Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái - Năm học 2020-2021 - Lương Thị Kim Yến

B1:GV viết sơ đồ lên bảng như sau:

 Thỏ rừng

? Thỏ sống trong rừng chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào?

B2:GV tổng kết: Tất cả các yếu tố đó tạo nên môi trường sống của thỏ

? Môi trường sống là gì

B3:GV giúp học sinh hoàn chỉnh khái niệm

- Để tìm hiểu về môi trường các em hãy hoàn thành bảng 41.1 SGK và quan sát các tranh hình đã chuẩn bị

? Sinh vật sống trong những môi trường nào

B4:GV thông báo: có rất nhiều môi trường khác nhau nhưng thuộc 4 loại môi trường - HS theo dõi sơ đồ trên bảng. Trao đổi nhóm

+ Điền từ: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, mưa, thức ăn, thú dữ vào mũi tên

- Đại diện HS lên bảng hoàn thành sơ đồ  HS khác nhận xét bổ sung

- Từ sơ đồ  HS khái quát thành khái niệm về môi trường sống  HS khác bổ sung.

- HS dựa vào bảng 41.1 kể tên các sinh vật và môi trường sống khác

- Một vài học sinh phát biểu ý kiến.

- HS khái quát thành 1 số loại môi trường cơ bản

Ví dụ : môi trường đất, nước .

 

