Giáo án soạn bài tuần 11 lớp 2

Toán

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

- Học thuộc bảng 11 trừ đi một số.

- Thực hiện phép trừ dạng 51 - 15.

- Biết tìm số hạng của một tổng.

- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 31 - 5

- Bài tập cần làm: Bài1, bài 2(cột 1, 2), bài 3a, bài 4.

 

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án soạn bài tuần 11 lớp 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Thứ 2 ngày tháng 11 năm 2012 Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Học thuộc bảng 11 trừ đi một số. - Thực hiện phép trừ dạng 51 - 15. - Biết tìm số hạng của một tổng. - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 31 - 5 - Bài tập cần làm: Bài1, bài 2(cột 1, 2), bài 3a, bài 4. II. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra kiến thức: (5’) - HS làm vào bảng con. - - - - HS nhận xét. GVchữa bài. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (2’) b. Hướng dẫn HS làm bài tập: (28’) Bài tập 1: (5') Làm miệng - HS nêu yêu cầu: Tính nhẩm 11 - 2 = 11 - 4 = 11 - 3 = 11 - 9 = - HS nêu kết quả, GV ghi bảng. - HS học thuộc bảng 11 trừ đi một số. Bài tập 2: (7') Làm vào vở HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính. a) 41 - 25 51 - 35 b) 71 - 9 38 + 47 - HS làm vào vở,1 HS lên bảng làm và lớp nhận xét. - GV chữa bài. Bài tập 3: (7') Làm vào bảng con Tìm x a) x + 18 = 61 HS làm bảng con và nêu cách làm, lớp nhận xét. - GV: Muốn tìm một số trong một tổng ta làm như thế nào? Bài 4: (7') Làm vào vở HS đọc bài toán và giải vào vở. - GV tóm tắt: Bài giải Có : 51 kg táo Số táo còn lại là: Đã bán : 26 kg táo 51 - 26 = 25 (kg) Còn lại : …. kg táo? Đáp số:25 kg táo. - 1 HS lên bảng làm, GV chữa bài. - GV chấm bài và nhận xét. Bài 5: (5') Làm miệng ( Dành cho HS khá giỏi). +, - ? 9 .. 6 = 15 16 … 10 = 6 11… 6 = 5 10 … 5 = 5 - GV cùng HS nhận xét. c. Củng cố, dặn dò: (3’) - GV nhận xét giờ học. - Về học thuộc bảng 11 trừ đi một số. _______________________________________ Tập đọc Bà cháu I. Mục tiêu: - Nghỉ hơn đúng sau các dấu câu; bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng. - Hiểu nội dung: Ca ngợi tình cảm bà cháu quý giá hơn vàng bạc, châu báu. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 5). *KNS: Xác định giá trị (Trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực). II. Đồ dùng: - Tranh SGK, bảng phụ viết câu dài. III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra kiến thức: (5’) - 2 HS đọc bưu thiếp của mình. - GV nhận xét. 2. Bài mới: (30’) a. Giới thiệu bài: - HS quan sát tranh ở SGKvà nêu nội dung bức tranh. - GV ghi mục bài lên bảng. b. Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài. c. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ: - Đọc từng câu trước lớp + HS tiếp nối nhau đọc từng câu. GV ghi bảng: vất vả, giàu sang, nảy mầm, màu nhiệm. HS đọc ở lớp. - Đọc từng đoạn trước lớp: + HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong lớp. + GV treo bảng phụ và hướng dẫn HS đọc câu dài. . Bà cháu rau cháo nuôi nhau, / tuy vất vả / nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm. . Hạt đào vừa gieo xuống đã nảy mầm, / ra lá,/ đơm hoa,/ kết bao nhiêu là trái vàng,/ trái bạc. . Bà hiện ra,/ móm mém,/ hiền từ,/ dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng. + GV đọc mẫu, HS đọc lại. + HS nối tiếp nhau đọc, GV nhận xét sửa sai. + HS đọc chú giải ở SGK. - HS đọc đoạn trong nhóm. - HS thi đọc trước lớp. - GV nhận xét. Tiết 2: (35’) 3. Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi. ? Trước khi gặp cô tiên, bà cháu sống như thế nào (bà cháu sống cực khổ). ? Cô tiên cho hai hạt đào và nói gì (khi bà mất hãy gieo những hạt đào lên mộ). - HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: ? Sau khi bà mất hai anh em sống như thế nào (trở nên giàu có). - HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi. (HS khá giỏi trả lời). ? Vì sao hai anh em sống giàu có mà không vui sướng. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi. ? Câu chuyện kết thúc như thế nào. 4. Luyện đọc lại: - GV hướng dẫn lại cách đọc lời nhân vật. - HS đọc theo phân vai. - HS cùng GV nhận xét. 5. Củng cố, dặn dò: (3’) ? Câu chuyện cho em hiểu điều gì. (Tình cảm bà cháu quý hơn vàng bạc…). - HS đọc lại toàn bài, GV nhận xét giờ học. - Về đọc lại bài. Thứ 6 ngày 16 tháng 11 năm 2012 Luyện Toán Luyện: 12 trừ đi một số I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng thực hiện phép trừ dạng 12 - 8 - Giải toán có lời văn bằng một phép tính trừ. II. Hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (1') 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (32’) Bài tập 1: (7') Trò chơi tiếp sức Tính nhẩm: 12 - 5 = 12 - 7 = 12 - 6 = 12 - 8 = 12 - 9 = 12 - 3 = - HS thi điền nhanh, đúng kết quả giữa 3 tổ, GV cùng HS nhận xét. - GV: Các em vừa ôn lại bảng 12 trừ đi một số. - HS đọc lại bảng trừ. Bài tập 2: (7') Làm vào vở Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là: 12 và 8 ; 12 và 6 ; 12 và 9 - HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính - HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm. - Lớp cùng GV nhận xét. Bài tập 3: (7') Làm vào vở Đặt bài toán theo tóm tắt sau và giải Tóm tắt 12 cái kẹo Hà 3 cái kẹo Na ? cái kẹo - HS đặt bài toán và giải vào vở - 1 HS làm bảng Bài giải: Số kẹo của Na có là: 12 – 3 = 9 (cái) Đáp số: 9 cái kẹo - HS cùng GV nhận xét * Dành cho HS khá giỏi Bài tập 1: (7') Làm vào vở Một cửa hàng bán được 48 kg đường, còn lại 26 kg. Hỏi trước khi bán cửa hàng có bao nhiêu ki lô gam đường? - HS đọc bài toán và phân tích ? Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? Muốn tìm số đường trước lúc bán ta làm như thế nào - HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm Bài giải: Số đường cửa hàng có là: 26 + 48 = 74 (kg) Đáp số: 74 kg - GV cùng GV nhận xét. Bài tập 2: (7') Làm vào vở Có hai đoạn thẳng, đoạn thẳng thứ nhất dài 2dm 5cm, đoạn thẳng thứ hai dài 36cm. Hỏi hai đoạn thẳng dài tổng cộng bao nhiêu xăng ti mét? - HS làm bài vào vở - GV gợi ý: Trước hết ta phải đổi 2dm 5cm = ….. cm - 1 HS lên bảng làm GV nhận xét - GV chấm bài và nhận xét. 3. Củng cố kiến thức: (2’) -? + Hãy đọc các phép trừ dạng 12 trừ đi một số: 12 - 8 + Nêu cách đặt tính dạng 12 - 8 - HS hệ thống lại nội dung bài học. _______________________________ Luyện Tiếng việt Luyện đọc kể: Bàcháu I. Mục tiêu: - Giúp HS luyện đọc bài Bà cháu, nắm kĩ nội dung của bài tập đọc. - Rèn kĩ năng ghi nhớ và kể chuyện. HS kể được một đoạn hoặc cả câu chuyện Bà cháu. II. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: (1) 2. Hoạt động 1: Luyện đọc (15') - Cho HS hoạt động nhóm đôi luyện đọc toàn bài. - Gọi 2 HS thi đọc, lớp nhận xét. - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS .Yêu cầu các nhóm luyện đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với các nhân vật. - Các nhóm luyện đọc phân vai (Người dẫn chuyện, cô tiên, hai anh em ) - GVgọi 2 nhóm thi đọc - Lớp nhận xét. - 1HS khá giỏi đọc cả bài. 3. Hoạt động 2: Luyện kể(18') + Luyện kể từng đoạn truyện - HS thi kể chuyện trong nhóm: Mỗi em kể một đoạn. - HS nối tiếp nhau thi kể từng đoạn trước lớp. + Luyện kể toàn bộ câu chuyện - HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện - Sau mỗi lần kể, cả lớp nêu nhận xét. Cuối giờ cả lớp bình chọn cá nhân và nhóm kể chuyện hay nhất. 4. Củng cố, dăn dò: (1') -? Nêu nội dung của bài Bà cháu - Nhận xét giờ học. - Về nhà các em tập kể lại câu chuyện “Bà cháu”cho người thân ______________________________ Hoạt động tập thể Văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo việt nam 20-11 I. Mục tiêu: - Giáo dục HS thể hiện sự kính trọng, lòng biết ơn đối với công lao to lớn của thầy giáo, cô giáo. Phát triển ở HS lòng yêu trường, yêu lớp qua các lời ca, tiếng hát, điệu múa, ngâm thơ, kể chuyện. II. Tài liệu, phương tiện: - Các bài hát, điệu múa, bài thơ nói về thầy, cô giáo. III. Cách tiến hành: Bước 1: Chuẩn bị - Trước 2 tuần GV phổ biến: Sắp tới ngày 20/11, lớp chúng mình sẽ tổ chức liên hoan văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Các em hãy về tập các bài thơ, bài hát, điệu múa nói về các thầy, cô giáo và đăng kí tham gia biểu diễn. Sẽ thi đua giữa các tổ và cá nhân về số lượng các tiết mục, chất lượng các tiết mục. - HS tập các tiết mục văn nghệ. Lưu ý: GV có thể cung cấp và hướng dẫn HS tập một số bài hát, điệu múa, bài thơ về chủ đề chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. - Các tổ và cá nhân đăng kí tiết mục với cán sự văn nghệ của lớp. - Ban tổ chức sắp xếp chương trình liên hoan. Bước 2: Liên hoan văn nghệ: (30’) - Lớp học được trang trí đẹp. Trên bảng có kẻ hàng chữ “Văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11”. Bàn, ghế được kê thành hình chữ U. Khoảng trống ở giữa lớp sẽ là sân khấu. - Chương trình văn nghệ có thể tiến hành như sau: Cán sự văn nghệ tuyên bố lí do và thông báo chương trình biểu diễn. - Các tổ, nhóm, cá nhân lần lượt lên biểu diễn. Bước 3: Đánh giá và trao giải (3’). - GV hướng dẫn cả lớp bình chọn: + Tiết mục hay nhất; tiết mục có nhiều bạn tham gia nhất; tiết mục ấn tượng nhất. + Tổ tham gia nhiều tiết mục nhất. - GV trao giải thưởng cho các cá nhân tổ, nhóm đạt giải trong tiếng vỗ tay của cả lớp. Hoạt động tập thể Chúc mừng ngày hội của các thầy, các cô I. Mục tiêu: - Giáo dục sự kính trọng, lòng biết ơn của HS đối với công lao to lớn của thầy giáo, cô giáo. Phát triển ở HS lòng yêu trường, yêu lớp. - Rèn cho HS các kĩ năng sống: tự nhận thức, xác định mục tiêu, bày tỏ, chia sẻ, hợp tác. II. Tài liệu, phương tiện: - Mỗi HS chuẩn bị một đoạnvăn ngắn chúc mừng các thầy, cô giáo - Các bài viết chúc mừng các thầy, cô giáo. - Bánh kẹo liên hoan. III. Cách tiến hành: Bước 1: Chuẩn bị - GV phối hợp với Ban đại diện cha mẹ HS gợi ý, hướng