- Trước khi vào bài giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm và làm bài tâp:
Vận dụng kiến thức đã học ở lớp 8 nêu các thành phần cấu tạo của tế bào.
- Cho biết trong các thành phần cấu tạo thành phần nào quan trọng nhất? vì sao?
- GV giới thiệu về chương II. Các loài khác nhau được đặc trưng về những đặc điểm nào của bộ NST? - Học sinh sẽ ghi được hoàn chỉnh các thành phần cấu tạo của tế bào trong đó có chỉ rõ thành phần cấu tạo của nhân (Nhiễm sắc thể và nhân con)
- HS Trả lời và giáo viên hỏi vì sao nhiễm sắc thể lại có vai trò quan trọng trong di truyền? Học sinh k trả lời được, giáo viên dẫn vào bài
B: Hình thành kiến thức (30 phút)
Hoạt động 1: Tính đặc trưng của bộ NST
- Mục tiêu: Nêu được tính chất đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể của mỗi loài
- Phương thức thực hiện: quan sát, vấn đáp, hoạt động cá nhân.
4 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 8: Nhiễm sắc thể - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 04 Ngày thángnăm
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 8_Bài 8 : NHIỄM SẮC THỂ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Học sinh nêu được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài
- Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân
- Hiểu được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Kĩ năng hợp tác trong nhóm
3. Thái độ: Yêu thích môn học, nghiêm túc trong tiết học
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy tính, giáo án.
- Tranh phóng to H 8.1; 8.2; 8.3; 8.4; 8.5( SGK)
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc và soạn trước bài mới
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
A: Hoạt động khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Trước khi vào bài giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm và làm bài tâp:
Vận dụng kiến thức đã học ở lớp 8 nêu các thành phần cấu tạo của tế bào.
- Cho biết trong các thành phần cấu tạo thành phần nào quan trọng nhất? vì sao?
- GV giới thiệu về chương II. Các loài khác nhau được đặc trưng về những đặc điểm nào của bộ NST?
- Học sinh sẽ ghi được hoàn chỉnh các thành phần cấu tạo của tế bào trong đó có chỉ rõ thành phần cấu tạo của nhân (Nhiễm sắc thể và nhân con)
- HS Trả lời và giáo viên hỏi vì sao nhiễm sắc thể lại có vai trò quan trọng trong di truyền? Học sinh k trả lời được, giáo viên dẫn vào bài
B: Hình thành kiến thức (30 phút)
Hoạt động 1: Tính đặc trưng của bộ NST
- Mục tiêu: Nêu được tính chất đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể của mỗi loài
- Phương thức thực hiện: quan sát, vấn đáp, hoạt động cá nhân.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV giới thiệu cho HS quan sát H 8.1 ® thế nào là cặp NST tương đồng?
+ Phân biệt bộ NST đơn bội và bộ NST lưỡng bội
- GV nhấn mạnh: trong cặp NST tương đồng: 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ
Ngoài ra ở loài đơn tính có sự khác nhau giữa cá thể cái và đực
- GV y/c HS đọc bảng 8 số lượng NST trong bộ lưỡng bội có phản ánh trình độ tiến hoá của loài không? GV phân tích thêm cặp
*NST giới tính được kí hiệu là XX và XY
NST giới tính có thể tương đồng (XX) không tương đồng (XY) hoặc chỉ có 1 chiếc (XO)
Như trong tế bào lưỡng bội ở giới đực ( bọ xít ,châu chấu rệp ) hay giới cái ( bọ nhẩy ...)
- Ở mỗi loài bộ NST giống nhau về:
+ Số lượng NST
+ Hình dạng các cặp NST
? Nêu đặc điểm đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài sinh vật
TB. Của mỗi loài SV có 1bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng
- HS quan sát kĩ hình rút ra những về hình dạng, kích thước
- 1 vài HS phát biểu, lớp nhận xét bổ sung
- HS so sánh bộ NST lưỡng bội của người với các loài còn lại (nêu được: số lượng NST không phản ánh trình độ tiến hoá của loài)
- HS quan sát kĩ hình nêu được: có 8 NST gồm:
+ 1 đôi hình hạt
+ 2 đôi hình chữ V
+ con đực: 1 đôi hình que
con cái: 1 chiếc hình que, 1 chiếc hình móc.