docx3 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái - Năm học 2020-2021 - Lương Thị Kim Yến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Long Biên Họ và tên giáo viên: Lương Thị Kim Yến Tổ: Tự nhiên PHẦN II: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG I: HỆ SINH THÁI Tiết 40_Bài 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI Môn: Sinh học; lớp 9G. E. Thời gian thực hiện: 45 phút I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh cần: 1. Kiến thức: + HS phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, nhận biết các loại môi trường sống của sinh vật + Phân biệt được nhân tố sinh thái: nhân tố vô sinh, hữu sinh, đặc biệt là nhân tố con người + HS trình bày được khái niệm giới hạn sinh thái 2. Kĩ năng: Rèn một số kĩ năng: + Quan sát tranh hình nhận biết kiến thức. + Kĩ năng hoạt động nhóm, vận dụng kiến thức giải thích thực tế + Phát triển kĩ năng tư duy logic, khái quát hoá. 3. Thái độ: + Giáo dục kỷ năng sống và ý thức bảo vệ môi trường. 4. Năng lực: - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. - Năng lực thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh phóng to H 41.1 SGK - Một số tranh ảnh khác về sinh vật trong tự nhiên III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: A. Hoạt động mở đầu: - Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Từ khi sự sống được hình thành, sinh vật và môi trường luôn luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Tác động đó có ảnh hưởng như thế nào đến sinh vật? B. Hình thành kiến thức mới: - Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động. Hoạt động 1: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA SINH VẬT Mục tiêu: - HS nêu khái niệm môi trường sống của sinh vật - Nhận biết được các môi trường sống của sinh vật Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung B1:GV viết sơ đồ lên bảng như sau: Thỏ rừng ? Thỏ sống trong rừng chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? B2:GV tổng kết: Tất cả các yếu tố đó tạo nên môi trường sống của thỏ ? Môi trường sống là gì B3:GV giúp học sinh hoàn chỉnh khái niệm - Để tìm hiểu về môi trường các em hãy hoàn thành bảng 41.1 SGK và quan sát các tranh hình đã chuẩn bị ? Sinh vật sống trong những môi trường nào B4:GV thông báo: có rất nhiều môi trường khác nhau nhưng thuộc 4 loại môi trường - HS theo dõi sơ đồ trên bảng. Trao đổi nhóm + Điền từ: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, mưa, thức ăn, thú dữ vào mũi tên - Đại diện HS lên bảng hoàn thành sơ đồ ® HS khác nhận xét bổ sung - Từ sơ đồ ® HS khái quát thành khái niệm về môi trường sống ® HS khác bổ sung. - HS dựa vào bảng 41.1 kể tên các sinh vật và môi trường sống khác - Một vài học sinh phát biểu ý kiến. - HS khái quát thành 1 số loại môi trường cơ bản Ví dụ : môi trường đất, nước .... I. Môi trường sống của sinh vật : * Môi trường sống: Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống phát triển, sinh sản của sinh vật - Các loại môi trường : + Môi trường nước + Môi trường trên mặt đất, không khí + Môi trường trong đất + Môi trường sinh vật - Chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường Hoạt động 2: CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI CỦA MÔI TRƯỜNG Mục tiêu: - HS nêu và phân biệt nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường - Nêu được vai trò của nhân tố con người Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung B1: GV nêu câu hỏi: ? Thế nào là nhân tố vô sinh ? Thế nào là nhân tố hữu sinh - GV yêu cầu : + Hoàn thành bảng 41.2 SGK + Nhận biết nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh. B2: GV đánh giá hoạt động của nhóm và yêu cầu học sinh rút ra kết luận về NTST B3:GV hỏi: ?Phân tích những tác động của con người vào môitrường B4:GV giúp HS nêu nhận xét chung về tác động của nhân tố sinh thái. -Ảnh hưởng cử các nhân tố sinh thái dến môi trường sống sinh vật như thế nào? - HS nghiên cứu SGK trang 119. Trả lời nhanh khái niệm này. - HS quan sát sơ đồ về môi trường của thỏ ở mục 1 - Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến điền vào bảng 41.2 - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung - HS dựa vào bảng 41.2 vừa hoàn thành và khái quát kiến thức. + Ánh sáng trong ngày tăng dần vào buổi trưa rồi lại giảm + Mùa hè ngày dài hơn mùa đông + Mùa hè nhiệt độ cao, mùa đông nhiệt độ xuống thấp - Đại diện nhóm trình bày ® nhóm khác bổ sung II. Các nhân tố sinh thái của môi trường: * Nhân tố vô sinh: - Khí hậu gồm: nhiệt độ, ánh sáng, gió ... - Nước: nước ngọt, nước lợ ... - Địa hình, thổ nhưỡng, độ cao, loại đất .... * Nhân tố hữu sinh: - Nhân tố sinh vật: các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật - Nhân tố con người: + Tác động tích cực: cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép + Tác động tiêu cực: săn bắn, đốt phá ... Nhận xét : Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật thay đổi theo từng môi trường và thời gian Hoạt động 3: TÌM HIỂU GIỚI HẠN SINH THÁI Mục tiêu: - HS hiểu được khái niệm giới hạn sinh thái - Chỉ ra được mỗi loài có 1 giới hạn sinh thái Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung B1:GV nêu một số câu hỏi: ? Cá rô phi ở Việt Nam sống và phát triển ở nhiệt độ nào ? Nhiệt độ nào cá rô phi sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất + Tại sao ngoài nhiệt độ 50C và 420C (tức là 420C) thì cá rô phi sẽ chết B2: GV đưa thêm Ví dụ + Cây mắm biển sống và phát triển trong giới hạn độ mặn là 0,36% ® 0,5% NaCl + Cây thông đuôi ngựa không sống được nơi có nồng độ muối > 0,4% B3:GV hỏi: từ các Ví dụ trên em có nhận xét gì về khả năng chịu đựng của sinh vật với mỗi nhân tố sinh thái - Từ đó đưa ra khái niệm B4:GV đưa câu hỏi nâng cao: ? Các sinh vật có giới hạn sinh thái rộng đối với tất cả các nhân tố sinh thái thì khả năng phân bố của chúng như thế nào ? * Liên hệ: Nêu được ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp. - HS quan sát H 41.2 SGK trang 120 - Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến nêu được: + Từ 50C ® 420C + Từ 200C ® 350C (khoảng cực thuận) + Vì quá giới hạn chịu đựng - Đại diện trình bày ® nhóm khác bổ sung - HS đưa nhận xét: Mỗi loài chịu được 1 giới hạn nhất định với các nhân tố sinh thái. - HS có thể trả lời được hay không trả lời được : Sinh vật có giới hạn sinh thái rộng thường phân bố rộng, dễ thích nghi - HS nêu được: Gieo trồng đúng thời vụ, tạo điều kiện sống tố cho vật nuôi và cây trồng. III. Giới hạn sinh thái * Khái niệm: Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định. * Vẽ sơ đồ hình 41.2 Kết luận chung: HS đọc kết luận trong SGK C. Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được. - Môi trường là gì? Phân biệt các nhân tố sinh thái. Cần bảo vệ môi trường như thế nào? - Thế nào là giới hạn sinh thái? Cho Ví dụ D. Hoạt động vận dụng Mục tiêu: - Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. ? Trong 1 ngày ánh sáng mặt trời chiếu lên mặt đất thay đổi như thế nào ? ? Ở nước ta độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác ? Sự thay đổi nhiệt độ trong 1 năm diễn ra như thế nào ? * Dặn dò: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. Vẽ sơ đồ các gới hạn sinh thái ở bài tập sgk 4/121 - Ôn lại kiến thức sinh thái thực vật lớp 6 * Rút kinh nghiệm bài học:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_9_bai_41_moi_truong_va_cac_nhan_to_sinh.docx
Giáo án liên quan