dẫn các hình thức tổ chức chào mừng ngày NGVN của lớp trước ngày NGVN 1 tuần lễ. - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ trong buổi lễ. - Chuẩn bị hoa quả bánh kẹo cho buổi liên hoan chào mừng. - Chuẩn bị hoa tươi để tặng các thầy, cô giáo. - Chuẩn bị bài phát biểu chào mừng của lớp. - Dự kiến chương trình buổi lễ, khách mời… - Phân công trang trí lớp. Bước 2: Tiến hành buổi lễ - Trang trí lớp học, sắp xếp bàn ghế. - MC dẫn chương trình: Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, khách mời - Chương trình ca nhạc chào mừng. - Đại diện HS đọc lời chúc các thầy, cô giáo. - Đại diện HS lên tặng hoa chúc các thầy, cô giáo. - Các HS lên tặng hoa chúc mừng các thầy, cô giáo và đại biểu. - Đại diện thầy, cô giáo phát biểu. - Đại diện Ban PHHS phát biểu chào mừng. - Các tiết mục văn nghệ của HS trình diễn. Luyện chữ bà cháu I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp. - HS có ý thức trình bày đẹp. II. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: (2’) 2. Luyện viết: (30’) - GV viết bài: Bà cháu. - HS mở SGK đọc thầm và viết bài vào vở - GV: Các em nhớ viết đúng và cẩn thận. - HS viết vào vở luyện viết. - GV theo dõi uốn nắn. - GV chấm và nhận xét. 3. Củng cố kiến thức: (3’) - Nhận xét giờ học. _______________________________________________ Thứ 4 ngày tháng 11 năm 2012 Thể dục Đi thường theo nhịp. Trò chơi: “Bỏ khăn” I. Mục tiêu: - Bước đầu thực hiện được đi thường theo nhịp (nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải). - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được. II. Địa điểm, phương tiện. - Sân trường, còi, bàn ghế. III. Nội dung và phương pháp lên lớp. 1. Phần mở đầu: (5') - GV nhận lớp, phố biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Xoay các khớp. - Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp. - Ôn bài thể dục 2. 8 nhịp. 2. Phần cơ bản: ( 25') * Đi thường theo nhịp: - GV hướng dẫn cách thực hiện và hô nhịp cho HS tập. - Lớp trưởng hô cho lớp tập. * Trò chơi: Bỏ khăn. - GV nêu tên trò chơi; Hướng dẫn cách chơi. - HS chơi. - GV theo dõi, giúp đỡ. 3. Phần kết thúc:(5') - Chạy nhẹ nhàng theo vòng tròn. - Đi theo vòng tròn và hít thở sâu. - GV cùng HS hệ thống bài. - Dặn dò. Về nhà ôn lại bài thể dụcvào buổi sáng. Tập đọc Cây xoài của ông em I. Mục tiêu: - Biết nghỉ hơi sau các dấu câu; bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. - Hiểu nội dung: Tả cây xoài ông trồng và tình cảm thương nhớ ông của hai mẹ con bạn nhỏ (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3 ). II. Đồ dùng: - Tranh vẽ quả xoài, Tranh SGK. - Bảng phụ ghi sẵn các câu dài. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: (5’) - 2 HS đọc đoạn 2 của bài Bà cháu và trả lời câu hỏi 1 ở SGK. - GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (2’) - HS quan sát tranh ở SGK và trả lời Bức tranh vẽ gì? - GV ghi mục bài. 2. Hoạt động 1: Luyện đọc (10’) a. GV đọc mẫu toàn bài. b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu: + HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. + GV ghi bảng: lẫm chẫm, trảy, lúc lỉu. + HS đọc cá nhân, lớp. - Đọc đoạn trước lớp: + GV treo bảng phụ và hướng dẫn HS đọc câu dài. . Mùa xoài nào mẹ em cũng chọn những quả chín vàng và to nhất / bày lên bàn thờ ông.