I.MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Hiểu và vận dụng được quy tắc dấu ngoặc. Biết khái niệm tổng đại số. Số đối của 1 tổng và sử dụng tổng đại số trong cách ghi, tính.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng bỏ dấu ngoặc hoặc đặt dấu ngoặc trước có dấu trừ (–)
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng quy tắc vào giải toán.
II. CHUẨN BỊ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp. (1ph)
2. Kiểm tra bài cũ. (5ph)
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2617 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học 6 - Tuần: 17 - Tiết: 51: Quy tắc dấu ngoặc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17 Ngày soạn: 29/12/2007
Tiết: 51 Ngày dạy: 31/12/2007
§8. QUY TẮC DẤU NGOẶC
I.MỤC TIÊU.
Kiến thức: Hiểu và vận dụng được quy tắc dấu ngoặc. Biết khái niệm tổng đại số. Số đối của 1 tổng và sử dụng tổng đại số trong cách ghi, tính.
Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng bỏ dấu ngoặc hoặc đặt dấu ngoặc trước có dấu trừ (–)
Thái độ: Có ý thức vận dụng quy tắc vào giải toán.
II. CHUẨN BỊ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Ổn định lớp. (1ph)
Kiểm tra bài cũ. (5ph)
Phát biểu quy tắc trừ số nguyên a cho số nguyên b?
Aùp dụng: Tính: a) 7 + (5–13). b) 7 + 5 + (–13). Rồi so sánh
Bài mới.
ĐL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
20’
HĐ 1: Quy tắc dấu ngoặc
GV: Cho HS làm ?1
- Hỏi: Để tìm số đối của một số ta làm như thế nào ?
GV: Gọi 1HS lên bảng trình bày ý a.
GV: Hãy so sánh số đối của tổng 2 + (-5) với tổng các số đối của 2 và (-5) và nhận xét ?
HS: Số đối của tổng bằng tổng các số đối
GV hỏi : Tìm số đối của: a + b
HS: - (a + b)
GV: Tính
(a + b) + [(-a) + (-b)]
HS: [a + (-a)] + [b + ( -b)] = 0 + 0 = 0
GV: Kết quả trên chứng tỏ điều gì ?
GV: Cho HS làm ?2
Hỏi: Có nhận xét gì về hai kết quả trên ?
Hỏi: Hãy phát biểu kết quả trên bằng lời
GV: Giới thiệu quy tắc dấu ngoặc như SGK
HS: Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đứng trước thì ta giữ nguyên dấu các số hạng trong ngoặc.
Khi bỏ dấu ngoặc mà có dấu “-” đứng trước thì ta đổi dấu các số hạng trong ngoặc
GV: Cho HS làm ví dụ minh họa.
GV: Hướng dẫn HS bỏ dấu ( ) trước rồi đến ngoặc [ ]
GV : Cho làm câu 3
HS: làm ?3sgk
1. Quy tắc dấu ngoặc
?1
a) Số đối của 2 ; (-5) ; 2 + (-5) là : -2 ; - (-5) ; - [2 +(-5)]
b) - [2 + (-5)] = - (-3) = 3
- 2 + 5 = 3
?2
a)7 +(5 - 13) = 7 +(-8) = -1
7+5+(-13)= 12 + (-13) = -1
b) 12 - (4 - 6) = 12 - (-2)
= 12 + 2 = 14
12 - 4 + 6 = 8 + 6 = 14
Quy tắc : Khi bỏ dấu ngoặc mà có dấu “-” đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc, dấu “+” thành dấu “-” và dấu “-” thành dấu “+”. Khi bỏ dấu ngoặc mà có dấu “+” đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.
Ví dụ : Tính nhanh
a) 324 + [112 - (112 + 324)]
= 324 + [112 -112 - 324]
= 324 + 112 - 112 - 324
= 324 - 324 = 0
b)(-257)-[(-257+156)- 56]
= -257 - (-257 + 156) + 56
= -257 + 257 - 156 + 56
= 100
?3
a) (768 - 39) - 768
= 768 - 768 - 39 = - 39
b) (-1579) - (12 + 1579) = - 12
10’
HĐ 2: Tổng đại số :
GV: Giới thiệu tổng đại số như SGK
- Hỏi: Chuyển phép trừ thành phép cộng :
5 + (-3) - (-6) - (+7)
HS: 5 + (-3) + (+6) + (-7) = 5 - 3 + 6 - 7
- Hỏi : Dùng tính chất giao hoán, kết hợp viết kết quả trên theo thứ tự khác nhau
HS: 5 - 3 + 6 - 7 = 5 + 6 - 3 - 7
GV: Nêu ví dụ :
a - b - c = (a - b) - c = a - (b + c)
GV: Tính nhanh: 284 - 75 - 25.
HS: 284 - (75 + 25) = 284 - 100 = 184
2. Tổng đại số
Một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên được gọi là một tổng đại số.
Trong một tổng đại số ta có thể:
- Thay đổi vị trí tùy ý các số hạng kèm theo dấu của chúng.
- Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ý với chú ý rằng nếu đặt trước dấu ngoặc là dấu “-” thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.
Củng cố – luyện tập. (7ph)
- Nhẵc lại quy tắc bỏ dấu ngoặc.
- Bài tập 59 / 85 :
GV: Trước khi bỏ dấu ngoặc xem trước dấu ngoặc là dấu “ + “ hay “ – “
HS: 2HS lên bảng làm.
a) (2736 - 75) - 2736 = 2736 - 75 - 2736 = -75
b) (-2002) - (57 - 2002) = -2002 - 57 + 2002 = - 57
Hướng dẫn về nhà. (2ph)
Học thuộc quy tắc. Lưu ý cẩn thận khi dấu “-” đứng trước dấu ngoặc
Làm bài tập 57 ; 58 ; 60 / 85
HD bài 58: Ta thực hiện tính toán các sô còn phần chữ giữ lại.
File đính kèm:
- SO TIET 51.doc