I.MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Củng cố các quy tắc cộng số nguyên. Phân biệt quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu ; khác dấu. Nắm chắc bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên : giao hoán, kết hợp, cộng với số 0, cộng với số đối.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng các tính chất cơ bản để tính nhanh ; hợp lý. Tính đúng tổng của nhiều số nguyên.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi cộng các số nguyên
II. CHUẨN BỊ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp. (1ph)
2. Kiểm tra bài cũ. (9ph)
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2169 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học 6 - Tuần: 16 - Tiết 48: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16 Ngày soạn: 23/12/2007
Tiết: 48 Ngày dạy: 25/12/2007
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU.
Kiến thức: Củng cố các quy tắc cộng số nguyên. Phân biệt quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu ; khác dấu. Nắm chắc bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên : giao hoán, kết hợp, cộng với số 0, cộng với số đối.
Kĩ năng: Biết vận dụng các tính chất cơ bản để tính nhanh ; hợp lý. Tính đúng tổng của nhiều số nguyên.
Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi cộng các số nguyên
II. CHUẨN BỊ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Ổn định lớp. (1ph)
Kiểm tra bài cũ. (9ph)
HS1 : Nêu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. Giải bài 41 / 79.
Đáp số : a) -10 ; b) 150; c) 100
HS2 : Nêu các tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên. Giải bài tập 39 / 79
Đáp số : a) -6 ; b) +6
Bài mới.
ĐL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
10’
HĐ 1: Chữa bài tập về nhà :
Bài tập 37 / 78 :
GV: Hãy vẽ trục số và tìm tất cả các số nguyên x thỏa mãn -4 < x < 3
GV: Hãy tìm tổng của chúng. Nếu HS không áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng để tính thì GV gợi ý
Bài tập 38 / 79 :
GV: Sau hai lần tăng, giảm độ cao của chiếc diều là bao nhiêu ?
1. Chữa bài tập về nhà :
Bài tập 37 / 78 :
a) -4 < x < 3
Þ x = -3; -2; -1; 0; 1; 2
Ta có :
(-3) + (-2) + (-1) + 0 + 1 + 2
= (-3)+[(-2) + 2]+[(-1) + 1]+0 = -3
b) -5 < x < 5. Ta có :
(-4) + (-3) + (-2) + (-1) + 0 + 1 + 2 + 3 + 4 =
=[(-4)+4]+[(-3) + 3]+[(-2)+2] + [(-1) + 1] + 0 = 0
Bài tập 38 / 79 :
Sau hai lần thay đổi, độ cao của chiếc diều là :
15 + 2 + (-3) = 14m.
20’
HĐ 2:Luyện tập tại lớp
Bài tập 42 / 79 :
GV: Áp dụng các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng ta có thể ghép nhóm như thế nào để tính nhanh ?
GV: Những số nguyên nào có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 10.
GV: Tổng của chúng bằng bao nhiêu ?
Bài tập 43 / 80 SGK :
GV:Nếu vận tốc của hai ca nô là 10km/h và 7km/h thì chúng đi theo chiều nào?
GV: Khoảng cách của hai ca nô sau 1 giờ ?
GV: Nếu vận tốc của ca nô là 10km/h và -7km/h thì chúng đi theo chiều nào ?
Bài tập 44 / 80 SGK :
GV: Cho HS đặt đề toán theo yêu cầu của đề bài.
GV: Nhận xét các đề toán đã đặt và cho một phương án ra đề
2. Luyện tập tại lớp
Bài tập 42 / 79 :
a) 217 + [43 + (-217) + (-23)]
= [217 + (-217)] + [43 + (-23)]
= 0 + 20 = 20
b)(-9)+9+(-8)+(-7)+7+(-6)+6+ (-5+ 5+(-4)+4+(-3)+3+(-2)+2+ (-1)+1+0 = 0
A
·
B
·
C
·
Bài tập 43 / 80 SGK :
a) Vì vận tốc của hai ca nô là 10km/h và 7km/h nên chúng đi theo chiều từ C đến B
Sau 1 giờ 2 ca nô cách nhau
(10 - 7) . 1 = 3km
b) Vì vận tốc của hai ca nô là 10km/h và -7km/h nên chúng đi về hai hướng ngược nhau.
Sau 1 giờ hai ca nô cách nhau : (10 + 7) . 1 = 17km
Bài tập 44 / 80 SGK :
®
·
A
®
·
B
¬
·
C
5km
3km
Một người xuất phát từ điểm C đi về hướng bắc rồi quay trở lại đi về hướng nam 5km. Hỏi người đó cách điểm xuất phát C bao nhiêu km ?
Củng cố – luyện tập. (3ph)
Bài 46 / 80 SGK :
GV: Giới thiệu cách sử dụng nút +/-
GV: Giới thiệu ấn các nút để tính 25 + (-13).
Tương tự GV cho HS tính : (-76) + 20 ; (-135) + (-65)
Về nhà dùng máy tính bỏ tuí tính bài tập còn lại sgk.
Hướng dẫn về nhà. (2ph)
- Xem lại những dạng bài tập vừa làm.
- Học thuộc lý thuyết và làm các bài tập còn lại
- Sử dụng máy tính bỏ túi làm bài tập 46 sgk.
File đính kèm:
- SO TIET 48.doc