// . Ăn quả xoài cát chín/ trảy từ cây của ông em trồng, / kèm với xôi nếp hương/ thì đối với em/ không thứ quà gì ngon bằng.// + HS đọc câu dài. + GV giải nghĩa từ: Xoài cát (GV đưa quả xoài ra và nói đây là quả xoài cát thơm ngon). - Đọc đoạn trong nhóm: + HS đọc theo nhóm 3 em + GV theo dõi. - Thi đọc đoạn giữa các nhóm. 3.Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (10’) - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi. ? Tìm những hình ảnh đẹp của cây xoài cát (hoa nở trắng cành...) - 1 HS đọc to đoạn 2 cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi. ? Quả xoài cát có mùi vị và màu sắc như thế nào (Có mùi thơm dịu dàng...) ? Vì sao mẹ lại chọn quả xoài cát ngon nhất để bày lên bàn thờ ông. ? Vì sao bạn cho là xoài cát của nhà bạn ngon nhất (Vì xoài cát có mùi vị thơm ngon và ngọt…). 4. Hoạt động 3: Luyện đọc lại (10’) - GV hướng dẫn lại cách đọc: nhẹ nhàng, tình cảm, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm. - HS thi đọc diễn cảm cả bài văn. - GV cùng HS nhận xét. 5. Củng cố dặn dò: (2’) ? Nội dung bài văn là tả gì (Miêu tả cây xoài ông trồng và tình cảm thương nhớ, biết ơn của hai mẹ con bạn nhỏ với người ông đã mất). - Nhận xét giờ học; về nhớ ôn bài. Toán 32 - 8 I. Mục tiêu: - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 32 - 8. - Biết giải toán có một phép trừ dạng 32 - 8. - Biết tìm số hạng của một tổng. - Bài tập cần làm: Bài 1(dòng 1), bài 2(a, b) bài 3, bài 4a. II. Đồ dùng: - 3 bó 1 chục que tính và 2 que tính rời. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: (4’) - 2 HS đọc thuộc lòng bảng trừ 12 trừ đi một số. - GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1’) 2. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép tính trừ: 32 - 8(10’) - HS lấy 3 bó que tính ra và lấy thêm 2 que tính rời lên bàn rồi bớt 8 que tính. - HS nêu cách tính và kết quả: Lấy đi 2 que tính rời còn 3 bó 1 chục que tính; tháo 1 chục đổi 10 que tính rời, rồi bớt tiếp 6 que tính nữa. còn 4 que tính. 3 chục bớt 1 chục còn 2 chục và 4 que tính rời. Còn tất cả 24 que tính. 32 - 8 = 24 que tính. - GV hướng dẫn HS cách đặt tính theo cột dọc,tính từ phải sang trái. 32 . 2 không trừ được 8, lấy 12 trừ 8 bằng 4, viết 4, nhớ 1. 8 . 3 trừ 1 bằng 2, viết 2. 24 . Vậy 32 - 8 = 24 - HS nhắc lại cách tính phép trừ. 3. Hoạt động 2: Thực hành (19’) Bài 1: (5') Làm vào bảng con HS nêu yêu cầu :Tính - - 22 3 82 4 - 52 9 - HS làm bảng con và nêu cách thực hiện. - HS cùng GV nhận xét. Bài 2: (5') Làm vào vở HS nêu yêu cầu. Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là: a) 72 và7 b) 42 và 6 ? Tính hiệu ta làm phép tính gì (phép tính trừ). - HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm. - Lớp cùng GV nhận xét. Bài 3: (5) Làm vào vở HS đọc bài toán và giải vào vở, 1 HS lên bảng giải. Bài giải: Số nhãn vở Hoà còn lại là: 22 - 9 = 13 (nhãn vở) Đáp số:13 nhãn vở - GV cùng HS nhận xét. Bài 4: (5') Làm vào bảng con HS nêu yêu cầu. Tìm x: a) x + 7 = 42 - HS nêu lại cách tìm số hạng và làm vào bảng con. - GV nhận xét a. x = 35 - GV chấm, chữa bài. 4. Củng cố, dặn dò: (1’) - HS hệ thống bài học. - GV nhận xét giờ học. Luyện từ và câu Từ ngữ về đồ dùng và công việc trong nhà I. Mục tiêu: - Nêu được một số từ ngữ chỉ đồ vật và