I. TÍNH ĐẶC TRƯNG CỦA BỘ NHIỄM SẮC THỂ.
- Trong TB sinh dưỡng NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau về hình thái và kích thước
- Bộ NST lưỡng bội (2n) là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng
- Bộ NST đơn bội (n) là bộ NST chứa một NST của mỗi cặp tương đồng.
- Ở những loài đơn tính có sự khác nhau giữa cá thể đực và cái ở cặp NST giới tính
- Mỗi loài SV có bộ NST đặc trưng về hình dạng, số lượng.
Hoạt động 2: Cấu trúc của NST (10ph )
- Mục tiêu: Mô tả được cấu trúc hiển vi của NST
- Phương thức thực hiện: quan sát, vấn đáp, hoạt động cá nhân.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV thông báo cho HS: ở kì giữa NST có hình dạng đặc trưng và cấu trúc hiển vi của NST được mô tả ở kì này
GV y/c HS:
+ Mô tả hình dạng , cấu trúc NST ?
+ Hoàn thành bài tập mục (SGK trang 25)
+ Điền chú thích vào H 8.5
(số 1: 2 crômatít ; số 2: Tâm động)
- GV chốt lại kiến thức
- GV bổ sung: Một số NST còn có thêm eo thứ hai
- HS quan sát H 8.3 ; 8.4 ; 8.5 ® nêu được:
+ Hình dạng, đường kính, chiều dài của NST
+ Nhận biết được 2 crômatít, vị trí tâm động
- Một số HS phát biểu, lớp bổ sung.
II.CẤU TRÚC CỦA NHIỄM SẮC THỂ
- Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa
+ Hình dạng: hình hạt, hình que, hình chữ V
+ Dài 0,5 – 50 micrômét
+ Đường kính 0,2 – 2 mic rômét
+ Cấu trúc: ở kì giữa NST gồm 2 crômatít (nhiễm sắc tử chị em) gắn nhau ở tâm động(eo)
+ Mỗi crômatít gồm phân tử ADN và Prôtêin loại histôn
Hoạt động 3: Chức năng của NST
- Mục tiêu: Mức độ cần đạt: hiểu được chức năng của NST
- Phương thức thực hiện: quan sát, vấn đáp, hoạt động cá nhân.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV phân tích thông tin SGK
+ NST là cấu trúc mang gen ® nhân tố di truyền (gen) được xác định ở NST
+ NST có khả năng tự nhân đôi liên quan đến ADN (học chương sau)
Học sinh quan sát và lắng nghe
III. CHỨC NĂNG CỦA NHIỄM SẮC THỂ.
- NST là cấu trúc mang gen trên đó mỗi gen ở một vị trí xác định
- NST có đặc tính tự nhân đôi, các tính trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ TB và cơ thể
C. Hoạt động luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
(1) Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài.
(2) Chọn các câu hỏi trắc nghiệm đúng:
1, NST là vật chất di truyền nằm ở
a, trong nhân tế bào b, màng tế bào
c, trong các bào quan d, tế bào chất
2, NST có hình dạng và kích thước đặc trưng ( đạt chiều dài 0,5- 50micromet) ở kì nào của quá trình nguyên phân?
a.Kì đầu b.Kì giữa c.Kì sau d.kì cuối
3,Hãy ghép các chữ cái a, b, c ở cột B cho phù hợp với các số 1, 2, 3 ở cột A
Cột A
Cột B
Trả lời
1. cặp NST tương đồng
2. Bộ NST lưỡng bội
3. Bộ NST đơn bội
a) Là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng
b) Là bộ NST chứa một NST của mỗi cặp tương đồng.
c) Là cặp NST giống nhau về hình thái kích thước
1..
2..
3 ..
D. Hoạt động vận dụng, mở rộng (2 phút)
Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội?
- Bộ NST lưỡng bội (2n) là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng( có trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể và tế bào sinh dục sơ khai)
- Bộ NST đơn bội (n) là bộ NST chứa một NST của mỗi cặp tương đồng.( có trong giao tử)
* Dặn dò: (1 phút)
Học bài theo nội dung SGK
Kẻ bảng 9.1 và 9.2 vào vở bài tập
- Đọc và soạn trước bài 9 : Nguyên phân
* Rút kinh nghiệm bài học:
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_9_bai_8_nhiem_sac_the_nam_hoc_2020_2021.docx