Giáo án Sinh học Lớp 8 - Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ - Năm học 2020-2021 - Vũ Nguyễn Huyền Trang

- GV chiếu hình vẽ hệ cơ người, giới thiệu sơ lược các nhóm cơ.

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo bắp cơ và tb cơ

GV chiếu hình 9-1:

(?) Bắp cơ có cấu tạo như thế nào?

(?) Tế bào cơ có cấu tạo như thế nào?

Với cấu tạo đó phù hợp với chức năng nào của cơ?

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của cơ

GV chiếu TN 9-2, giơi thiệu TN cho HS:

(?) Khi kích thích, cần ghi vẽ lên đồ thị cho ta biết điều gì?

(?) Từ đó rút ra cơ có tính chất gì?

(?) Giải thích cơ chế của sự co cơ?

(?) Vị trí của tơ cơ mảnh khi cơ co hoàn toàn?

(?) Sự thay đổi chiều dài đĩa sáng và đĩa tối khi cơ co như thế nào? Vì sao ?

GV thực hiện TN 9-3:

(?) Nêu hiện tượng xảy ra?

(?) Giải thích hiện tượng trên? (GV gợi ý cho HS, sử dụng kiến thức bài “Phản xạ” để giải thích)

(?) Làm việc theo bàn, các nhóm tiến hành gập cẳng tay vào sát cánh tay ? Nêu hiện tượng ? Giải thích ?

* Mở rộng: GV yêu cầu HS giải thích hiện tượng chuột rút? Khi bị chuột rút cần xử lý như thế nào?

Tác hại và cách phòng tránh chuột rút khi đi bơi?

Hoạt dộng 3: Tìm hiểu ý nghĩa của hoạt động co cơ

Chiếu hình 9-4:

(?) Thử phân tích sự phối hợp hoạt động co, giãn giữa cơ 2 đầu (cơ gấp) và cơ 3 đầu (cơ duỗi) ở cánh tay?

(?) Sự co cơ co tác dụng gì?

*Vận dụng:

(?) Muốn hệ cơ phát triển tốt cần làm gì ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ - Năm học 2020-2021 - Vũ Nguyễn Huyền Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Người soạn: Vũ Nguyễn Huyền Trang TIẾT 9 BÀI 9. CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được đặc điểm của tb cơ và bắp cơ. - Giải thích được tính chất căn bản của cơ là sự co cơ và nêu được ý nghĩa của sự co cơ. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa thông tin. - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ - GD ý thức vệ sinh hệ vận động. - GD quan điểm DVBC khoa học về sự co duỗi cơ. - Vận dụng kiến thức học được giải thích một số hiện tượng: chuột rút, có biện pháp phòng tránh và xử lý khi bị chuột rút II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Tranh vẽ phóng to hình 9-1 đến 9-4 sgk. - Tranh vẽ hệ cơ người. - Búa y tế. 2. Học sinh - Xem trước bài 9 III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 1. Ổn định tổ chức – kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Thành phần hoá học của xương có ý nghĩa gì với chức năng của xương? Hãy giải thích vì sao xương đv đun sôi lâu thì bở? 3. Dạy bài mới ĐVĐ: Cơ thuộc hệ vận động là cơ gì? Vì sao cơ được gọi là cơ xương? Vì sao cơ còn được gọi là cơ vân? (Cơ thuộc hệ vận động là cơ vân hay còn gọi là cơ xương. Gọi là cơ vân vì trên tb cơ có các vân ngang sáng tối xen kẽ nhau. Gọi là cơ xương vì cơ đính vào xương để thực hiện chức năng vận động) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV chiếu hình vẽ hệ cơ người, giới thiệu sơ lược các nhóm cơ. Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo bắp cơ và tb cơ GV chiếu hình 9-1: (?) Bắp cơ có cấu tạo như thế nào? (?) Tế bào cơ có cấu tạo như thế nào? Với cấu tạo đó phù hợp với chức năng nào của cơ? Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của cơ GV chiếu TN 9-2, giơi thiệu TN cho HS: (?) Khi kích thích, cần ghi vẽ lên đồ thị cho ta biết điều gì? (?) Từ đó rút ra cơ có tính chất gì? (?) Giải thích cơ chế của sự co cơ? (?) Vị trí của tơ cơ mảnh khi cơ co hoàn toàn? (?) Sự thay đổi chiều dài đĩa sáng và đĩa tối khi cơ co như thế nào? Vì sao ? GV thực hiện TN 9-3: (?) Nêu hiện tượng xảy ra? (?) Giải thích hiện tượng trên? (GV gợi ý cho HS, sử dụng kiến thức bài “Phản xạ” để giải thích) (?) Làm việc theo bàn, các nhóm tiến hành gập cẳng tay vào sát cánh tay ? Nêu hiện tượng ? Giải thích ? * Mở rộng: GV yêu cầu HS giải thích hiện tượng chuột rút? Khi bị chuột rút cần xử lý như thế nào? Tác hại và cách phòng tránh chuột rút khi đi bơi? Hoạt dộng 3: Tìm hiểu ý nghĩa của hoạt động co cơ Chiếu hình 9-4: (?) Thử phân tích sự phối hợp hoạt động co, giãn giữa cơ 2 đầu (cơ gấp) và cơ 3 đầu (cơ duỗi) ở cánh tay? (?) Sự co cơ co tác dụng gì? *Vận dụng: (?) Muốn hệ cơ phát triển tốt cần làm gì ? Nghe và quan sát. Tl: quan sát kết hợp nghiên cứu thông tin sgk trả lời. HS quan sát – nghe – phân tích Tl: cho ta biết là cần ghi bị kéo lên khi cơ bị kích thích. HS trả lời – GV nhận xét Tl: HS trả lời - tự nhận xét lẫn nhau – GV chốt kiến thức. Tl: Khi cơ co hoàn toàn thì tơ cơ dày lồng vào trong tơ cơ mảnh. Tl: Khi cơ co đĩa sáng ngắn lại, đĩa tối không thay đổi vì chỉ có tơ cơ mảnh trượt. Tl: Chân đá về phía trước. HS trả lời – GV nhận xét. (Kích thích→Gân xương bánh chè→Dây thần kinh hướng tâm→Tuỷ sống →Dây thần kinh li tâm→Cơ đùi co →Xương cẳng chân bị kéo về phía trước) Đại diện nhóm trình bày – nhóm khác nhận xét. HS thảo luận theo nhóm và trình bày – GV nhận xét. Tl: Cơ 2 đầu co, cơ 3 đầu duỗi kéo xương cẳng tay gập lại. Cơ 2 đầu duỗi, cơ 3 đầu co kéo ngược xương cẳng tay gây duỗi cẳng tay. HS trả lời – GV nhận xét. HS tự liên hệ trả lời – GV nhận xét. I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ - Tơ cơ (tơ cơ mảnh và tơ cơ dày) → sợi cơ (tb cơ) → bó cơ → bắp cơ. II. Tính chất của cơ - Tính chất của cơ là co và dãn. - Cơ chế của sự co cơ: Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố tơ cơ dày làm tb co ngắn lại→sự co cơ. - Phản xạ co cơ: Kích thích -> Cơ quan thụ cảm -> Nơron hướng tâm -> Nơron trung gian -> Nơron ly tâm -> Cơ quan phản ứng ->Cơ co. III. Ý nghĩa của hoạt động co cơ - Cơ bám vào xương qua khớp, khi cơ co → xương cử động → sự vận động của cơ thể 4. Củng cố Học sinh làm bài tập sau: Chọn các cụm từ thích hợp: Môi trường, sự co cơ, hệ thần kinh, vùng phân bố, dày, mảnh, tế bào cơ, xương cử động, cơ thể, giãn, hai xương, co. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau: Tính chất của cơ là (1)và(2)Cơ thường bám vào(3)qua khớp nên khi cơ co làm(4)dẫn tới sự vận động của(5)Mỗi bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều (6)Tế bào cơ được cấu tạo từ các tơ cơ gồm có các tơ (7)và tơ (8)Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào (9)của tơ daỳ làm tê bào cơ ngắn lại, đó là (10)Cơ co khi có kích thích của (11)và chịu ảnh hưởng của (12) Đáp án : (1) Co (2) Dãn (3) Hai xương (4) Xương (5) Cơ thể (6) Tế bào cơ (7)Mảnh (8) Dày (9) Vùng phân bố (10) Sự co cơ (11) Môi trường (12) Hệ thần kinh Chọn câu trả lời đúng nhất: Khi cơ co bắp cơ ngắn lại là do? a. Cả 2 loại tơ cơ trượt làm 2 khoảng sáng, tối đều ngắn lại b. Tơ cơ dày trượt làm khoảng sáng ngắn lại c. Tơ cơ mảnh trượt làm khoảng sáng ngắn lại d. Tơ cơ dày trượt làm khoảng tối ngắn lại Đáp án: c 5. Dặn dò - HS về nhà hoàn thành bài tập 1, 2, 3 SGK – 33 vào vở. - Đọc trước bài 10 “Hoạt động của cơ”.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_bai_9_cau_tao_va_tinh_chat_cua_co_nam.doc