1.HĐ1. Tìm hiểu tính chất của đẳng thức.
- Giới thiệu cho HS thực hiện như hình 50/85 (SGK).Có một cân đĩa, đặt trên hai đĩa cân 2 nhóm đồ vật sao cho cân thăng bằng.Tiếp tục đặt lên mỗi đĩa cân một quả cân 1kg, hãy rút ra nhận xét.
Ngược lại: Đồng thời bỏ từ hai đĩa cân 2 quả cân 1kg hoặc 2 vật có khối lượng bằng nhau, rút ra nhận xét.
- Tương tự như đĩa cân, nếu ban đầu ta có hai số bằng nhau, kỳ hiệu: a = b ta được một đẳng thức. Mỗi đẳng thức có hai vế, vế trái là biểu thức ở bên trái “=”, vế phải là biểu thức ở bên phải “=”.
- Từ phần thực hành trên đĩa cân, em có thể rút ra những nhận xét gì về tính chất của đẳng thức?
-Nhắc lại các tính chất của đẳng thức.
-HS lắng nghe, quan sát hình và suy nghĩ.
-HS suy nghĩ, trả lời.
-HS suy nghĩ, trả lời.
1. Tính chất của đẳng thức
?1 Nhận xét
- Khi cân thăng bằng, nếu đồng thời cho thêm 2 vật có khối lượng bằng nhau vào hai đĩa cân thì cân vẫn thăng bằng.
- Ngưuợc lại, nếu đồng thời bớt hai vật có khối lượng bằng nhau ở hai đĩa cân thì cân vẵn thăng bằng.
+ Tính chất: Khi biến đổi các đẳng thức, ta thường áp dụng các tính chất sau:
Nếu a = b thì a+c = b+c
Nếu a+c = b+c thì a = b
Nếu a = b thì b = a.
3 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 59: Quy tắc chuyển về. Luyện tập - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thùy Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15/1/2020
Ngày dạy: 18/1/2020
TIẾT 59
QUY TẮC CHUYỂN VẾ. LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
+HS nắm rõ và vận dụng đúng các tính chất của đẳng thức:
+ Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại + Nếu a = b thì b = a.
2. Kỹ năng
-HS hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế: khi chuyển một số hạng của một đẳng thức từ vế này sang vế kia, ta phải đổi dấu của số hạng đó.
3. Thái độ
-Chú ý, nghiêm túc, tích cực học tập, yêu thích môn học..
4. Năng lực
-Năng lực chung: Năng lực vận dụng kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự học.
-Năng lực riêng: Năng lực suy luận logic, năng lực tính toán, năng lực báo cáo, ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Đồ dùng dạy học: thước, bảng phụ, phấn màu, giáo án, tài liệu dạy học.
2.Học sinh: Đồ dùng học tập: vở nháp, thước kẻ, chuẩn bị bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức(Thời gian 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (lồng ghép trong tiết dạy)
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Liệu A + B + C = D A + B = D - C ?
-GV dẫn vào bài.
-HS thảo luận nhóm đôi, mời đại diện hai nhóm trả lời.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Thời gian: 20phút)
1.Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất của đẳng thức.
Mục tiêu:
-HS hiểu được tính chất đẳng thức.
Năng lực hình thành cho học sinh
- Năng lực sáng tạo, tìm tòi, tự giải quyết vấn đề.
1.HĐ1. Tìm hiểu tính chất của đẳng thức.
- Giới thiệu cho HS thực hiện như hình 50/85 (SGK).Có một cân đĩa, đặt trên hai đĩa cân 2 nhóm đồ vật sao cho cân thăng bằng.Tiếp tục đặt lên mỗi đĩa cân một quả cân 1kg, hãy rút ra nhận xét.
Ngược lại: Đồng thời bỏ từ hai đĩa cân 2 quả cân 1kg hoặc 2 vật có khối lượng bằng nhau, rút ra nhận xét.
- Tương tự như đĩa cân, nếu ban đầu ta có hai số bằng nhau, kỳ hiệu: a = b ta được một đẳng thức. Mỗi đẳng thức có hai vế, vế trái là biểu thức ở bên trái “=”, vế phải là biểu thức ở bên phải “=”.
- Từ phần thực hành trên đĩa cân, em có thể rút ra những nhận xét gì về tính chất của đẳng thức?
-Nhắc lại các tính chất của đẳng thức.
-HS lắng nghe, quan sát hình và suy nghĩ.
-HS suy nghĩ, trả lời.
-HS suy nghĩ, trả lời.