tác dụng của đồ vật vẽ ẩn trong tranh (BT1); tìm được từ ngữ chỉ công việc đơn giản trong nhà có trong bài thơ Thỏ thẻ (BT2). II. Đồ dùng: - Tranh SGK. - Bút dạ, 3 tờ bìa cứng hoặc bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra kiến thức: (4’) - 3 HS đọc nêu một số từ về họ nội, họ ngoại. - GV nhận xét gi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1’) 2. Hướng dẫn làm bài tập: (29’) Bài tập 1: (14') Làm việc theo nhóm HS nêu yêu cầu: Tìm các đồ vật được vẽ ẫn sau tranh và gọi tên nói rõ mỗi vật dùng để làm gì? - GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK và viết vào bảng phụ. - GV chia lớp thành 4 nhóm. (5em), phát cho mỗi nhóm 1 bút dạ, 1 tờ bìa - Các nhóm làm việc. (8’) - GV theo dõi, uốn nắn gợi ý nhóm còn lúng túng. - Các nhóm lên trưng bày kết quả. - GV cùng HS nhận xét, ghi điểm cho các nhóm. Bài tập 2: (15') Làm vào vở - 1 HS đọc yêu cầu: Tìm những từ ngữ chỉ việc làm của bạn nhỏ trong bài thơ vui Thỏ thẻ. - 1 HS đọc chủ giải SGK. - GV hướng dẫn HS viết vào vở: + Những việc bạn nhỏ muốn làm giúp ông: Đun nước, rút rạ. + Những việc bạn nhỏ nhờ ông giúp: Xách nước, ôm rạ, dập lửa, thổi khói. - GV gọi HS đọc bài làm của mình, GV cùng HS nhận xét. ? Bạn nhỏ trong bài có gì ngộ nghĩnh và đáng yêu (lời nói) - GV chấm bài cho HS. 3. Củng cố dặn dò: (1’) - ở nhà các em đã làm được những việc gì để giúp bố mẹ, ông bà rồi? - HS trả lời, GV khen ngợi. - Nhận xét giờ học. Tuần 11 Thứ 4 ngày 21 tháng 11 -năm 2012 Luyện Toán Luyện: 32 - 8 I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng thực hiện phép trừ có nhớ dạng 32 - 8. - Giải toán có lời văn bằng phép tính trừ. II. Hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1’) 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (32’) Bài tập 1: (7') Làm vào bảng con Tính 42 - 8 72 - 6 52 - 5 32 - 4 - HS làm bảng con, 1 HS lên bảng làm - GV cùng HS nhận xét. Bài tập 2: (7') Làm vào vở Đặt tính rồi tính 62 – 5 92 – 9 22 – 4 52 – 7 - HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm. - HS nhận xét. Bài tập 3: (7) Làm vào vở Giải bài toán theo tóm tắt sau 42kg gạo Buổi sáng bán: 9kg Buổi chiều bán: ? kg - HS giải vào vở, 1 HS lên bảng làm Bài giải: Số gạo buổi sáng bán được là 42 – 9 = 33 (kg) Đáp số: 33 kg - GV nhận xét. * Dành cho HS khá giỏi. Bài tập 1: (7') Làm vào vở Tìm một số biết số đó trừ đi 48 thì được 34. - HS làm vào vở, 1 HS trả lời kết quả - GV nhận xét: Số cần tìm là: 34 + 48 = 82 Bài tập 2: (7') Làm vào vở Tính nhanh: a) 48 + 26 + 12 b) 57 + 24 + 13 - GV gợi ý: Các em nhóm các cặp số với nhau để có kết quả tròn chục - HS làm - GV chữa bài: a. (48 + 12) + 26 = 60 + 26 = 86 - GV chấm bài và nhận xét. 2. Củng cố kiến thức: (2’) - Nhắc lại cách đặt tính và tính dạng 32 - 8 GV nhận xét giờ học. _______________________________ Luyên thể dục Luyện: Điểm số, Đi thường theo nhịp. Trò chơi: “Bỏ khăn” I. Mục tiêu. - Tiếp tục giúp HS bước đầu thực hiện được đi thường theo nhịp (nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải), biết cách điểm số 1- 2, 1- 2 theo đội hình vòng tròn. - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi:"Bỏ khăn" II. Địa điểm, phương tiện. - Sân trường, còi, bàn ghế. III. Nội dung và phương pháp lên lớp. 1.Hoạt động 1: Phần mở đầu (5') - GV nhận lớp, phố biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Xoay các khớp. - Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp - Ôn bài thể dục 2. 