học sinh
Nội dung
- GV mô tả thí nghiệm hình 9.2 SGK
- GV nêu câu hỏi :
? Khi bị kích thích cơ phản ứng như thế nào ?
? Vì sao cơ co được ?
? Giải thích cơ chế sự co cơ?
- HS nghiên cứu thí nghiệm trong SGK và qua bài giảng của giáo viên trả lời:
+ Khi bị kích thích cơ phản ứng: Cơ co
+ Cơ co được nhờ phảnï xạ co cơ
- GV hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm với các nội dung như sau :
? Làm thí nghiệm phản xạ đầu gối
? Giải thích cơ chế thần kinh ở phản xạ đầu gối?
? Nhận xét và giải thích độ lớn của bắp cơ trước cánh tay khi gập cẳng tay ?
- HS: Làm việc theo nhóm .
+ Thực hiện thí nghiệm.
+ Giải thích .
- HS rút ra kết luận.
- GV cho HS quan sát lại sơ đồ đơn vị cấu trúc của tế bào cơ để giải thích.
- GV cho học sinh rút ra kết luận về tính chất của cơ .
- GV giải thích:
+ Chu kì co cơ.
+ Co cơ trương và mất trương lực cơ .
- HS lắng nghe .
II . Tính chất của cơ
Tính chất của cơ là co và giãn cơ
- Cơ co theo nhịp gồm 3 pha:
+ Pha tiềm tàng : 1/10 thời gian nhịp
+ Pha co cơ : 4/10 thời gian ( cơ ngắn lại và sinh công)
+Pha giãn :1/2 thời gian ( trở lại trạng thái ban đầu ) Cơ phục hồi
- Cơ co chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh.
Họat động 3 : ( 7 phút )
Ý nghĩa của họat động co cơ
Họat động của giáo viên - học sinh
Nội dung
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 9.4 SGK .
- Thảo luận để trả lời câu hỏi :
+ Sự co cơ có tác dụng gì ?
+ Sự co cơ có ý nghĩa như thế nào ?
+ Phân tích sự phối hợp họat động co giãn giữa cơ hai đầu (Cơ gấp ) và cơ ba đầu (Cơ duỗi ) ở cánh tay như thế nào ?
- HS quan sát thình 9.4 .Tìm hiểu thông tin, trao đổi nhóm trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung .
- HS rút ra kết luận.
- GV chốt lại đáp án đúng .
III . Ý nghĩa của hoạt động co cơ .
- Cơ co giúp xương cử động, cơ thể vận động như: lao động, di chuyển
- Trong cơ thể luôn có sự phối hợp họat động của các nhóm cơ .
4. Kết luận : HS đọc kết luận trong SGK trang 33
5. Kiểm tra đánh giá : ( 4 phút )
Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Bắp cơ điển hình có cấu tạo :
a. Sợi cơ có vân sáng, vân tối
b. Bó cơ và sợi cơ
c. Có màng liên kết bao bọc , hai đầu nhỏ giữa phình to
d. Gồm nhiều sợi cơ tập trung thành bó cơ.
Câu 2: Khi cơ co bắp cơ ngắn lại và to bề ngang là do :
a. Vân tối dày lên.
b. Một đầu cơ co và một đầu cố định .
c. Các tơ mảnh xuyên sâu vào tơ dày.
Đáp án: Câu 1: b.
Câu 2: c.
6. Dặn dò: ( 1 phút )
- HS trả lời câu hỏi SGK
- Ôn lại kiến thức về lực công cơ học
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_9_bai_9_cau_tao_va_tinh_chat_cua.doc