1. Tính chất của đẳng thức
?1 Nhận xét
- Khi cân thăng bằng, nếu đồng thời cho thêm 2 vật có khối lượng bằng nhau vào hai đĩa cân thì cân vẫn thăng bằng.
- Ngưuợc lại, nếu đồng thời bớt hai vật có khối lượng bằng nhau ở hai đĩa cân thì cân vẵn thăng bằng.
+ Tính chất: Khi biến đổi các đẳng thức, ta thường áp dụng các tính chất sau:
Nếu a = b thì a+c = b+c
Nếu a+c = b+c thì a = b
Nếu a = b thì b = a.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ví dụ
Mục tiêu:
-HS hiểu được tính chất đẳng thức, vận dụng vào giải bài tập.
Năng lực hình thành cho học sinh
- Năng lực sáng tạo, tìm tòi, tự giải quyết vấn đề.
Hoạt động 2: Ví dụ
HS: Đọc và trình bày ?2 trên bảng, GV hướng dẫn mẫu.
-GV cho HS làm ?2 vào vở, 1 HS lên bảng làm.
GV: Nhận xét.
- HS làm ?2 vào vở.
2. Ví dụ: Tìm số tự nhiên x, biết: x - 2 = -3
Giải: x - 2 = -3
x - 2 + 2 = -3 + 2
x = -3 + 2
x = -1
?2 Tìm số nguyên x, biết:
x + 4 = -2
Giải: x + 4 = -2
x + 4 - 4 = -2 -4
x + 0 = -2 - 4
x = -6
3.Hoạt động 3: Tìm hiểu quy tắc chuyển vế.
Mục tiêu:
-HS nắm rõ quy tắc chuyển vế, vận dụng làm bài tập.
Năng lực hình thành cho học sinh
- Năng lực sáng tạo, tìm tòi, tự giải quyết vấn đề.
Hoạt động 3: Quy tắc chuyển vế
- Thực hiện VD trên bảng.
- Thực hiện ?3 trên bảng.
?3 Giải:
x + 8 = (-5) + 4
x + 8 = -1
x = -1 - 8
x = -9
- Giới thiệu quy tắc chuyển vế trang 86 SGK. Và yêu cầu GV: Cho HS làm VD (SGK).
- Tổng kết.
- Yêu cầu HS làm ?3
-Nhận xét.
- Ta đã học phép cộng và phép trừ các số nguyên. Ta hãy xét xem hai phép toán này quan hệ với nhau như thế nào?
- Trình bày trên bảng.
- Vậy hiệu (a - b) là một số x mà khi lấy x cộng với b sẽ được a hay phép trừ là phép toán ngược của phép cộng.
3. Quy tắc chuyển vế
Ví dụ: Tìm số nguyên x, biết:
a. x - 2 = -6
x = -6 + 2
x = -4
b. x - (-4) = 1
x + 4 = 1
x = 1 - 4
x = -3
?3 Tìm số nguyên x, biết: x + 8 = (-5) + 4
Giải: x + 8 = (-5) + 4
x + 8 = -1
x = -1 - 8
x = -9
Mở rộng:
Gọi x là hiệu của a và b
Ta có: x = a - b
Áp dụng quy tắc chuển vế:
x + b = a
Ngược lại nếu có: x + b = a theo quy tắc chuyển vế thì:
x = a - b
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10P)
-GV cho HS làm BT 61 SGK-tr87.
-HS làm bài vở, 2 HS lên bảng.
-GV cho HS làm bài ?2.
-HS hoạt động nhóm đôi, đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày.
Bài 61 SGK-tr87
a) 7 - x =8 - ( - 7)
7 - x = 8 +7
x = -8 - 7 + 7
x = - 8
b) x - 8 = (-3) - 8
x = - 3 - 8 + 8
x = -3.
Bài 62 SGK-tr87.
a)a=2 hoặc a = -2.
b)a = -2.
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG(10P)
-GV cho HS làm BT 61 SGK-tr87.
-HS làm bài vở, 2 HS lên bảng.
-GV cho HS làm bài ?2.
-HS hoạt động nhóm đôi, đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày.
Bài 61 SGK-tr87
a) 7 - x =8 - ( - 7)
7 - x = 8 +7
x = -8 - 7 + 7
x = - 8
b) x - 8 = (-3) - 8
x = - 3 - 8 + 8
x = -3.
Bài 62 SGK-tr87.
a)a=2 hoặc a = -2.
b)a = -2.
*Hướng dẫn về nhà: Làm BT 66; 67; 68 SGK-tr87.
*RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- giao_an_so_hoc_lop_6_tiet_59_quy_tac_chuyen_ve_luyen_tap_nam.docx