8 nhịp 2. Hoạt động 2: Phần cơ bản (25') * Điểm số 1 - 2, 1 - 2 theo đội hình vòng tròn: 1 - 2 lượt * Đi thường theo nhịp: - GV hướng dẫn cách thực hiện và hô nhịp cho HS tập - Lớp trưởng hô cho lớp tập * Trò chơi: Bỏ khăn. - GV nêu tên trò chơi. Hướng dẫn cách chơi rồi tổ chức cho HS chơi. - GV theo dõi, giúp đỡ. 3. Hoạt động 3: Phần kết thúc (5') - Chạy nhẹ nhàng theo vòng tròn - Đi theo vòng tròn và hít thở sâu - GV cùng HS hệ thống bài - Dặn dò. Về nhà ôn lại bài thể dụcvào buổi sáng. Hoạt động tập thể Vệ sinh cá nhân: Rửa mặt I. Mục tiêu: - Nêu được khi nào cần phải rửa mặt. - Kể ra những thứ có thể dùng để rửa mặt. - Biết rửa mặt đúng cách. - Có ý thức giữ cho khuôn mặt sạch sẽ. - Giáo dục kĩ năng sống rửa mặt đúng theo các bước. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh vệ sinh cá nhân số 7. - Chậu, gáo múc nước, xà phòng. - Khăn mặt (mỗi em một khăn riêng). III. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: (1’). Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu. 2. Hoạt động 1: Rửa mặt hợp vệ sinh (12’) * Mục tiêu: - Nêu được khi nào cần rửa mặt. - Xác định được điều kiện cần có để rửa mặt hợp vệ sinh. Bước 1: - Cả lớp hát bài “Meo meo rửa mặt như mèo”. ? Dể giữ cho khuôn mặt luôn sạch sẽ chúng ta phải làm gì? Bước 2: - GV treo tranh vẽ rửa mặt và nêu câu hỏi: + Chúng ta cần rửa mặt khi nào? + Để việc rửa mặt hợp vệ sinh, cần phải có những gì? Kết luận: - Rửa mặt ít nhất ba lần một ngày vào các buổi sáng, trưa, tối. - Rửa mặt bằng khăn mặt riêng với nước sạch. - Rửa mặt xong, giặt sạch khăn và phơi khăn ra nắng thường xuyên. 3. Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt (20’) * Mục tiêu: - Học sinh biết cách rửa mặt và thực hiện rửa mặt sạch sẽ hằng ngày. * Các tiến hành: Bước 1: - GV làm mẫu. 1) Rửa sạch tay trước khi rửa mặt. 2) Làm cho khăn mặt ướt. 3) Vò khăn, vắt nhẹ cho bớt nước, dùng khăn rửa mặt. 4) Trải khen lên lòng bàn tay, lau hai mắt trước, sau đó lau hai má, trán, cằm, mũi, quang miệng. 5) Vò khăn lần hai, vắt bớt nước, lau cổ, gáy, lật mặt khăn ngoáy hai lỗ tai, vành tai, cuối cùng dùng hai gốc khăn ngoái hai lỗ mũi. 6) Giặt khăn bằng xà phòng và giũ lại bằng nước sạch. 7) Phơi khăn ra chỗ thoáng. Bước 2: - HS thực hành rửa mặt theo nhóm. Bước 3: - GV mời một số em lên làm lại cho cả lớp xem. Nhận xét và nêu kết luận: Rửa mặt hợp vệ sinh thường xuyên phòng được bệnh mắt hột, đau mắt đỏ, mụn nhọt... làm cho da dẻ sạch sẽ, xinh tươi. 4. Củng cố: (2’) - Cho HS nêu lại nội dung bài học. - Nhận xét tiết học. Thứ 5 ngày 22 tháng 11 năm 2012 Toán 52 - 28 I. Mục tiêu: - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 52 - 28. - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 52 - 28. - Bài tập cần làm: Bài 1(dòng1), bài 2(a, b), bài 3. II. Đồ dùng: - 5 bó 1 chục que tính và 2 que tính rời. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra :(5') - 2HS lên bảng đặt tính rồi tính kết quả: 62 - 7 52 - 8 - HS dưới lớp làm vào bảng con: 92 - 9 42 - 5 - GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1’) 2. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ dạng 52 - 28: (9’) - GV cho HS lấy 52 que tính gồm 5 chục và 2 que tính rời. - HS thao tác trên que tính và nói cho cả lớp nghe. - GV cùng HS thực hiện trên bảng cài. - GV: Có 52 que tính lấy đi 28 que tính, còn lại mấy que tính? (24) - GV viết: 52 - 28 = 24. - Các em tính theo cột dọc: Khi viết nhớ viết các số thẳng cột. 52 . 2 không trừ được 8, lấy 12 trừ 8 bằng 4, viết 4 nhớ 1 28 . 2 thêm 1 bằng 3, 5 trừ 3 bằng 2 viết 2. 24 - HS nêu cách làm, GV ghi bảng. - HS nhắc lại. 3. Hoạt động 2: Thực hành (20’) Bài tập 1: (7') Làm vào bảng con HS nêu yêu cầu: Tính - HS làm bảng con, 2HS lên bảng làm. - - - - - HS nêu cách làm, GV cùng HS nhận xét. Bài tập 2: (7') Làm vào vở HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ, số trừ là: a. 72 và 27 b. 82 và 38 ? Muốn tính hiệu ta làm phép tính gì. ? Số nào là số bị trừ, số nào là số trừ - HS trả lời: Tính hiệu làm phép tính trừ. Số bị trừ là số: 72, 82, số trừ là: 27, 38 - HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm. - Lớp cùng GV nhận xét. Bài tập 3: (7') Làm vào vở HS đọc bài toán. 92cây - GV tóm tắt. Đội 2 38cây Đội 1 …? cây ? Bài toán này thuộc dạng toán gì ta đã học ? Ta làm phép tính gì (Trừ) - HS giải vào vở: Đội 1 trồng được số cây là: 92 - 38 = 54 (cây) Đáp số: 54 cây. - GV gọi 1 HS lên chữa bài, lớp nhận xét. - GV chấm bài và nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: (1’) - Nhận xét giờ học. Chính tả (Nghe viết) Cây xoài của ông em I. Mục tiêu: - Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi. - Làm được các bài tập 2; bài tập (3) a. II. Đồ dùng: - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra kiến thức: (5’) - HS viết bảng con 2 tiếng bắt đầu bằng g, gh. - GV theo dõi, nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1’) 2. Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết (20’) a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc bài viết một lượt, 2 HS đọc lại bài viết. - Giúp HS nắm được nội dung bài: ? Cây xoài cát có gì đẹp? - HS viết bảng con: lẫm chẫm, cuối, cây xoài, trồng. - GV nhận xét. b. GV đọc bài: - HS viết vào vở. - GV đọc thong thả HS viết bài. - GV đọc lại bài và HS khảo lại bài. c. Chấm chữa bài: - GV chấm bài cho HS và nhận xét. 3. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (8’) Bài tập 2: (4')Làm vào vở HS đọc yêu cầu và làm vào vở. Xuống….ềnh , con…à , …..ạo trắng , ….i lòng - HS nhắc lại quy tắc viết g / gh. Bài tập 3: (4') Làm miệng GV treo bảng phụ. - 1 HS đọc yêu cầu. GV chọn cho HS làm BT3a HS trả lời miệng. a) s hay x? - Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm. - Cây xanh thì lá cũng xanh Cha mẹ hiền lành để đức cho con. - GV nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: (1’) - Nhận xét giờ học. __________________________________ Tự nhiên và xã hội Gia đình I. Mục tiêu: - Kể được một số công việc thường ngày của từng người trong gia đình. - Biết được các thành viên trong gia đình cần cùng nhau chia sẻ công việc nhà. - HS giỏi biết nêu tác dụng các việc làm của em đối với gia đình. *KNS cơ bản được giáo dục trong bài: Kĩ năng làm chủ bản thân và kĩ năng hợp tác: Đảm nhận trách nhiệm và hợp tác khi tham gia công

File đính kèm:

  • docGiao an lop 2 tuan 11 nam 2013 2014.doc
Giáo án liên quan